Các làng hoa, cây cảnh tất bật vào vụ Tết

(LĐTĐ) Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa là tới Tết Nguyên đán Nhâm Dần, tại các vùng trồng hoa ở Hà Nội đang tất bật chuẩn bị cho vụ hoa cuối năm. Do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nên người trồng hoa cũng nhiều lo âu, thấp thỏm hơn mọi năm. Tuy vậy, các nhà vườn vẫn động viên nhau thích ứng nhanh với hoàn cảnh thực tiễn để có một vụ hoa thành công.
Làng hoa Tây Tựu hối hả những ngày cận Tết Tết đang về trên những làng hoa…

Vườn đào tuốt lá, chờ thời tiết thuận lợi

Vườn đào Thế Hoa (phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội) với gần 500 gốc đào là địa chỉ quen thuộc của nhiều người chơi đào tại Thủ đô từ hàng chục năm qua. Ông Đỗ Văn Thế chủ vườn đào Thế Hoa chia sẻ, phần lớn các gốc đào trong vườn đã được vun gốc cách đây khoảng chục ngày, hiện đang gấp rút tuốt lá. Việc chăm cây, tuốt lá là một trong những khâu có tính chất quyết định nhất để đào ra hoa đúng dịp Tết. Tùy vào từng loại đào, thời gian tuốt lá sẽ khác nhau. Các loại đào thế, gốc to thì tuốt lá trước Tết Nguyên đán khoảng 50-60 ngày, các loại đào cành thì tuốt trước khoảng 30-40 ngày.

Các làng hoa, cây cảnh tất bật vào vụ Tết
Chủ các vườn quất cũng chuẩn bị những công đoạn cuối cùng để phục vụ Tết. Ảnh: Kim Tiến

Theo ông Đỗ Văn Thế, thường sau khi tuốt lá, các nhà vườn sẽ căn cứ vào thời tiết để có cách chăm sóc, “thúc” hay “hãm” đào sao cho cây đào có nhiều nụ, nụ to, sắc thắm, bung nở đúng dịp Tết... Nếu nắng ấm kéo dài thì phải sử dụng biện pháp cho cây uống ít nước, ăn ít thuốc để kéo dài tuổi thọ của nụ. Nếu rét đậm kéo dài thì làm ngược lại, đặc biệt là sử dụng phân đạm để thúc hoa mau nở.

“Năm ngoái, do dịch Covid-19, gia đình tôi cũng bị ảnh hưởng khá nhiều. Số lượng đào bị tồn đọng khá lớn. Từ đầu năm đến nay, giá phân bón, giá nhân công đều tăng, tuy nhiên các nhà vườn ở đây vẫn cố gắng duy trì diện tích trồng đào. Hi vọng từ nay đến cuối năm thời tiết thuận lợi, dịch Covid-19 ổn định để người trồng đào chúng tôi có một vụ hoa bội thu”, ông Đỗ Văn Thế cho hay.

Để hoa phát triển tốt, nở đúng dịp Tết, các nhà vườn đang tăng cường chăm sóc bằng nhiều biện pháp như: Làm nhà, mua lưới giăng kín chống mưa gió, sâu bọ, tưới thuốc, lắp đặt thêm bóng đèn điện để kích thích cây hoa sinh trưởng... Nhiều nhà vườn đều có tâm lý lo ngại đầu ra cho vụ hoa Tết sắp tới do dịch bệnh vẫn phức tạp. Tuy vậy, dự kiến vụ hoa Tết năm nay các nhà vườn vẫn sẽ cung ứng ra thị trường nhiều chủng loại đa dạng.

Tương tự, để chăm sóc cho vườn đào vào mùa vụ, ông Đỗ Văn Phúc (30 năm trồng đào tại Nhật Tân) phải thuê thêm nhân công, người tuốt lá, người xe đất, người tưới nước… Ông Phúc cho biết, đến gần giữa tháng 12 Âm lịch, các chủ buôn sẽ về tận vườn đào để mua hoặc thuê. Về giá đào, theo nhận định của ông Phúc, mặc dù năm nay bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng giá đào cũng sẽ không có biến động nhiều. “Chúng tôi cũng đang nghe ngóng nhu cầu của khách hàng. Thông thường, đào thế có giá đắt hơn so với đào thường. Cây cao khoảng 1m với thân to có giá bán có thể từ vài triệu đồng tùy vào thế cây và thân cây. Những cây đào cao 1,5-2m có giá hàng chục triệu đồng”, ông Đỗ Văn Phúc chia sẻ.

Những ngày này, các nhà vườn trồng quất cảnh tại Quảng Bá (Tây Hồ) cũng đang hối hả khẩn trương trong từng công đoạn nhằm tạo ra những cây có thế đẹp, độc đáo, phục vụ nhu cầu thị trường dịp Tết Nguyên đán. Ngoài dáng cây truyền thống, nhiều chủ vườn cũng đã trồng quất trong chum, tạo dáng bonsai. Đang tập trung gò những cành quất bằng dây thép nhỏ, chủ vườn quất cảnh Lê Hồng cho biết: “Vườn đang trong công đoạn cuối cùng để hoàn thành cây. Gò cây là thời điểm quan trọng nhất, quyết định cho chất lượng quả, thế cây. Quất thời điểm này có thể trưng bày để chơi sớm rồi, mọi năm là đã có người đến khảo giá, xem cây nhưng năm nay thì chưa”.

