Các nhà hát truyền thống: “Gồng mình” giữ diễn viên trẻ
Diễn viên trẻ: Liều lĩnh để tìm cơ hội |
“Thầy già, con hát trẻ”, đó là đặc thù của loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống, cũng là kinh nghiệm của người xưa đúc kết lại. Bởi ở loại hình nghệ thuật này thì lớp diễn viên đi trước sẽ truyền vai cho lớp diễn viên trẻ hơn, còn sàn diễn thì không thể thiếu diễn viên trẻ.
Tuy các nghệ sỹ lão thành có kinh nghiệm và vốn sống nhiều, bản lĩnh sân khấu lâu năm, diễn hay hơn, nhưng sân khấu lại luôn cần sự thanh xuân của tuổi trẻ để làm nên cái đẹp. Chưa kể, sự có mặt của lớp trẻ còn chứng tỏ có sự kế thừa trên sân khấu, làm yên lòng những người quan tâm và yên nghệ thuật sân khấu truyền thống.
Nghệ sỹ Nhân dân Trung Hiếu, Giám đốc Nhà hát kịch Hà Nội cho biết, Nhà hát Kịch Hà Nội là một trong những nhà hát lâu đời nhất trên cả nước cũng như khu vực Hà Nội, có bề dày truyền thống gần 60 năm và luôn đứng đầu trong các kỳ hội diễn với thành tích và huy chương, điều đó chứng tỏ “đẳng cấp” của Nhà hát với vai trò là đơn vị nghệ thuật biểu diễn chính kịch, nghệ thuật truyền thống. Thế nhưng trong nhiều năm nay, nhà hát cũng đang lo lắng không thể giữ lại những diễn viên trẻ, giỏi đảm nhận vai chính bởi thu nhập thấp và chỉ là cộng tác viên, hợp đồng ngắn hạn, chưa có biên chế.
Vở chèo Chuyện tình trên bến Nam Xang của Nhà hát Chèo Hà Nội. (Ảnh: Nhà hát Chèo Hà Nội) |
Theo NSND Trung Hiếu, hiện nay Nhà hát Kịch Hà Nội có 120 cán bộ công nhân viên, diễn viên, trước chủ trương sáp nhập các đơn vị nghệ thuật và tự chủ của Hà Nội sắp tới đây, nếu không có sự hỗ trợ của nhà nước thì chắc chắn có đến 2/3 cán bộ công nhân viên, diễn viên của Nhà hát sẽ không thể trụ lại. Ông Hiếu cũng mong muốn có cơ chế cho lớp diễn viên trẻ để giúp các em có thu nhập tương xứng với sức lao động sáng tạo trong nghệ thuật và yên tâm ở lại với nghề.
Cũng như trăn trở của NSND Trung Hiếu, NSND Quốc Anh, Giám đốc Nhà hát Chèo Hà Nội cũng có cùng tâm tư. Ông Quốc Anh khẳng định, Nhà hát Chèo Hà Nội luôn là cánh chim đầu đàn trong sự nghiệp Chèo không chỉ Hà Nội mà trên cả nước, điều đó chứng tỏ trong suốt 12 năm qua luôn đứng đầu về số lượng huy chương vàng trong các kỳ hội diễn. Nhưng để duy trì được đến ngày hôm nay, các thế hệ quản lý Nhà hát đã phải tìm mọi cách để giữ được lớp diễn viên tâm huyết với nghề.
“Đặc thù nghệ thuật truyền thống là các lớp già nghỉ hưu thì dạy lớp trẻ, các lớp nghệ thuật kế tiếp nhau, chính vì vậy rất mong muốn cho các diễn viên trẻ được ký hợp đồng, vì hiện nay lớp trẻ phải đợi 5-7 năm sau khi các lớp diễn viên già về hưu mới có biên chế. Với cơ chế này thì chỉ giữ được những diễn viên cực kỳ yêu nghệ thuật truyền thống, trong khi cơ chế thị trường nghệ thuật truyền thống lại vô cùng bị lép vế.
Nhiều cơ quan thông tin đại chúng cứ nói đến nghệ thuật truyền thống là họ gần như quay đi vì không có tiền, không có quảng cáo. Nhà hát cố gắng bằng mọi giá giữ lại lớp diễn viên trẻ, có cơ chế riêng cho các em. Từ ban giám đốc cũ đến bây giờ, các lãnh đạo đều phải đưa ra những cơ chế riêng của nhà hát thì mới giữ được các diễn viên trẻ, phát huy thành tài năng chèo”, ông Quốc Anh chia sẻ.
