Cần cơ chế điều phối, "nhạc trưởng" để phát triển xứng tầm Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, mặc dù vùng Đông Nam Bộ và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có vai trò, vị trí, tầm quan trọng, dư địa phát triển lớn nhưng chưa phát triển tương xứng.
TP.HCM: Xuất hiện biến chủng mới, người dân đi tiêm vắc xin tăng gấp 10 lần TP.HCM: Phạt Công ty FBNC 350 triệu đồng vì hoạt động báo chí không phép TP.HCM: Người dân phản ánh địa điểm nguy cơ gây dịch sốt xuất huyết ở đâu?

Tạo đột phá hạ tầng và cải cách hành chính

Ngày 9/7, tại thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự và chủ trì Hội nghị tổng kết Nghị quyết số 53-NQ/TW (gọi tắt là Nghị quyết số 53) ngày 29/8/2005, Kết luận số 27-KL/TW (gọi tắt là Kết luận số 27) ngày 02/8/2012 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam bộ và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020.

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 53 và Kết luận số 27 thể hiện sự quan tâm đặc biệt và là chủ trương có ý nghĩa chiến lược nhằm huy động cao nhất các nguồn lực, khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế của vùng Đông Nam bộ để phát triển mạnh, đi đầu cả nước, là cầu nối để hội nhập, hợp tác kinh tế có hiệu quả với các nước trong khu vực.

Vùng Đông Nam Bộ cần phát huy vai trò trung tâm kinh tế-xã hội của cả nước
Tham dự hội nghị tại điểm cầu TP.HCM có Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên cùng đại diện các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Quốc phòng, Công an. Ảnh: VGP

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, mặc dù vùng Đông Nam Bộ và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có vai trò, vị trí, tầm quan trọng, dư địa phát triển lớn nhưng chưa phát triển tương xứng. Nguyên nhân do thiếu quy hoạch hiện đại; tính liên kết, phối hợp trong vùng còn lỏng lẻo, chưa chặt chẽ; chưa có cơ chế điều hành toàn vùng; thiếu cơ chế huy động nguồn lực, nhất là nguồn lực ngoài nhà nước và cơ chế để phát huy tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của vùng.

Thủ tướng nhấn mạnh, để phát triển Vùng Đông Nam Bộ và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, phải thực hiện 3 đột phá chiến lược theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng gồm: Phát triển hạ tầng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn lao động có chất lượng cao và thực hiện đột phá về thể chế, cải cách hành chính.

Đồng thời, cách thức tổ chức thực hiện liên kết cần chặt chẽ, hiệu quả hơn, cần một cơ chế điều phối, "nhạc trưởng" cho liên kết vùng phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế, đồng thời đẩy mạnh phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn, nâng cao tính tự lực, tự cường của mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị…

Vùng Đông Nam Bộ cần phát huy vai trò trung tâm kinh tế-xã hội của cả nước
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các địa phương, bộ, ngành tiếp tục nỗ lực để vùng Đông Nam Bộ và
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam phát triển nhanh và bền vững. Ảnh: VGP

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các địa phương, bộ, ngành tiếp tục nỗ lực để Vùng Đông Nam Bộ và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam phát triển nhanh và bền vững. Thủ tướng đề nghị tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế để vùng trở thành vùng dẫn dắt đổi mới mô hình tăng trưởng của cả nước, tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn phù hợp với vai trò, vị trí đầu tàu về kinh tế của cả nước.

Trước mắt, Thủ tướng yêu cầu ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả, nhất là tập trung tiêm vắc xin cho người dân; khắc phục các yếu kém trong lĩnh vực y tế, nhất là tình trạng thiếu thuốc; tập trung giải ngân vốn đầu tư công, chương trình phục hồi kinh tế-xã hội, các chương trình mục tiêu quốc gia.

Tháo gỡ "điểm nghẽn" cho TP.HCM

Trong khi đó Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng Đông Nam Bộ, thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) luôn giữ vai trò đầu tàu, hạt nhân liên kết và phát triển. Tuy nhiên thời gian qua, phát triển đô thị TP.HCM đang gặp không ít "điểm nghẽn" cần nhanh chóng tháo gỡ.

Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể cho biết, TP.HCM là đô thị lớn nhất nhưng tất cả các cửa ngõ của Thành phố đều ách tắc, chưa đột phá thành những đường cao tốc kết nối trung tâm Thành phố với các tỉnh, thành.

“Bản thân trong Thành phố đang ùn tắc giao thông nghiêm trọng. TP.HCM thiếu các đường trục Bắc - Nam, Đông - Tây mang tính chất là đường trục chính để đáp ứng nhu cầu vận tải. Nếu tình hình này không cải thiện được thì chắc chắn TP.HCM sẽ trở thành đô thị tắc nghẽn nhất Việt Nam, thậm chí là khu vực Đông Nam Á”, ông Nguyễn Văn Thể nhìn nhận.