Thích ứng linh hoạt với thị trường

Bên cạnh các vườn đào, quất, thời điểm này, các làng hoa trên địa bàn Hà Nội cũng đang tất bật chuẩn bị cho vụ Tết Nhâm Dần 2022. Năm nay, do dịch Covid-19 phức tạp nên số lượng hoa ở một số nhà vườn như Mê Linh, Đan Phượng giảm đi gần một nửa. Theo một số nhà vườn trồng hoa, năm nay mọi chi phí như nhân công, vật tư, hạt giống, phân bón... đều tăng hơn so với năm trước dẫn đến giá thành sản xuất tăng khoảng 20%.

Bên cạnh đó, do dịch bệnh diễn biến phức tạp, việc tính toán gieo giống, chăm sóc và canh cho hoa nở đúng thời điểm Tết không hề dễ dàng. Do vậy, các nhà vườn đã tập trung chăm sóc từng giai đoạn sinh trưởng của hoa để bảo đảm chúng vừa đạt chất lượng vừa nở đúng dịp Tết. Chủ động thích ứng bằng cách trồng giảm số lượng hoa, cây cảnh để xen vào trồng nhiều giống mới và vận dụng công nghệ thông tin thông qua các ứng dụng xã hội như Zalo, Facebook... để giới thiệu, quảng bá các loại hoa, cây cảnh với những thương lái gần xa.

Đơn cử, tại huyện Đan Phượng, không còn chạy theo số lượng, năng suất như các năm trước, nhiều nông dân tập trung vào hiệu quả, kịp thời nắm bắt thị trường. Anh Hoàng Văn Hoan (xã Thụy Ứng, huyện Đan Phượng) chia sẻ, mặc dù có ít nhiều lo lắng nhưng đã làm nghề rồi nên không một hộ gia đình nào ở Đan Phượng hay Tây Tựu bỏ vụ hoa Tết. Tuy vậy, về cơ cấu giống, các gia đình cũng có sự cân nhắc, tính toán. “Khác với những năm trước, năm nay gia đình tôi xuống giống xen kẽ thêm nhiều loại hoa ly đỏ, cam, vàng... nhiều màu sắc. Đầu tư cho giống cao, công chăm sóc lớn nên năm nay, diện tích hoa ly phục vụ Tết của gia đình tôi giảm xuống, chuyển sang trồng các giống hoa cúc, chi phí thấp để hạn chế rủi ro”, anh Hoan chia sẻ.

Các làng hoa, cây cảnh tất bật vào vụ Tết
Các vườn ly tại Đan Phượng đang được chăm sóc cẩn thận để kịp ra hoa đúng vụ.

Tại huyện Mê Linh, nơi được coi là “vựa hoa” của thành phố, chị Nguyễn Thị Hạnh cho biết, hiện nay người trồng hoa lo lắng nhất là về “đầu ra” của sản phẩm. Đa số có tâm lý lo sợ việc giãn cách xã hội, cách ly, phong tỏa tạm thời ảnh hưởng đến việc lưu thông, rồi lo chợ hoa phải đóng cửa... Hơn nữa, năm nay dịch bệnh ảnh hưởng nhiều tới kinh tế của các gia đình, nhu cầu mua sắm các loại hoa, cây cảnh sẽ giảm so với mọi năm. “Hi vọng rằng đến cuối năm, dịch bệnh được kiểm soát, thương lái từ nhiều nơi đến đặt hàng, thu mua trở lại với giá phù hợp để cung ứng thị trường, nông dân thu hồi được vốn và có lãi một ít để tái đầu tư sản xuất cho vụ hoa sau”.

Trưởng phòng Kinh tế huyện Mê Linh Phạm Thành Đô cho biết: Năm nay, lo ngại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ hoa cuối năm, trong kế hoạch sản xuất vụ đông 2021 - 2022, huyện đã chỉ đạo, định hướng để nông dân giảm bớt diện tích trồng hoa khoảng 4% so với cùng kỳ, chỉ còn 720ha để chuyển sang trồng rau, củ, quả phục vụ nhu cầu thực phẩm. Đi đôi với giảm diện tích, huyện tăng cường hỗ trợ nông dân các biện pháp ứng dụng khoa học công nghệ, khuyến khích nông dân gieo trồng, chăm sóc đúng kỹ thuật để nâng cao chất lượng hoa. Tết này, chủ lực của huyện Mê Linh vẫn là hồng thế, hồng cắt cành, cúc, đào...

Tết Nhâm Dần 2022 đang cận kề, dù dịch bệnh đang diễn biến phức tạp nhưng mong rằng, người trồng hoa sẽ sớm đạt nguyện vọng, trúng mùa, được giá, để từng giỏ hoa tươi sẽ đến khoe sắc, cùng nhà nhà, người người đón một cái Tết cổ truyền của dân tộc./.

Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, ngành khoa học và công nghệ Việt Nam có nhiều sự kiện, dự án và sáng kiến đột phá góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và đổi mới sáng tạo.
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

(LĐTĐ) Mùa Giáng sinh đang đến gần, không khí lễ hội tràn ngập khắp nơi, đặc biệt là tại các nhà thờ Công giáo. Nam Định - vùng đất được mệnh danh là “xứ sở của nhà thờ” - những ngày này càng thêm lộng lẫy với sắc màu rực rỡ, hứa hẹn trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách muốn tận hưởng một mùa Noel đặc biệt.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 23/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

(LĐTĐ) Ngày mai (24/12), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm các bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2. Trong số 17 bị cáo, 3 cựu Phó Giám đốc sở ở tỉnh Thái Nguyên và Quảng Nam bị cáo buộc nhiều lần nhận tiền để giúp doanh nghiệp xin chủ trương cách ly y tế.
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

(LĐTĐ) 97 đề tài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025. Các đề tài dự thi ở 4 nhóm lĩnh vực gồm: Vật lí - kỹ thuật cơ khí - phần mềm hệ thống; hóa học; sinh - y - môi trường; khoa học xã hội - hành vi.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Với mục tiêu mang Tết đến cho mọi nhà, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đang tích cực triển khai Kế hoạch số 67 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, nhằm đảm bảo tất cả đoàn viên, người lao động (NLĐ) của ngành đều có một mùa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ấm no, đủ đầy.
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

(LĐTĐ) Cô B.T.H (68 tuổi) đã chịu đựng tình trạng nuốt nghẹn suốt nhiều năm, dù đã thăm khám và điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm. Tuy nhiên khi đến Thu Cúc TCI, cô chỉ mất 2 tháng để chữa khỏi hoàn toàn tình trạng này.

Tin khác

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 23/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

(LĐTĐ) Tối ngày 22/12, tại Không gian Văn hóa sáng tạo quận Tây Hồ, Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) phường Yên Phụ tổ chức chương trình nghệ thuật “Tây Hồ tỏa sáng”, với sự tham gia, cổ vũ của đông đảo nhân dân và du khách.
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất

Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất

(LĐTĐ) Còn hơn một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, trên khắp các tuyến phố Hà Nội đã thấp thoáng sắc đào, quất - những biểu tượng quen thuộc của mùa Xuân đang về.
Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới

Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới

(LĐTĐ) Vừa bảo đảm hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ năm 2024, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) cũng đang khẩn trương hoàn tất các khâu cuối cùng sắp xếp các đơn vị hành chính mới, sẵn sàng vận hành từ ngày 1/1/2025. Theo đánh giá, sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy, công tác quản lý cũng như dư địa phát triển trên địa bàn sẽ được thực hiện hiệu quả hơn.
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

(LĐTĐ) Ngày 20/12, Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 (diễn ra tại quận Long Biên, TP.Hà Nội) đã mở cửa cho người dân và du khách tham quan miễn phí. Triển lãm không chỉ giới thiệu những trang thiết bị, vũ khí hiện đại của Quân đội nhân dân Việt Nam và quốc tế, mà còn lồng ghép nhiều hoạt động trải nghiệm thực tế khác, thu hút đông đảo công chúng tham gia.
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City

Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City

(LĐTĐ) Tại buổi diễn tập, các lực lượng đã diễn tập giả định tình huống xảy ra cháy tại ki-ốt bán hàng tại tầng 1 tòa nhà R2. Nguyên nhân cháy là do quạt điện trong cơ sở gặp sự cố phát sinh tia lửa điện bắn vào các vật dụng dễ cháy có trong ki-ốt và gây cháy.
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế  - xã hội năm 2025

Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025

(LĐTĐ) Chiều 20/12, Hội đồng nhân dân (HĐND) quận Bắc Từ Liêm khoá III, nhiệm kỳ 2021-2026 khai mạc kỳ họp thứ 19 để thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng

Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng

(LĐTĐ) Chiều 20/12, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội (Đơn vị bầu cử số 7) và HĐND quận Thanh Xuân đã tiếp xúc cử tri báo cáo kết quả Kỳ họp thứ 20 của HĐND Thành phố và Kỳ họp thứ 15 của HĐND quận.
Quận Bắc Từ Liêm tích cực khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng

Quận Bắc Từ Liêm tích cực khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng

(LĐTĐ) Sau vụ cháy kinh hoàng xảy ra tại quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng, lãnh đạo quận Bắc Từ Liêm đã kịp thời thăm hỏi, quan tâm, động viên, hỗ trợ cả vật chất và tinh thần, giúp nạn nhân nhanh chóng ổn định cuộc sống.
Năm 2024: Quận Thanh Xuân thu ngân sách ước đạt 108,91%

Năm 2024: Quận Thanh Xuân thu ngân sách ước đạt 108,91%

(LĐTĐ) Năm 2025, quận Thanh Xuân phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất trên địa bàn đạt 8,8% (trong đó công nghiệp và xây dựng tăng 6,8%; dịch vụ tăng 11%); phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch Thành phố giao.
Xem thêm
Phiên bản di động