Cần chính sách đặc biệt, thu hút nhân tài xây dựng Thủ đô

(LĐTĐ) Góp ý Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), nhiều ý kiến cho rằng Hà Nội cần phải có chính sách đặc biệt, phải tạo, tìm, duy trì nguồn, hình thành chính sách rõ ràng để từ đó mới có thể thực hiện việc thu hút, trọng dụng, đãi ngộ nhân tài, người có năng lực thực sự.
Người giữ nghề nặn tò he truyền thống Cần có chính sách thu hút nhân tài lĩnh vực văn hóa hội tụ về Hà Nội Chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phát huy lợi thế, tiềm năng

Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa với sự tập trung nhiều nguồn lực, có điều kiện tự phát triển và có sức lan tỏa mạnh mẽ. Hà Nội có thế mạnh là nơi tập trung nhiều trường Đại học, Học viện, Cao đẳng hay trung tâm nghiên cứu, ứng dụng khoa học kĩ thuật và công nghệ, Hà Nội trở thành nơi tập trung cao độ những người có năng lực, có trình độ, được đào tạo bài bản. Bên cạnh đó, quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng trên các phương diện và sự giao lưu với bên ngoài, Hà Nội cũng đón nhận không ít các chuyên gia, nhà khoa học, nghệ sĩ tài năng… tìm đến.

Cần chính sách đặc biệt, thu hút nhân tài xây dựng Thủ đô
Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương Phạm Tất Thắng và Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong trao Bằng khen và Biểu trưng cho các thủ khoa xuất sắc năm 2022.

Cũng nhờ lực lượng đông đảo này, Hà Nội đã thực sự có sự phát triển rất nhanh trong thời gian gần đây. Có thể nói, sự phát triển đó đã phần nào chứng tỏ vai trò đặc biệt quan trọng của những nguồn nhân lực chất lượng cao.

Tuy nhiên, trên thực tế, sự đóng góp của nguồn lực quý giá này còn ở mức độ khiêm tốn. Sự đóng góp đó chủ yếu mang tính tự phát, cục bộ, thiếu tính tổ chức nên tác dụng chưa cao. Nguồn lực này chủ yếu được sử dụng trong lĩnh vực tư nhân hơn là lĩnh vực công. Việc phát huy tiềm năng của nguồn lực này trong lĩnh vực công bị ràng buộc bởi nhiều rào cản pháp lý với những quy định chưa hợp lý, phức tạp.

Những người đào tạo bài bản và có chất lượng tốt nhất thường chọn làm việc tại các công ty nước ngoài vì họ có điều kiện phát triển chuyên môn, được đãi ngộ cao, xứng đáng với năng lực của họ.

Nói cách khác, chúng ta đang bị “chảy máu chất xám” ngay ở trong nước, thậm chí, một số người có năng lực thực sự là những viên chức, công chức nhà nước ngay trong hệ thống chính quyền khi thấy đồng lương thấp (so với năng lực của họ) hay không được bố trí đúng chuyên môn, không có cơ hội thăng tiến… đã rời bỏ công sở để tìm việc phù hợp với năng lực, nhu cầu.

Góp ý về việc thu hút, trọng dụng nhân lực chất lượng cao, người có tài năng cho Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), TS Bùi Xuân Phái - Trường Đại học Luật Hà Nội cho rằng phải có chính sách đặc biệt về cả phát hiện, thu hút, trọng dụng những nhân tài chất lượng cao, đồng thời kèm theo các chế độ đãi ngộ cũng phải đặc biệt.

Theo TS Bùi Xuân Phái Hà Nội cần rà soát lại toàn bộ chính sách trong việc thu hút, trọng dụng và phát triển nhân tài cho lĩnh vực công nói chung nhằm tìm ra những điểm bất hợp lý. Việc rà soát, đánh giá các quy định hiện hành sẽ là cơ hội tốt để tạo nên tính phù hợp, đồng bộ giữa các quy định của pháp luật với nhau và giữa luật Thủ đô với các văn bản pháp luật khác.

Thành phố cần phải có một khảo sát hoặc điều tra xã hội học trên phạm vi toàn xã hội và đặc biệt trên phạm vi Hà Nội về tình hình sinh viên tốt nghiệp ra trường - nguồn nhân lực chất lượng cao hiện nay, đặc biệt là những đối tượng là sinh viên tốt nghiệp loại giỏi và xuất sắc. Khảo sát này cần chú trọng các nội dung về số lượng, về nhu cầu (của xã hội và của chính sinh viên), về tâm lý trong cống hiến, phục vụ, về mức thu nhập, khả năng sắp xếp vị trí việc làm, về cơ hội thăng tiến, cơ hội được phát triển, trong đó có cả cơ hội được đào tạo mới, đào tạo lại, đào tạo nâng cao…

Ngoài ra Thành phố cần có nghiên cứu kĩ hơn về thực trạng công chức đang tại vị để có đánh giá và điều chỉnh kịp thời nhằm “giữ chân” những người có năng lực thực sự đang làm việc trong lĩnh vực công. Đồng thời, cần xem xét kinh nghiệm lịch sử và quốc tế trong việc sử dụng nhân tài để rút ra những bài học có thể áp dụng được cho Hà Nội, trong đó đặc biệt là bài học về phát hiện, trọng dụng và đãi ngộ thỏa đáng.