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đề nghị TP.HCM cố gắng tập trung để thông tuyến Vành đai 2 trong vài năm tới. Riêng Vành đai 3 sẽ phối kết hợp quyết liệt để đến năm 2025 hoặc 2026 hoàn thành 98km kết nối các tỉnh trong vùng… Ngoài ra, một số tuyến cao tốc cần ưu tiên như TP.HCM - Mộc Bài, TP.HCM - Chơn Thành - Gia Nghĩa; cao tốc TP.HCM - Long Thành cần mở rộng đúng quy hoạch, nâng cấp cao tốc TP.HCM - Trung Lương…

Đồng thời, đề nghị TP.HCM phối hợp với Bộ GTVT để nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất nhằm phục vụ 50 triệu hành khách/năm. Bởi hiện nay đường xung quanh cảng, nhà ga chưa thông suốt. TP.HCM và các địa phương cũng cần tập trung nguồn lực hình thành các đường tiêu chuẩn, các đường cao tốc để khai thác cảng biển.

Vùng Đông Nam Bộ cần phát huy vai trò trung tâm kinh tế-xã hội của cả nước
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đề nghị đẩy mạnh liên kết triển giao thông Vùng với các tuyến đường bộ, đường thuỷ, đường sắt. Ảnh: VGP

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) TP.HCM Phan Văn Mãi đánh giá, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng Đông Nam bộ đang gặp nhiều thách thức, mà nghiêm trọng nhất là việc phát triển dưới mức tiềm năng và chưa phát huy tốt vai trò trung tâm kinh tế xã hội của cả nước. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng chậm lại và chậm hơn tốc độ tăng trưởng chung của các nước; vai trò đầu mối xuất nhập khẩu giảm; hiệu quả sử dụng vốn của Vùng luôn thấp nhất và đều thấp hơn so với bình quân của cả nước; kinh tế Vùng giảm tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế cả nước.

Trên cơ sở đó, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đề nghị nhanh chóng triển khai nhiệm vụ lập quy hoạch vùng Đông Nam Bộ theo Quyết định số 463/QĐ-TTg ngày 15/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ; hoàn thiện cơ chế liên kết, điều phối phát triển Vùng và bộ máy giúp việc. Đẩy mạnh liên kết triển giao thông Vùng với các tuyến đường bộ (vành đai, quốc lộ, cao tốc kết nối), đường thuỷ (hệ sông Sài Gòn, Đồng Nai, Vàm Cỏ, kết nối Đồng bằng sông Cửu Long - Campuchia), đường sắt; liên kết trong vấn đề bảo vệ môi trường, bảo vệ các hệ sông; xử lý chất thải công nghiệp, sinh hoạt; thích ứng biến đổi khí hậu.

Đồng thời, cần tăng cường liên kết trong vấn đề bảo vệ môi trường, bảo vệ các hệ sông; xử lý chất thải công nghiệp, sinh hoạt; thích ứng với biến đổi khí hậu. Liên kết phát triển nguồn nhân lực và xây dựng thị trường lao động chung của vùng gồm Trung tâm đại học - đào tạo nghề, trung tâm công nghiệp - dịch vụ nền tảng của thị trường lao động.

“Cần hoàn thiện cơ chế đặc thù phát triển TP.HCM và đầu tư phát triển TP.HCM để giữ vững vai trò đầu tàu của vùng và cả nước, trọng tâm là tổng kết Nghị quyết 54 của Quốc hội, ban hành Nghị quyết thay Nghị quyết 54 với những cơ chế đặc thù, vượt trội. Đồng thời tập trung đầu tư để TP.HCM là trung tâm tài chính khu vực và quốc tế; trung tâm logistics; trung tâm khoa học và đổi mới sáng tạo; là trung tâm chăm sóc sức khỏe, đào tạo nhân lực khu vực và quốc tế; triển khai Chương trình chuyển đổi số TP.HCM”, ông Phan Văn Mãi cho biết thêm.

Minh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ tiếp cận với thị trường lao động

Cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ tiếp cận với thị trường lao động

(LĐTĐ) Với 742 chỉ tiêu tuyển dụng, chiếm 39,8% tổng chỉ tiêu tuyển dụng, Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024 thực sự là cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ trên địa bàn huyện Mê Linh và các vùng lân cận tiếp cận với thị trường lao động.
Chăm lo sức khỏe cho nữ công nhân lao động

Chăm lo sức khỏe cho nữ công nhân lao động

(LĐTĐ) Ngày 20/4, tại Khu Công nghiệp Nội Bài, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội đã diễn ra chương trình Khám sức khỏe, tầm soát phát hiện sớm ung thư; tư vấn, truyền thông kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản; phát thuốc miễn phí; trao tặng áo dài cho nữ công nhân lao động tại các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội.
Công ty WPP bị xử phạt hành chính do vi phạm hoạt động quảng cáo

