Cận cảnh mô hình nuôi cá hồi trên núi của người H’Mông tại thị xã Sa Pa
Chuyện những người miền xuôi lên núi làm kinh tế | |
Thăm vườn dâu tây Sa Pa giá bán gần nửa triệu đồng một cân | |
Theo chân người Dao Sa Pa trèo đồi thu hoạch su su |
Không chỉ nổi tiếng với những cảnh quan thiên nhiên kì vĩ và khí hậu quanh năm mát mẻ, Sa Pa còn được biết đến qua món cá hồi đặc sản mà du khách khi tới Sa Pa ai cũng phải thưởng thức một lần. Cá hồi được bán ở các nhà hàng ở đây không phải cá hồi đông lạnh nhập từ nước ngoài về mà là cá hồi tươi sống được chính người dân địa phương nuôi lớn.
Mô hình nuôi cá hồi của gia đình anh Châu A Chư ( xã Ngũ Chỉ Sơn, thị xã Sa Pa). |
Hiện, hình thức nuôi cá hồi được áp dụng tại các cơ sở ở Sa Pa là trứng cá đã thụ tinh nhân tạo từ châu Âu. Sau khi trứng được nhập về sẽ được nuôi thả trong môi trường nước lạnh khoảng 1,5 - 2 tháng. Sau khi trứng nở thành cá con, cá con sẽ được ươm giống cho đến khi đạt khoảng 30 gram thì chuyển ra hồ nuôi thương phẩm.
Để tìm hiểu sâu hơn về mô hình nuôi cá hồi của người dân nơi đây, chúng tôi tìm tới 1 gia đình nuôi cá hồi tại xã Ngũ Chỉ Sơn, thị xã Sa Pa. Gia đình chúng tôi ghé thăm là gia đình anh Châu A Chư. Để tới được trang trại nuôi cá hồi của gia đình anh Chư, chúng tôi phải vượt qua núi đá cheo leo khá hiểm trở. Bể nuôi cá hồi của gia đình anh được thiết kế giữa lưng chừng đồi, phía trên là căn nhà gỗ nhỏ - nơi sinh sống của vợ chồng anh Chư cùng 2 con nhỏ.
Bên bếp lửa đang bập bùng, anh Chư rót tách trà nóng mời chúng tôi. Anh Chư cho biết, trước đây, do chưa có công việc ổn định nên anh thường đi làm thuê khắp nơi để có tiền trang trải cuộc sống gia đình. Công việc bôn ba vất vả không được gần vợ con nên một năm trước, anh đã bàn với vợ về xã Ngũ Chỉ Sơn để ổn định kinh tế gia đình từ loài cá hồi tiềm năng.
Do gia đình vợ đã nuôi cá hồi nhiều năm trước nên anh không quá lo lắng về kĩ thuật chăm sóc, điều anh lo lắng là làm thế nào để có vốn mua cá và xây dựng bể cá. Anh Chư kể, khó khăn nhất với anh trong những ngày đầu bắt tay vào việc nuôi cá hồi có lẽ là vốn mua giống và thức ăn cho cá. Do vậy, để tiết kiệm chi phí, toàn bộ bể nuôi đều do anh tự đào, mỗi bể có chiều dài chừng hơn 5m, chiều rộng 3m chiều sâu chừng 1m; phía đáy bể được lót một lớp bạt để nước không bị thấm nước.
Cá hồi được nuôi trong môi trường nước lạnh và luôn có dòng chảy động trong bể. |
Từ khi bắt đầu nuôi cá, vợ chồng anh cũng ít về nhà bố mẹ ở xã Trung Trải vì phải tập trung chăm sóc cá, ngày nào anh cũng phải dậy thật sớm để cho cá ăn, quan sát sự phát triển của đàn cá. Do toàn bộ vốn đã đổ vào đây nên anh không dám lơi là.
Có lẽ, điều quan trọng mà hầu hết gia đình nào ở đây nuôi cá hồi cũng phải nắm được là luôn đảm bảo có dòng nước động chảy trong bể. Nước để nuôi cá hồi phải là nguồn nước lạnh và sạch. Môi trường sinh trưởng của cá cần có dòng nước chảy, do vậy, các bể nuôi thường được đặt ở gần đầu nguồn của những con suối. Người nuôi sẽ sử dụng ống dẫn nước từ đầu nguồn về qua hệ thống bể lọc trước khi vào bể.
Hiện tại, gia đình anh Chư đang nuôi khoảng 1.500 con cá hồi. Với mỗi loại cá, tùy vào trọng lượng cơ thể mà chế độ ăn và chế độ chăm sóc cũng có sự khác biệt, người nuôi phải thường xuyên quan sát để phát hiện những bệnh lạ xuất hiện và có giải pháp khắc phục kịp thời.
Theo anh Chư, để có một con cá hồi trưởng thành xuất đi các nhà hàng, bán cho khách du lịch, người nuôi phải mất hơn 1 năm, cá hồi trưởng thành thường đạt cân nặng từ 1 - 1,5 kg, to nhất khoảng hơn 2 kg. Do điều kiện khí hậu thuận lợi nên hầu hết người dân đều lựa chọn nuôi cá hồi, cá tầm để phát triển kinh tế. Hiện tại, anh Chư đang có 3 bể nuôi cá hồi, trong đó có 1 bể nuôi cá giống, 2 bể nuôi cá thịt.
Cá hồi Sa Pa được nuôi trong điều kiện hoàn toàn sạch nên đây được coi là đặc sản riêng có, hầu hết cá hồi của người dân tại đây đều được các nhà hàng trong thị trấn đặt trước. Tuy nhiên, từ sau Tết các nhà hàng dừng thu mua do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến người dân rơi vào tình trạng lao đao, một lượng lớn cá hồi đã phải bán tại chợ và bán lẻ cho thương lái, nhất là trong giai đoạn Sa Pa ngừng đón khách du lịch từ ngày 18/3 – 31/3, giá cá hồi thời điểm này chỉ được bán ra với giá 150 nghìn đồng/kg.
Mặc dù gặp phải khó khăn do dịch bệnh, thế nhưng không thể phủ nhận việc nuôi cá hồi tại Sa Pa đã đưa lại cuộc sống ổn định cho người dân. Sắp tới, khi dịch bệnh ổn định, anh Chư dự định sẽ mở thêm bể nuôi cá hồi, nếu nguồn nước thuận lợi, anh sẽ cố gắng vay mượn để xây bể kiên cố, từ đó ổn định kinh tế lâu dài cho gia đình.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
Tin khác
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành khu tái thiết Làng Nủ
Tin mới 22/12/2024 16:11
Chính thức vận hành tuyến metro số 1
Tin mới 22/12/2024 11:48
Tết Dương lịch 2025: Hà Nội bắn pháo hoa tại những điểm nào?
Tin mới 21/12/2024 09:54
TP.HCM: Cháy nhà trọ cho thuê, 16 người thương vong
Tin mới 20/12/2024 15:12
Chủ tịch HĐND Thành phố chỉ đạo khắc phục vụ cháy tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 18:16
Trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp dịp Tết Nguyên đán
Tin mới 19/12/2024 17:16
Hưng Yên cơ bản hoàn thành GPMB dự án đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô
Tin mới 19/12/2024 17:15
Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc
Tin mới 19/12/2024 14:40
Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm đối tượng đốt quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 10:47
Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài thăm hỏi nạn nhân vụ cháy quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 10:25