Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong: Tạo điều kiện để nghệ sĩ, diễn viên sống được bằng nghề
Sáng 26/2, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong dẫn đầu đoàn công tác của thành phố Hà Nội đến thăm và làm việc với một số đơn vị nghệ thuật thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội.
Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong phát biểu tại Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long |
Tại Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long (số 31 Lương Văn Can, Hoàn Kiếm), Nghệ sĩ ưu tú Huỳnh Tấn Minh, Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long cho biết, năm 2020 đơn vị đã cố gắng hoàn thành tốt các buổi biểu diễn phục vụ nhiệm chính trị. Đơn vị cũng tích cực biểu diễn các chương trình có doanh thu để bảo đảm đời sống của các nghệ sĩ, diễn viên.
Tuy nhiên, Nghệ sĩ ưu tú Huỳnh Tấn Minh bày tỏ, do tác động của dịch Covid-19 nên đơn vị gặp nhiều khó khăn khi phải tạm dừng hoạt động, doanh thu đạt thấp. Vì thế, đơn vị đề nghị các sở, ngành liên quan của thành phố tạo điều kiện về cơ sở vật chất, cơ chế đặc thù trong sử dụng lao động để đơn vị phát triển trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19.
Tại Nhà hát Kịch Hà Nội (số 42 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm), Nghệ sĩ nhân dân Trung Hiếu, Giám đốc Nhà hát Kịch Hà Nội đã giới thiệu về hoạt động của đơn vị trong thời gian qua. Đáng chú ý, với sự nỗ lực vượt bậc về biểu diễn, năm 2005, Nhà hát Kịch Hà Nội được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội quyết định nâng hạng thành Nhà hát Hạng I.
Trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19, Nghệ sĩ nhân dân Trung Hiếu đề nghị các sở, ngành liên quan của Thành phố quan tâm, tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn về biên chế, cơ chế tự chủ cũng như đầu tư trang thiết bị phục vụ hoạt động biểu diễn cho nhà hát.
Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong thăm và làm việc với các nghệ sĩ Nhà hát Kịch Hà Nội |
Tại Nhà hát Chèo Hà Nội (Rạp Đại Nam, số 89 phố Huế, Hai Bà Trưng), Nghệ sĩ nhân dân Quốc Anh, Giám đốc Nhà hát Chèo Hà Nội cho biết, trong năm 2020 và từ đầu năm đến nay, dù tác động của dịch Covid-19 nhưng Nhà hát Chèo Hà Nội vẫn nỗ lực hoàn thành các nhiệm vụ được giao; đồng thời bảo đảm đời sống vật chất cho các nghệ sĩ, diễn viên.
Nghệ sĩ nhân dân Quốc Anh đề nghị Thành phố tạo điều kiện về cơ sở vật chất, cơ chế tuyển dụng các nghệ sĩ, diễn viên để phát triển nghệ thuật truyền thống chèo không bị mai một.
Sau khi nghe ý kiến trao đổi của các thành viên trong đoàn, ghi nhận những kiến nghị của các đơn vị nghệ thuật, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đề nghị các sở, ngành liên quan của Thành phố quan tâm để các đơn vị phát triển hơn nữa trong bối cảnh khó khăn hiện nay.
Ông Nguyễn Văn Phong cho rằng, cần đưa nội dung nâng cao chất lượng các thiết chế văn hóa, hoạt động của các đơn vị nghệ thuật vào Chương trình 06 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2020-2025”. Cùng với đó, các sở, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất cơ chế cũng như phương án đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ hoạt động biểu diễn.
Bên cạnh đó, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong đề nghị lãnh đạo các đơn vị nghệ thuật tập trung nghiên cứu cơ chế, chính sách liên quan đến tự chủ hoạt động; đồng thời nghiên cứu, đề xuất với Thành phố để sản xuất các chương trình nghệ thuật chất lượng phục vụ mục đích chính trị, văn hóa… Cần đa dạng hóa các sản phẩm nghệ thuật, vừa có chuyên môn cao, vừa có tính bình dân đại chúng, để phục vụ mọi đối tượng khán giả. Đặc biệt, cần lưu ý đẩy mạnh việc giáo dục, quảng bá nghệ thuật truyền thống trong hệ thống các trường học của Hà Nội.
"Việc đẩy mạnh tự chủ không có nghĩa Thành phố để đơn vị tự hoạt động ngoài thị trường mà vẫn luôn tạo điều kiện về mọi mặt để đơn vị phát triển hơn nữa. Thành phố có thể đặt hàng sản xuất các chương trình nghệ thuật, vở diễn chất lượng cao để phục vụ mục đích chính trị cũng như đáp ứng nhu cầu của thưởng thức nghệ thuật của khán giả Thủ đô", ông Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh.
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội yêu cầu Sở Văn hóa và Thể thao là cơ quan đầu mối của Thành phố cùng với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tổng hợp các kiến nghị về cơ sở vật chất, cơ chế chính sách về tuyển dụng và sử dụng nhân sự, việc tự chủ theo lộ trình… để tạo thuận lợi cho các đơn vị nghệ thuật của Thành phố phát triển, các nghệ sĩ, diễn viên có thể sống được bằng nghề.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 22:12
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Infographic 04/11/2024 20:52
EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 17:32
Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 17:26
Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:36
Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:25
Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:05
Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng tặng cán bộ tiền khởi nghĩa
Thủ đô 04/11/2024 15:24
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với 5 dự án đầu tư kéo dài, chậm triển khai
Chỉ đạo - Điều hành 04/11/2024 13:36
Phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng nông nghiệp sinh thái, bền vững
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 12:25