Công ty WPP bị xử phạt hành chính do vi phạm hoạt động quảng cáo

(LĐTĐ) Ngày 17/4/2024, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 55/QĐ-XPVPHC đối với Công ty TNHH Truyền thông WPP (Công ty WPP) do có nhiều sai phạm trong hoạt động quảng cáo.
TP.HCM: Gia tăng hoạt động "xe dù, bến cóc"

TP.HCM: Gia tăng hoạt động "xe dù, bến cóc"

(LĐTĐ) Thanh tra Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phát hiện 87 vị trí có hoạt động đón, trả khách không đúng quy định (xe dù, bến cóc) trên địa bàn, tăng 17 điểm so với tháng 10/2023.
TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ triển khai các giải pháp, từ duy tu, bảo trì hệ thống đường bộ đến phân luồng giao thông nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trên địa bàn dịp Lễ 30/4 và 1/5.
Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

(LĐTĐ) Tại chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp về khối ngành Luật - Kinh tế”, hơn 1.000 học sinh Trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã được tiếp cận với nhiều thông tin bổ ích, thiết thực về tuyển sinh, định hướng nghề…
Vì sao Dự án mương La Khê vẫn chậm tiến độ?

Vì sao Dự án mương La Khê vẫn chậm tiến độ?

(LĐTĐ) Là một trong những công trình trọng điểm của thành phố Hà Nội, song do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, nên đến nay dự án mương La Khê vẫn chưa thể về đích, dù đã được UBND Thành phố gia hạn thời gian thi công tới 3 lần.

Tin khác

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy:
Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

(LĐTĐ) Theo Luật Đất đai năm 2024, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng đất ở, nhà ở nếu có nhu cầu và địa phương có điều kiện về quỹ đất ở, nhà ở.
Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp

Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp

(LĐTĐ) Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp; 16 nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác.
88,88% người dân được khảo sát cho biết, không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu

88,88% người dân được khảo sát cho biết, không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu

(LĐTĐ) Nhìn nhận về chất lượng phục vụ của công chức, 88,88% số người dân được khảo sát cho rằng, không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu và 90% cho rằng không có người dân nào phải đưa tiền ngoài quy định cho công chức để công việc được giải quyết.
Hà Nội tiếp tục xếp thứ 3 cả nước về chỉ số cải cách hành chính

Hà Nội tiếp tục xếp thứ 3 cả nước về chỉ số cải cách hành chính

(LĐTĐ) Theo Bộ Nội vụ, trong năm 2023, một số địa phương thể hiện sự tiến bộ vượt trội và đạt kết quả rất tích cực trong công tác cải cách hành chính (CCHC), như Hà Nội, đạt 91,43%, xếp thứ 3; Bắc Giang đạt 91,16%, xếp thứ 4...
Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, giá hợp lý

Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, giá hợp lý

(LĐTĐ) Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, việc xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược là cần thiết, nhằm bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, kịp thời, giá cả hợp lý.
Ngân hàng Nhà nước đề nghị Bộ Công an vào cuộc đấu thầu vàng SJC

Ngân hàng Nhà nước đề nghị Bộ Công an vào cuộc đấu thầu vàng SJC

(LĐTĐ) Chiều 16/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết đã có văn bản gửi các bộ, ngành chức năng đề nghị phối hợp triển khai chỉ đạo của Thủ tướng trong công tác quản lý thị trường vàng.
Đề nghị tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng

Đề nghị tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng

(LĐTĐ) Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan tăng cường các hoạt động kiểm soát hàng hóa, bình ổn thị trường; tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng.
Khai mạc Kỳ họp thứ 16 Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai khóa X

Khai mạc Kỳ họp thứ 16 Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai khóa X

(LĐTĐ) Kỳ họp thứ 16 Hội đồng nhân dân (HĐND) khóa X có ý rất nghĩa quan trọng nhằm kịp thời đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, phát triển nguồn lực địa phương. Đặc biệt kỳ họp sẽ xem xét thông qua nghị quyết về quy hoạch tỉnh Đồng Nai.
Nhu cầu điện dự kiến tăng kỷ lục, Thủ tướng yêu cầu quyết liệt đảm bảo cung ứng điện

Nhu cầu điện dự kiến tăng kỷ lục, Thủ tướng yêu cầu quyết liệt đảm bảo cung ứng điện

(LĐTĐ) Năm 2024 vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ thiếu điện, nhu cầu tiêu thụ điện trong thời gian mùa khô (tháng 5 đến tháng 7) được dự báo tăng trưởng rất cao (lên đến 13%, cao hơn nhiều so với kế hoạch khoảng 9,6%), riêng miền Bắc dự kiến tăng kỷ lục 17% so với cùng kỳ năm 2023.
Xem thêm
Phiên bản di động