Cách phòng căn bệnh nguy hiểm dễ gặp nhất trong nắng nóng khốc liệt

Nền nhiệt miền Bắc lên tới 40 độ, thậm chí đo được 45 độ ngoài trời giữa trưa nắng đỉnh điểm. Nền nhiệt cao ảnh hưởng tới sức khỏe của mọi đối tượng, đặc biệt là trẻ em và người già. Các chuyên gia chỉ cách phòng ngừa bệnh lý nguy hiểm nhất do nắng nóng.
cach phong can benh nguy hiem de gap nhat trong nang nong khoc liet Chủ động phòng chống dịch bệnh mùa hè
cach phong can benh nguy hiem de gap nhat trong nang nong khoc liet Yêu cầu bệnh viện tăng cường khám chữa bệnh mùa nắng nóng

Chống mất nước, che chắn để phòng say nắng

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, khoa Nhi (BV Bạch Mai) cảnh báo, say nắng là căn bệnh nghiêm trọng nhất do nắng nóng và có nguy cơ xảy ra rất cao trong những ngày nắng nóng, với tất cả mọi người, không loại trừ cả trẻ em.

Bệnh xuất hiện khi cơ thể không còn khả năng kiểm soát nhiệt độ: thân nhiệt gia tăng nhanh chóng, ra mồi hôi không đủ để giải tỏa nhiệt, cơ thể không thể tự làm mát. Thân nhiệt có thể lên tới 39,5 độ C hoặc cao hơn trong vòng 10-15 phút. Say nắng có thể dẫn tới tử vong hoặc tàn phế vĩnh viễn nếu không được điều trị cấp cứu kịp thời.

cach phong can benh nguy hiem de gap nhat trong nang nong khoc liet
Hà Nội đang trải qua những ngày nắng nóng kỉ lục. Nắng gay gắt ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, đặc biệt là tình trạng say nắng. Ảnh minh họa: Trần Thanh

Cùng quan điểm này, Bác sĩ Lương Quốc Chính, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai cho biết người bị say nắng nếu không được cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Bởi khi say nắng, thân nhiệt bệnh nhân lên rất cao (có thể trên 39,5 độ C); Da nóng, đỏ và khô (không ra mồ hôi); Mạch nhanh, mạnh; Đau đầu nhức nhối; Chóng mặt, buồn nôn. Nặng hơn nữa trẻ mê sảng, mất ý thức.

Để phòng ngừa say nắng, những người làm việc ngoài nắng nóng lâu phải trang bị phương tiện bảo hộ tốt nhất gồm áo dày che kín phần gáy, mũ rộng vành che kín đỉnh đầu, chống mất nước. Khi nhiệt độ lên cao nắng nóng ngay gắt ở giờ cao điểm 11h - 15 giờ nên hạn chế hoạt động ngoài trời.

Bởi tất cả các hoạt động tập thể dục, lao động vất vả... dưới trời nắng nóng kỷ lục như hiện nay rất nguy hiểm, có thể gây nên tình trạng sốc nhiệt, trụy mạch, tổn thương não.

Đặc biệt là trẻ em, trong nắng nóng, trẻ vẫn chạy nhảy, chơi đùa tăng sinh nhiệt, lại kèm tình trạng mải chơi chạy ra chạy vào trời nắng, không uống nước nên dễ vã mồ hôi như tắm, người nhợt nhạt, chuột rút, mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, nôn, ngất; Da lạnh và ẩm ướt; Mạch nhanh và yếu; thở nhanh và nông cho thấy trẻ có tình trạng kiệt sức do nóng.

Lúc này không xử trí kịp, kiệt sức vì nóng có thể tiến triển thành say nắng. Cần giúp trẻ hạ thân nhiệt bằng các biện pháp: cho uống nước mát, tắm nước mát, lau người bằng khăn mát, đưa trẻ tới nơi có quạt mát, điều hòa, mặc quần áo nhẹ nhàng, thoáng mát.

Khi thấy người có biểu hiện say nắng, thấy da nóng và khô, mệt lả, đau đầu, khó ở, đỏ mặt, nôn mửa và tiêu chảy. Nặng hơn là tình trạng ảo giác, thay đổi ý thức, hôn mê, co giật...cần nhanh chóng chuyển bệnh nhân tới khu vực râm mát, hạ thân nhiệt của bệnh nhân bằng bất cứ biện pháp nào, ví dụ dùng vòi nước mát hay xô nước mát xối lên người, dùng khăn ướt lau người… Nếu độ ẩm không khí thấp, cần bọc bệnh nhân trong một tấm vải ướt và mát rồi quạt thật mạnh. cần nhờ người gọi xe cấp cứu trong khi tìm cách hạ thân nhiệt của bệnh nhân

Theo dõi thân nhiệt và tiếp tục các biện pháp làm mát cho tới khi nhiệt độ xuống còn 38,5 hay 39 độ C.

