Tết đang về trên những làng hoa…
Làng hoa Tây Tựu lao đao giữa mùa dịch Covid-19 Làng hoa ở Hà Nội khiến du khách “quên lối về” |
Tất bật những ngày cuối năm
Thời điểm này, dạo quanh những làng nghề trồng hoa, quả trên địa bàn Hà Nội, chúng tôi được chứng kiến không khí lao động hăng say, khẩn trương của người nông dân đang tất bật vào vụ Tết. Tại làng quất Tứ Liên (quận Tây Hồ), mỗi nhà vườn tại đây đều có diện tích khoảng 1.000 m2, số lượng những gốc quất vào khoảng vài trăm đến cả nghìn.Theo tìm hiểu, các nhà vườn tại làng quất Tứ Liên hầu hết bán tại vườn, số ít đổ buôn cho các tỉnh phía Bắc. Tuy nhiên, thị trường hiện nay cạnh tranh khá gắt gao do quất còn đổ từ nhiều nguồn khác như Đông Anh, Hưng Yên...
Tết đã đến thật gần trên những làng hoa, cây cảnh |
Theo lời giới thiệu của chủ nhà vườn Bình Lan, muốn quất đẹp thì chỉ có tại Tứ Liên.Để chuẩn bị quất bonsai cung ứng ra thị trường dịp Tết âm lịch, người trồng đã chuẩn bị từ rất sớm. Toàn bộ các gốc đã được chuyển vào lọ, chum từ tháng 2 Âm lịch. Cứ hết mùa quất này là lại bắt đầu mùa tiếp theo luôn. Nhìn chung công việc luôn sẵn, không lúc nào ngơi tay. Đến thời điểm này, hầu như các gốc quất tại vườn đã được khách đặt trước hết. Thậm chí, tại một số nhà vườn, khách đã đặt số lượng lớn đến vài trăm gốc, chỉ ít ngày nữa là đến chở đi ngay.
Theo chia sẻ của một số chủ vườn, giá quất năm nay cũng không có sự biến động nhiều. Quất dáng thông cao từ 1m6 đến 1m7 dao động quanh mức 3 triệu một cây. Giá buôn dao động quanh ngưỡng 700.000 đồng với quất đặt tại bình cao tầm 50cm. Quất đặt trong chậu nhỏ để bàn giá dưới 500.000 đồng. Quất bonsai thì giá vô cùng đa dạng, tùy thuộc kích cỡ và loại bình.Đặc biệt năm nay còn có sản phẩm “trâu vàng cõng quất bonsai” vô cùng thu hút người mua. Do trồng cây đòi hỏi kinh nghiệm nên số lượng “trâu vàng” có hạn. Giá thành cho một “chú trâu” rơi vào ít nhất 1 triệu đồng.
Thời điểm này, nhiều vườn đào truyền thống tại Nhật Tân (Tây Hồ), La Cả (Hà Đông) cũng tấp nập, nhộn nhịp cảnh người mua, người bán.Tại làng đào Nhật Tân, sắc hồng, sắc đỏ của hoa đào đã báo hiệu một mùa xuân nữa lại về. Hàng nghìn gốc đào đã và đang được các chủ nhà vườn chăm sóc kĩ lưỡng chỉ chờ người mua. Cũng như các loại quất Tứ Liên, thời điểm này, nhiều gốc đào đã được đặt trước từ khá sớm. Sự nổi tiếng của làng đào Nhật Tân đã khiến chủ vườn không phải mang hàng đi đâu bán cả, chỉ chờ người đến mua. Dù còn hơn 20 ngày nữa là đến Tết nhưng ngay từ lúc này, các nhà vườn đã đông nghịt khách, ai cũng muốn nhanh chân chọn cho mình những cây đào đẹp nhất, nhiều nụ, hoa nở đúng dịp Tết nhất.
Chị Lê Thị Hạnh (chủ nhân vườn đào 150 gốc) cho biết, do sợ thời tiết năm nay nóng ấm nhiều nên người dân ở đây tuốt lá muộn hơn mọi năm từ 7- 10 ngày. Thông thường, các gia đình sẽ chia lịch tuốt lá làm hai đợt, với mỗi đợt cách nhau 5-7 ngày để đề phòng thất bát. “Người trồng hoa đào phục vụ Tết chẳng khác gì “đánh bạc với ông trời”, bởi chỉ cần đào nở quá sớm hoặc quá muộn là coi như mất tết, khi mà hoa bán rẻ như cho không. Nếu hoa nở bán trúng tết, nông dân mới có thu và cũng có nụ cười”, chị Hạnh chia sẻ.