NSND Quốc Anh cũng so sánh, nếu như diễn viên nhà hát kịch có thể ngoài kịch còn đi đóng phim để có thêm thu nhập, còn đối với hát chèo thì chỉ có thể hát chèo mà thôi chứ không diễn được cái khác, bởi thế nên đời sống rất bấp bênh. “Hiện tại bây giờ tuy vẫn được bao cấp 100%, nhưng so với mặt bằng chung thì thu nhập của diễn viên vẫn thấp, chỉ được từ 5-6 triệu đồng/tháng. Nhà hát đang cố gắng để làm sao tăng thu nhập lên cho các diễn viên trẻ từ 6-7 triệu đồng/tháng mới mong giữ được các em ở lại”, ông Quốc Anh bày tỏ.
Sau 30 năm đổi mới, đến thời điểm này, sân khấu nghệ thuật truyền thống vẫn tồn tại và chỉ có thể sống được bằng cơ chế bao cấp. Thu nhập thấp, sân khấu vắng khán giả đã khiến cho đời sống của nghệ sĩ, diễn viên cũng quạnh quẽ. Vì vậy, để thực hiện nhiệm vụ lớn lao là bảo tồn - phát triển nghệ thuật truyền thống, các nghệ sĩ, cán bộ hoạt động ở các nhà hát chỉ còn biết sống nhờ vào... niềm tin yêu nghệ thuật.
Thêm vào đó, bao nhiêu năm qua, các nhà hát được sống trong “bầu sữa mẹ”, nay lại phải ra “ở riêng”, “tự biên, tự diễn” chất lượng nghệ thuật lẫn doanh thu, trong khi yêu cầu đặt ra là: Chất lượng nghệ thuật phải đảm bảo nhưng tiền đầu tư lại bị cắt giảm. Rất nhiều nhà hát, các nghệ sĩ “khủng hoảng” rơi vào nỗi lo cơm áo, nhất là những môn nghệ thuật khá kén khán giả như: Kịch, cải lương, tuồng, chèo. Điều băn khoăn lớn nhất của lãnh đạo các nhà hát trong lộ trình tự thu, tự chi là còn nằm ở “cơ chế”. Để có thể sống được, các nhà hát không còn cách nào khác là phải tinh gọn lại bộ máy, nhưng cách làm như thế nào thì hoàn toàn là bài toán khó.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Không khí Giáng sinh rộn ràng tại Nhà thờ Lớn Hà Nội
Hà Nội gỡ vướng một số dự án kéo dài, chậm đưa vào sử dụng
Hà Nội: Nhiều tuyến phố bị cấm dịp Giáng sinh
Bảng giá đất mới, giải phóng mặt bằng sẽ nhanh
Hai yếu tố tạo nên chất lượng “tiến vua” của Cam tươi FVF
Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới
Tin khác
Hành trình vượt khó của Lê Vĩnh Toàn qua phim "Miền nhớ"
Âm nhạc 24/12/2024 11:45
Vòng 17 Premier League: MU thua tơi tả, Liverpool thắng tưng bừng
Thể thao 23/12/2024 08:15
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Thể thao 23/12/2024 06:13
Trận đấu Việt Nam và Singapore, vừa mở bán đã cháy vé
Thể thao 22/12/2024 16:19
Chờ đón tiếng dương cầm của Đặng Thái Sơn tại Nhà hát Hồ Gươm ngày 21/12
Âm nhạc 22/12/2024 10:15
Nguyễn Xuân Son lập cú đúp, đội tuyển Việt Nam có chiến thắng 5 sao
Thể thao 21/12/2024 22:32
Nhận định trận đấu Việt Nam vs Myanmar: Thắng nhẹ để vào bán kết
Thể thao 21/12/2024 11:46
Aston Villa vs Man City: Chủ nhà khó kiếm 3 điểm
Thể thao 21/12/2024 08:43
Tottenham vs Liverpool: Chiến thắng không hề dễ dàng
Thể thao 21/12/2024 08:42
NSND Trần Hiếu xúc động nhận Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp biểu diễn âm nhạc Việt Nam"
Âm nhạc 20/12/2024 16:55