Uống nước đúng cách

PGS Dũng khuyến cáo, thời tiết nắng, nóng làm cơ thể ra nhiều mồ hôi, gây mất nước, điện giải, đặc biệt là ở trẻ em dễ dẫn đến mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa. Những ngày nắng nóng, người dân cần uống nhiều nước, đặc biệt là những người lao động ngoài trời, mất nước nhiều nên uống bổ sung nước chanh hoặc nước pha muối loãng, nước pha Oresol, nước dừa, nước lọc...

Tuy nhiên, hãy uống nước đúng cách, đừng đợi khát mới tu cả cốc mà hãy chủ động uống kể cả khi không thấy khát nước. Nhất là người nhà già, trẻ nhỏ hãy luôn chủ động nhắc nhở uống nước để phòng nguy cơ mất nước.

Đảm bảo cơ thể đủ nước, có phương tiện bảo hộ chống nắng khi đi ngoài đường, hạn chế ra ngoài đường vào thời gian nắng nóng đỉnh điểm sẽ giúp ngăn chặn nguy cơ say nắng nguy hiểm.

Khi mất nước trẻ có biểu hiện như: Môi khô, khát nước, tiểu ít hoặc không tiểu, nước tiểu cô đặc, sẫm màu; Khóc không có nước mắt; Trẻ quấy khóc, khó chịu; Có vẻ ủ rũ, lờ đờ, mệt mỏi; Trường hợp nặng, trẻ có biểu hiện: mắt trũng, thóp trũng, buồn nôn, nôn, lờ đờ hay hôn mê.

Hãy đảm bảo cơ thể đủ nước. Một người khi hoạt động thể lực trong môi trường nóng bức có thể uống 0,5-1 lít nước mát mỗi giờ), hạn chế các loại nước có cồn vì chúng càng làm gia tăng tình trạng mất nước.

Theo Hồng Hải/ dantri.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xây dựng môi trường văn hóa, kết nối và sẻ chia

Xây dựng môi trường văn hóa, kết nối và sẻ chia

Những nỗ lực xây dựng môi trường văn hóa của Công đoàn và tập thể Trường THCS Xuân Phương (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã được ghi nhận khi nhà trường nhận danh hiệu "Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa" năm 2024 do Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội trao tặng.
Hà Nội phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2025 vào ngày 18/4

Hà Nội phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2025 vào ngày 18/4

Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2025 của thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 18/4, tại vườn hoa Phùng Khắc Khoan, thị trấn Liên Quan, huyện Thạch Thất, với sự tham gia của khoảng 1.000 người và gồm nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả.
Bà Mai Kiều Liên nói về điều duy nhất không đổi trong cuộc “lột xác” toàn diện của Vinamilk

Bà Mai Kiều Liên nói về điều duy nhất không đổi trong cuộc “lột xác” toàn diện của Vinamilk

Sau gần nửa thế kỷ từ khi thành lập, Vinamilk đã tiến hành một cuộc đổi mới toàn diện từ quản lý, chuyển đổi số, tiêu chuẩn sản phẩm, bao bì, thương hiệu đến cách tiếp cận người tiêu dùng. Nhưng có một điều duy nhất không thay đổi là lấy chất lượng làm cốt lõi. Bởi “thực phẩm là sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, khi đã vào cơ thể thì không có cơ hội sửa sai”, theo lời CEO Mai Kiều Liên.
Chú trọng nâng cao sức khỏe cho người lao động

Chú trọng nâng cao sức khỏe cho người lao động

Xác định người lao động là tài sản quý giá của doanh nghiệp và chăm lo sức khỏe cho người lao động là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, Công đoàn Công ty TNHH Cao su INOUE Việt Nam (thuộc Liên đoàn Lao động huyện Mê Linh) đã thành lập Câu lạc bộ thể thao với sự tham gia của lãnh đạo và đông đảo công nhân lao động trong Công ty; đồng thời, tổ chức nhiều hoạt động thể thao thiết thực tại Công ty.
Công đoàn sát cánh cùng người lao động

Công đoàn sát cánh cùng người lao động

Những tháng đầu năm, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thanh Trì đã cho thấy sự chủ động, linh hoạt trong cách tiếp cận người lao động (NLĐ) và tổ chức Công đoàn cơ sở (CĐCS). Những hoạt động được triển khai không chỉ dừng lại ở tên gọi hay phong trào, mà đã thực sự quan tâm tới nhu cầu, tâm tư và đời sống của đoàn viên, CNVCLĐ trong toàn huyện.
Khẳng định vai trò của tổ chức Công đoàn trong kỷ nguyên mới

Khẳng định vai trò của tổ chức Công đoàn trong kỷ nguyên mới

Bước sang năm 2025, Công đoàn Trường Mầm non B thị trấn Văn Điển (Trực thuộc LĐLĐ huyện Thanh Trì) đặt mục tiêu xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh, xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên (CBGVNV) có bản lĩnh và đi đầu trong các hoạt động vì người lao động (NLĐ).
Đưa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Tây Ban Nha lên tầm cao mới

Đưa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Tây Ban Nha lên tầm cao mới

Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính, Thủ tướng Vương quốc Tây Ban Nha Pedro Sánchez đã có chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 8 - 10/4/2025. Ngày 9/4, sau Lễ đón chính thức trọng thể, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội đàm với Thủ tướng Pedro Sánchez tại trụ sở Chính phủ.