Sẵn sàng đón Tết
Không chỉ sự xuất hiện của đào, quất mới báo hiệu một mùa xuân về, những ngày này, mùa xuân còn về trên những nẻo đường với những xe hoa chất đầy, tất bật di chuyển vào khu vực trung tâm Thành phố. Nằm cách nội đô khoảng 15 km, làng hoa Tây Tựu (Bắc Từ Liêm) được xem là làng hoa lớn nhất Hà Nội, đây cũng là nơi cung cấp hoa tươi lớn nhất cho người dân Thủ đô. Theo người dân nơi đây, cứ vào khoảng tháng Chạp cả làng Tây Tựu ai nấy đều trong tâm thế “chạy nước rút” cho mùa hoa Tết. Trên khắp những cánh đồng rộng mênh mông là bạt ngàn những thửa ruộng hoa cúc, hoa ly, thược dược… nở chúm chím, nụ xanh mướt, bà con nhộn nhịp rẽ từng luống chăm chút hoa cẩn thận, kĩ lưỡng.
Được biết, trước đây, toàn bộ diện tích đất của Tây Tựu trồng các loại cây như lúa, dưa lê, cà chua. Tuy nhiên, sau khi những cây hoa đầu tiên được đưa về trồng sinh trưởng và phát triển rất tốt, hàng trăm hộ dân đã quyết định thay thế hoa cho các loại cây rau màu. Mùa nào hoa nấy, nhưng đối với vụ Tết thì đa phần người dân tiến hành trồng một số loại hoa lâu ngày, trong đó hoa ly là thức hoa được nhiều người lựa chọn. Để chuẩn bị cho thị trường hoa ly và nhu cầu của người dân dịp Tết, năm nào người trồng hoa ở đây cũng phải bắt đầu ươm củ từ nhiều tháng trước. Đến những ngày cuối năm âm lịch, tiết trời Hà Nội sau đợt nắng ấm kéo dài đã bắt đầu trở lạnh kèm theo mưa cũng là lúc trên các cánh đồng trồng hoa sáng rực ánh đèn chiếu sáng để giữ ấm và thúc hoa ly nở đúng mùa vụ.
Còn tại vùng trồng hoa Mê Linh (huyện Mê Linh), thời điểm này được điểm tô rực rỡ bởi các loại hoa như: hoa hồng, hoa cúc, hoa ly, hoa đồng tiền, hoa loa kèn... Nhìn cánh đồng hoa xanh mướt, rực rỡ, không khí làm việc khẩn trương như hiện tại ít ai biết rằng thời điểm hơn nửa năm trước những cánh đồng hoa nơi đây đã bị tàn phá nặng nề do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Nhớ lại 9 tháng trước, thôn Hạ Lôi bị phong tỏa 28 ngày do có 4 trường hợp nhiễm Covid-19. Các con đường trong thôn Hạ Lôi im ắng, hầu hết người dân không ra đường, nhân viên y tế đến từng nhà điều tra dịch tễ. Trên cánh đồng hoa rộng hơn 100 ha ngày đó, mặc dù trồng hoa là nghề chính của người dân Hạ Lôi nhưng chỉ có lác đác vài người dân ra đồng chăm sóc hoa. Nhiều vườn hoa sắp đến kỳ thu hoạch có nguy cơ bị bỏ hoang do mọi hoạt động giao thương bị ngưng trệ. Các loại hoa hồng, hoa cúc, hoa ly nở bung tàn úa và héo rũ khắp cả ruộng.
Thế nhưng vượt lên khó khăn cùng với sự giúp đỡ, động viên của chính quyền địa phương, những cánh đồng hoa của thôn Hạ Lôi cũng như một số xã khác của huyện Mê Linh đã xanh tươi trở lại sau nhiều tháng ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid -19. Trên khắp các cánh đồng, hoa hồng đang bắt đầu nảy lộc, còn các chậu hồng cảnh cũng cho ra những búp nụ đầu tiên, cành tán sum suê. Đủ các loại hoa hồng với màu sắc bắt mắt làm bừng lên sức sống trên những cánh đồng hoa.Và ở đâu đó trên mảnh đất này, những nụ đào đầu tiên cũng đã hé, những gốc quất đã xum xuê, trĩu quả, những chậu cây bonsai “cổ, kỳ, mỹ”, những vườn hoa đủ sắc màu… báo hiệu một mùa Tết bội thu đang tới rất gần với người dân tại các làng nghề trồng hoa, cây cảnh/.
Kim Tiến
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Tin khác
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên
Tôi yêu Hà Nội 05/12/2024 11:07
Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:14
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:06
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp
Infographic 28/11/2024 22:32
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024
Tôi yêu Hà Nội 28/11/2024 10:57
Sông Đáy thuở xưa
Tôi yêu Hà Nội 26/11/2024 08:01
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư
Tôi yêu Hà Nội 17/11/2024 21:01