Cần chính sách đặc biệt, thu hút nhân tài xây dựng Thủ đô
Ảnh minh họa

“Việc thu hút, trọng dụng, đãi ngộ nhân lực chất lượng cao, người có tài năng phải có một sự thử thách nhất định để kiểm tra, đánh giá. Muốn thu hút phải có nguồn, do vậy cần phải tạo nguồn, tìm nguồn, duy trì nguồn, hình thành chính sách rõ ràng để từ đó mới có thể thực hiện việc thu hút, trọng dụng, đãi ngộ nhân tài, người có năng lực thực sự”, TS Bùi Xuân Phái nhấn mạnh.

Chú trọng nguồn nhân lực trong và ngoài nước

Góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), nhóm tác giả TS Đoàn Trung Kiên (Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội) và TS Đoàn Thị Tố Uyên (Trường Đại học Luật Hà Nội) cho rằng, việc thu hút và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực chất lượng cao cần chú trọng cả nguồn lực trong và ngoài nước.

Hà Nội cần đẩy mạnh chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao là Việt kiều, du học sinh trở về phục vụ đất nước dưới nhiều hình thức khác nhau như: Sinh sống và làm việc toàn thời gian hoặc trong một thời gian nhất định ở trong nước; sống ở nước ngoài nhưng tham gia tư vấn, tham mưu, kiêm nhiệm… để vừa khắc phục tình trạng “chảy máu chất xám”, vừa tận dụng được tri thức của những đối tượng này. Chính sách này có ý nghĩa lớn trong việc phát huy sức mạnh tri thức của toàn dân tộc, bổ sung tri thức mới, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ nói riêng, phát triển kinh tế - xã hội nói chung.

Cần sự đổi mới quản lý nhà nước đối với nhân tài, theo đó, tăng cường phân quyền, phân cấp cho chính quyền Thủ đô trong việc thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao; cần có chế độ đãi ngộ thích đáng để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.

Bên cạnh việc Thành phố được quyết định mức lương, chế độ đãi ngộ theo cơ chế thỏa thuận đối với một số vị trí việc làm trong các cơ quan, đơn vị của Thủ đô; Thành phố được quyết định sử dụng ngân sách Thành phố để chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức thì các chính sách này còn phải hướng tới việc tạo môi trường làm việc tốt, phải đảm bảo nuôi dưỡng, bảo vệ và phát triển nhân tài.

“Hiện nay, chúng ta rất chú trọng khâu thu hút nhưng lại chưa quan tâm đúng mức khâu bố trí, sắp xếp, sử dụng nhân lực chất lượng cao. Nhân lực chất lượng cao rất quan tâm đến môi trường làm việc, luôn mong muốn có môi trường tốt để thể hiện được năng lực.

Nhân lực chất lượng cao cần được giao nhiệm vụ tương xứng và phù hợp với tài năng của họ; được tôn trọng, ghi nhận, tôn vinh cống hiến của họ; việc bổ nhiệm chức danh, chức vụ, cơ hội thăng tiến trong công việc cần xét đến trên hiệu quả công việc. Lương trả cho nguồn nhân lực chất lượng cao phải dựa trên hiệu quả công việc và thường xuyên điều chỉnh, đảm bảo cạnh tranh với khu vực ngoài nhà nước. Cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nhân lực chất lượng cao gắn với tạo nguồn nhân lực chất lượng cao mang tính bền vững”, nhóm tác giả TS Đoàn Trung Kiên và TS Đoàn Thị Tố Uyên nêu quan điểm.

N.Hoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

(LĐTĐ) Những ngày này Gen Z phải đối mặt với đủ combo gây căng thẳng từ chạy deadline, cày KPI, đến chi tiêu, mua sắm, săn sale mùa cuối năm.
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.

Tin khác

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 -2029 để tổng kết đánh giá công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhiệm kỳ 2019 -2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Đề án 06 thành phố Hà Nội vừa có Thông báo số 26/TB-BCĐ thông báo kết luận Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tháng 11/2024.
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(LĐTĐ) Cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, là kênh thông tin hữu hiệu để tuyên truyền phổ biến sâu rộng nội dung Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tới đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân trên địa bàn Thủ đô.
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức chung khảo Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024. Tại Hội thi, thí sinh Lê Huyền Trang, Bí thư chi bộ Tổ chức hành chính, Đảng bộ Trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội đã giành giải Nhất.
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

(LĐTĐ) Để tiếp tục phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa, quận Tây Hồ triển khai những biện pháp sáng tạo thu hút sự quan tâm của người dân trong và ngoài nước, đồng thời giúp thế hệ trẻ tiếp nối truyền thống của ông cha, trân trọng và phát huy được giá trị lịch sử, văn hóa của di tích.
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng, phải lượng hóa được giá trị mà người dân được hưởng là gì, đây là đích cuối cùng của công cuộc chuyển đổi số và Đề án 06 của Chính phủ. Người dân phải được thụ hưởng dịch vụ như nhau ở các địa bàn khác nhau, xóa dần khoảng cách giàu nghèo, tạo công bằng xã hội.
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 21/11, Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội tổ chức lễ ký kết biên bản phối hợp triển khai một số nhiệm vụ của Đề án 06 với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng

Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng

(LĐTĐ) Lãnh đạo thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn đầu tư công, gồm: Cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi.
Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 21/11, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Xem thêm
Phiên bản di động