Tin khác

Hà Nội siết chặt kiểm soát an toàn thực phẩm tại cộng đồng

Hà Nội siết chặt kiểm soát an toàn thực phẩm tại cộng đồng

Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP), Hà Nội đã và đang tăng cường thanh tra, kiểm tra tại các cơ sở kinh doanh, bếp ăn tập thể, dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố. Đồng thời, Thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng.
Từ 1/6: Sử dụng VssID, VNeID và Căn cước công dân gắn chip để khám, chữa bệnh BHYT

Từ 1/6: Sử dụng VssID, VNeID và Căn cước công dân gắn chip để khám, chữa bệnh BHYT

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I vừa có văn bản chỉ đạo việc sử dụng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) tích hợp trên ứng dụng VssID, VNeID, Căn cước công dân (CCCD) có gắn chip để đi khám, chữa bệnh BHYT.
Số ca mắc sởi, tay chân miệng có xu hướng gia tăng

Số ca mắc sởi, tay chân miệng có xu hướng gia tăng

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 28/3 đến ngày 4/4), toàn Thành phố ghi nhận 206 trường hợp mắc sởi tại 30 quận, huyện, thị xã; không ghi nhận ca tử vong.
Nam thanh niên 22 tuổi nguy kịch do nhiễm não mô cầu

Nam thanh niên 22 tuổi nguy kịch do nhiễm não mô cầu

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân nguy kịch do nhiễm não mô cầu. Người bệnh là anh P.T.Đ, 22 tuổi, hiện đang làm việc và sinh sống tại Bắc Ninh.
Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các bệnh viện

Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các bệnh viện

Trước tình hình dịch, bệnh sởi diễn biến phức tạp, công tác kiểm soát, phòng ngừa lây nhiễm chéo trong các bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội được tăng cường. Đặc biệt, việc phân luồng, chẩn đoán sớm ca bệnh sởi từ khâu nhập viện đến phòng cách ly và khu vực điều trị được các bệnh viện tiến hành đồng bộ và bài bản.
Nơi ươm mầm hạnh phúc cho các gia đình hiếm muộn với tỉ lệ IVF thành công vượt trội

Nơi ươm mầm hạnh phúc cho các gia đình hiếm muộn với tỉ lệ IVF thành công vượt trội

Vinmec Times City đã giúp một phụ nữ hiếm muộn đón con đầu lòng sau nhiều năm mong mỏi và 3 lần chuyển phôi thất bại. “Mục tiêu của Vinmec không chỉ là giúp các cặp vợ chồng mang thai, mà còn phải đưa em bé IVF khỏe mạnh về nhà”, TS.BS Tô Minh Hương, người trực tiếp điều trị ca IVF khó, chia sẻ.
Chủ động các biện pháp phòng, chống, không để dịch bùng phát và lan rộng

Chủ động các biện pháp phòng, chống, không để dịch bùng phát và lan rộng

Ngày 3/4, Sở Y tế Hà Nội tổ chức hội nghị giao ban công tác chuyên môn y tế cơ sở và y tế dự phòng quý I, triển khai nhiệm vụ quý 2 năm 2025. Tiến sĩ Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội tham dự và chủ trì hội nghị.
Phần lớn trẻ nhập viện điều trị bệnh sởi chưa được tiêm vắc xin

Phần lớn trẻ nhập viện điều trị bệnh sởi chưa được tiêm vắc xin

Hiện nay, tình hình bệnh sởi vẫn đang diễn biến phức tạp, số ca mắc trên địa bàn Hà Nội có xu hướng tăng cao. Đáng lo ngại, đa phần trẻ nhập viện điều trị bệnh sởi tại nhiều bệnh viện trên địa bàn Thành phố đều chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh, dù đã đến độ tuổi tiêm chủng. Phóng viên (PV) Báo Lao động Thủ đô đã có cuộc trao đổi trực tiếp với bác sĩ Nguyễn Sỹ Đức, Khoa Nhiễm khuẩn, Bệnh viện Nhi Hà Nội, để có cái nhìn đa chiều hơn về vấn đề này.
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh trong quý I/2025 là 97,21%

Tỷ lệ hài lòng của người bệnh trong quý I/2025 là 97,21%

Sở Y tế Hà Nội vừa có báo cáo 1399/BC-SYT về kết quả khảo sát, đo lường sự hài lòng của người dân, người bệnh nội trú, ngoại trú và nhân viên y tế trong quý I/2025, với tỷ lệ hài lòng của người bệnh là 97,21% và của nhân viên y tế 93,08%.
CDC Hà Nội giám sát công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng

CDC Hà Nội giám sát công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội số ca mắc tay chân miệng đang có xu hướng tăng theo chu kỳ dịch hằng năm, chủ yếu là ca bệnh tản phát, ghi nhận một số ổ dịch ở trường mầm non và cộng đồng. CDC Hà Nội cũng dự báo, số ca mắc tay chân miệng trên địa bàn Thành phố sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Xem thêm
Phiên bản di động