Các anh đã hóa thân vào phù sa của dòng sông Thạch Hãn
Thương lắm miền Trung Huế ơi đừng mưa nữa |
Lời vĩnh biệt và nước mắt tướng quân
7 giờ sáng ngày hôm nay (22/10) một buổi sáng đặc biệt, buổi sáng đau thương và chia lìa giữa người ở lại và 22 cán bộ, chiến sĩ anh dũng hi sinh ở núi Tạc Quảng Trị.
Sau 2 ngày tạm yên giấc ngủ, sáng nay, trong niềm đau xót và tiếc thương vô hạn, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 4; Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Trị cùng thân nhân các liệt sĩ tổ chức trọng thể lễ viếng, lễ truy điệu và tiễn đưa 22 đồng chí sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ của Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 337 hy sinh trong khi làm nhiệm vụ giúp dân khắc phục hậu quả mưa lũ ngày 18/10/2020 tại xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị về nơi an nghỉ cuối cùng.
Đại tướng Lương Cường, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam xúc động trước thân nhân gia đình liệt sĩ. Ảnh: Nguyễn Khánh |
Trong tiếng nhạc hồn tử sĩ đau buồn âm vọng nhà thi đấu đa năng tỉnh Quảng Trị, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình viết sổ tang: “Vô cùng thương tiếc 22 đồng chí đã hy sinh trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai ngày 18/10/2020. Đây là sự hy sinh to lớn để lại niềm tiếc thương vô hạn đối với cán bộ, chiến sĩ trong quân và nhân dân cả nước. Đồng thời là nỗi đau sự mất mát không gì bù đặp được của thân các đồng chí đã hy sinh. Đảng, Nhà nước và nhân dân luôn ghi nhận công lao, sự hy sinh to lớn của 22 đồng chí. Những cán bộ, chiến sĩ quả cảm, sẵn sàng đến với đồng bào vùng sâu vùng xa, nơi biên giới để thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện vô cùng khó khăn, gian khổ, hiểm nguy. Tinh thần dũng cảm, sự hy sinh dũng cảm của các đồng chí góp phần tô thắm phẩn chất tốt đẹp “Bộ đội cụ Hồ” và truyền thống vẻ cang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.
Thay mặt Chính phủ xin gửi đến gia đình người thân của cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh, lời thăm hỏi và chia buôn sâu sắc nhất. Mong các gia đình và người thân hãy nén đau thương mất mát sớm vượt qua khó khăn và ổn định cuộc sống.
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình xúc động trước linh cữu các liệt sĩ. Ảnh: Nguyễn Khánh |
Xin kính cẩn nghiêng mình trước anh linh các đồng chí”.
Đi quanh linh cữu 22 cán bộ, chiến sĩ, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình nhìn trân trân vào từng di ảnh. Mắt ông nhòa đi vì xúc động. Nắm chặt tay từng thân nhân các liệt sĩ, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình động viên hãy nén đau thương, nén lòng để các anh được thanh thản dưới lòng đất mẹ. Tổ quốc và nhân dân không bao giờ quên các anh- những liệt sĩ của Tổ quốc thời bình.
Đoàn tướng lĩnh Quân đội do Đại tướng Lương Cường, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị vào viếng. Ông nghiêm trang đưa tay chào vĩnh biệt 22 đồng đội. Có người ông đã từng gặp, có chiến sĩ lần đầu ông biết qua di ảnh. Nhưng dù là sĩ quan hay chiến sĩ binh nhì, với ông, sự hi sinh của 22 cán bộ, chiến sĩ quá đau thương không gì bù đắp được. Quân đội mất đi những đồng đội thân thương, gia đình mất đi người con ưu tú.
Linh cữu 22 liệt sĩ phủ cờ Tổ quốc. Ảnh: Nguyễn Khánh |
Sau khi viết lời vĩnh biệt vào sổ tang, Đại tướng Lương Cường đi động viên thân nhân của 22 gia đình liệt sĩ. Trước đau thương mất mát quá lớn, Đại tướng Lương Cường gục đầu mình vào đầu của một bé trai. Lòng ông đau như cắt.
Đi giữa hai hàng linh cữu, tất cả tướng lĩnh quân đội đều đưa tay chào vĩnh biệt. Tất cả mắt đỏ hoe. Tất cả nén lòng để khỏi bật ra tiếng nấc.
“Rùa ơi” con ngủ được mấy ngày rồi?
Chúng tôi không kìm được nước mắt khi bà Trương Thị Khuyên (mẹ chiến sĩ Lê Tuấn Anh) nghẹn lời đứt từng quãng hơi gọi: “Rùa ơi, con ở đâu? (Rùa tên thường gọi ở nhà của chiến sĩ Lê Tuấn Anh) con ngủ được mấy ngày rồi. Chút nữa con về nhà, nước lũ đã rút. Mẹ đã dọn đẹp đón con”. Bà Khuyên không còn hơi để bước nữa.
Tướng lĩnh Quân đội đi giữa hai hàng linh cữu vĩnh biệt đồng đội. Ảnh: Nguyễn Khánh |
Trước khi chiến sĩ Lê Tuấn Anh bị đất đá núi Tạc vùi lấp, 6 tháng trước, trong lần về thăm gia đình, anh gửi tặng người cha chiếc áo lót bộ đội màu xanh. Đưa tay lên ngực trái sờ vào dòng chữ thêu tên con trai bằng chỉ trắng, ông Lê Đình Tuấn nghẹn ngào: “Đây là chiếc áo con tặng cha. Tuấn Anh ơi. Mới hôm nào con bảo mẹ sẽ có quà. Vậy mà giờ con đã nằm đây!”. Ông Tuấn khóc. Giọt nước mắt rịn ra từ khuôn mặt khắc khổ đau thương.
