Các bệnh viện tăng cường chống rét cho bệnh nhân
Học sinh Mầm non, Tiểu học nghỉ học khi nhiệt độ ngoài trời dưới 10°C Chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài Đảm bảo giữ ấm cho bệnh nhân đến khám và điều trị |
Những ngày qua, thời tiết rét đậm kèm theo mưa nhỏ đã khiến nhiều người phải nhập viện điều trị, đặc biệt là người già và trẻ em. Điển hình, tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, mỗi ngày, Khoa Nhi của Bệnh viện tiếp nhận từ 20 - 25 bệnh nhi tới khám và điều trị các bệnh về đường hô hấp.
Tăng cường phòng chống rét cho bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang. |
Trong khi đó, tại Khoa Thần kinh của Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, trung bình mỗi ngày tiếp nhận 3 - 5 bệnh nhân bị liệt dây thần kinh số 7 (hay liệt miệng, méo miệng), trong đó có cả người già và người trẻ. Có đến 70 - 80% nguyên nhân gây ra tình trạng này là do chủ quan, không giữ ấm cơ thể khi giá lạnh.
Do đó, bác sĩ Đoàn Văn Phúc - Trưởng Khoa Thần kinh, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đức Giang khuyến cáo, về mùa đông, người cao tuổi nên lưu ý, hạn chế thay đổi nhiệt độ khi tắm. Khi tập thể dục, người cao tuổi nên mặc ấm hơn so với bình thường, hạn chế thấp tập thể dục buổi sáng và có thể tập thể dục vào buổi chiều. Ngoài ra, người cao tuổi nên mặc áo ấm trước khi dậy đi vệ sinh vào buổi sáng sớm; bởi ngoài đột quỵ, trời lạnh, nếu người dân không giữ ấm, rất có thể bị liệt dây thần kinh số 7.
Trước diễn biến phức tạp của thời tiết rét đậm, rét hại tăng cường kéo dài, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang đã thực hiện nhiều biện pháp tăng cường phòng chống rét để đảm bảo sức khỏe cho bệnh nhân khám ngoại trú và điều trị nội trú.
Tương tự, tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, để đối phó với thời tiết lạnh sâu, Ban Giám đốc Bệnh viện đã chỉ đạo các khoa, phòng tập trung rà soát, cung cấp đầy đủ chăn ấm, đệm, máy sưởi, điều hòa hai chiều để làm ấm, giúp bệnh nhân đỡ lạnh và đảm bảo nhiệt độ cơ thể. Đồng thời, Bệnh viện đảm bảo bố trí đầy đủ số thuốc cấp cứu, giường bệnh, phương tiện cấp cứu để kịp thời xử lý các trường hợp thai phụ mắc các bệnh đột ngột do cảm lạnh, viêm đường hô hấp cấp, tăng huyết áp… do thời tiết bất thường gây ra.
Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đảm bảo giữ ấm cho bệnh nhân đến khám và điều trị. |
Còn tại Bệnh viện Nhi Trung ương, với gần 4.000 bệnh nhi khám ngoại trú và hơn 2.000 bệnh nhi điều trị nội trú mỗi ngày, việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ luôn được Bệnh viện đặc biệt quan tâm; các biện pháp phòng, chống rét được triển khai đồng bộ.
Theo đó, Bệnh viện sẵn sàng các phương tiện đảm bảo đủ ấm cho bệnh nhi, buồng bệnh kín đáo tránh gió lùa. Các khoa, phòng rà soát, cấp đủ chăn ấm và duy trì các thiết bị giữ ấm cho bệnh nhi nội trú. Đặc biệt, Bệnh viện Nhi Trung ương cũng tăng cường hệ thống, thiết bị sưởi ấm (máy sưởi, quạt sưởi, điều hòa 2 chiều…) tại phòng mổ, buồng bệnh. Bên cạnh đó, Bệnh viện cũng tiến hành bổ sung dinh dưỡng, cung cấp các suất ăn đến tận buồng bệnh cho trẻ, hỗ trợ việc điều trị đạt hiệu quả cao nhất.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo người dân, đặc biệt là người già và trẻ em hạn chế đi ra ngoài trời khi thời tiết quá lạnh và gió mạnh, đặc biệt trong khoảng thời gian từ 9 giờ đêm đến 6 giờ sáng. Khi ra ngoài, người dân nên trang bị đủ trang phục ấm che chắn được gió lùa như áo khoác, quần dài đủ dầy để giữ nhiệt, khăn choàng, mũ, găng tay, tất, khẩu trang...; luôn giữ cơ thể khô ráo, tránh bị ẩm ướt đặc biệt là vùng cổ, tay, chân mỗi khi ra đường và khi ngủ để hạn chế các bệnh do cảm lạnh.
Ngoài ra, trong những ngày rét, nhiệt độ xuống thấp người dân tuyệt đối không đốt than, củi để sưởi ấm trong phòng kín. Bởi đốt củi, than trong điều kiện thiếu không khí sẽ tạo ra khí cực độc C0 gây tổn thương não, ngưng tim, thậm chí tử vong. Đồng thời, khi sử dụng các thiết bị sưởi (quạt sưởi, đèn sưởi, lò sưởi) không nên để nhiệt độ quá nóng và không để gần trẻ nhỏ. Chú ý kiểm tra các thiết bị sưởi trước khi ngủ và nên tắt trước khi ra khởi nhà để tránh hỏa hoạn hoặc những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.
Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các cơ sở bảo đảm việc phòng chống rét cho người bệnh trong quá trình khám, chữa bệnh tại bệnh viện. Nơi xếp hàng chờ khám, khoa khám bệnh, chẩn đoán hình ảnh, buồng bệnh… cần bảo đảm kín gió, có đủ chăn đệm, lò sưởi và phương tiện giữ nhiệt độ phù hợp. Mặt khác, thực hiện phòng, chống rét cho người nhà người bệnh hợp lý; không để người nhà người bệnh nằm ngoài hành lang hoặc ghế đá ngoài trời, gây nguy hại đến sức khỏe. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Văn hóa 04/11/2024 22:00
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Xã hội 04/11/2024 19:26
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy
Giáo dục 04/11/2024 13:59
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe
Giáo dục 04/11/2024 12:26
Phú Quốc quyết liệt xử lý lấn chiếm lòng đường, lấy lại cảnh quan
Xã hội 03/11/2024 22:29
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Hà Nội: Khích lệ tinh thần hiếu học của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
Cộng đồng 03/11/2024 19:03
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam trưng bày 4 bảo vật quốc gia
Du lịch 03/11/2024 16:46