Một hình ảnh khác khiến tất cả chúng tôi không kìm được nước mắt. Đó là con gái 2 tuổi của Trung úy Lê Hương Trà (thôn Thanh Chương, thị trấn Tiên Điền, huyện Nghi Xuân). Vừa thấy di ảnh của bố, bé chạy đến kêu to: “Bố kìa. Bố nằm chỗ kia”, rồi chạy vội đến ôm lấy di ảnh, trong khi vợ của của Trung uý Trà ngã quỵ trên nền sân trong nhà thi đấu.
Thân nhân gia đình bên linh cữu. Ảnh: Đỗ Giá |
Ngay trước lối ra vào cửa nhà thi đấu, có một người đàn ông trạc tuổi 60. Mặt ông hốc hác, thất thần. Đó là Nguyễn Đức Chung, cậu ruột của quân nhân Nguyễn Quang Sơn. Ông Chung từ Nghệ An bắt xe đò vào đưa cháu về. Thắt lòng vì đứa cháu ruột mới 19 tuổi ra đi không một lời từ biệt, ông Chung nói với chúng tôi: “Cả gia đình có 8 người vô đây hết. Thằng Sơn mới 19 tuổi, nó chưa yêu ai mô cả. Trời ơi, Sơn ơi cả nhà chờ đón con về đó”.
Ở một góc khác của nhà thi đấu đa năng Quảng Trị, ông Hoàng Trung Chính, cha vợ của liệt sĩ Lê Hải Đức đau buồn kể: Con gái ông (Chị Oanh-PV) khi nghe chồng hi sinh, chị ngất lên ngất xuống. Cưới nhau được 3 năm, có một con nhỏ. Cả hai vợ chồng còn khó khăn quá chưa có căn nhà riêng. Anh Đức đi công tác liên miên nhiều địa bàn nên vợ chồng không gặp nhau được nhiều. Điều ông Chính thương nhất là cháu ngoại còn quá nhỏ, anh Đức là trụ cột gia đình đã hi sinh, mọi lo toan cuộc sống gặp muôn vàn trắc trở.
Bé gái ôm di ảnh cha. Ảnh: Đỗ Giá |
Những giọt nước mắt không quấn khăn tang
Sáng 22/10, trời Quảng Trị đổ mưa, mây đen kéo về xám xịt, nhưng không ngăn được hàng ngàn người dân đổ về nhà thi đấu đa năng để tiễn biệt 22 cán bộ chiến sĩ lần cuối.
Đã sống ngót một thế kỷ, cụ ông Nguyễn Khắc Sanh ở phường Đông Lễ thành phố Đông Hà (Quảng Trị) chống gậy đến viếng 22 liệt sĩ. Mắt ông ngấn dòng nước, bảo: “Chưa khi mô mà đau thương tang tóc như ri. Tui đã trải quan hai cuộc kháng chiến nhưng đây là lần đau thương tang tóc quá. Thời chiến trận, các cháu hi sinh vì đánh giặc, thời bình hi sinh vì cứu bà con nhân dân. Người dân chúng tui rất cảm kích đau lòng. Ở thời đại nào, bộ đội cũng luôn gắn bó với nhân dân”.
Trước giờ tiễn biệt. Ảnh: Nguyễn Khánh |
Chị Ngô Thị Huệ cùng chồng là Nguyễn Văn Minh đến từ Đồng Hới (Quảng Bình) chẳng họ hàng gì với 22 liệt sĩ, nhưng vợ chồng chị bắt xe đến vĩnh biệt các anh là để bày tỏ lòng thương tiếc, ngưỡng mộ và sẻ chia với nỗi đau của gia đình. “Em quê gốc Thanh Hóa lấy chồng ở Quảng Bình. Nhà em cũng bị ngập hơn một mét. Nước rút bớt rồi. Em đến vĩnh biệt các liệt sĩ như một sự biết ơn và ngưỡng mộ các anh”, chị Huệ nói.
Mấy ngày qua, người dân Quảng Trị không ngủ, nhất là những người ở gần nhà thi đấu đa năng tỉnh. Có người chập chờn trong giấc ngủ vì thương các liệt sĩ. Có người trắng đêm ngồi chia sớt những câu chuyện kể về sự ra đi của những chàng trai hiến tuổi xanh của mình cho Tổ quốc.
Anh Lê Văn Quản- người bạn học của chiến sĩ Lê Tuấn Anh mắt đỏ hoe nói với chúng tôi. “Thằng Rùa tội lắm. Nó chưa có người yêu mô anh ơi. Nó hiền và rất thương cha mẹ. Cả lớp bọn em góp tiền giúp đỡ cha mẹ nó”, Quản nói.
Vĩnh hằng nhé anh giữa lòng Tổ quốc
Thi thể 22 cán bộ chiến sĩ của Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 337 đã được 22 xe của Quân đội chở về đất mẹ- nơi các anh sinh ra và lớn lên ở đó. Chiều hôm nay hoặc sáng mai, các anh sẽ được về với quê hương, bố, mẹ, vợ, con; chỉ khác đây là lần trở về để mãi mãi ra đi vào lòng Tổ quốc.
Các anh sống mãi trong lòng Tổ quốc. Ảnh: Nguyễn Khánh |
22 cán bộ chiến sĩ hi sinh ở núi Tạc Quảng Trị, có 1 sĩ quan đeo hàm Đại tá, 4 người Trung tá, 1 thiếu tá, 1 đại úy, 7 Thượng úy và 8 chiến sĩ cấp hàm Trung sĩ. Dù Đại tá hay cấp hàm binh nhất, dù đã có vợ con hay chưa một lần yêu, dù quê Hà Tĩnh hay Quảng Trị, các anh mãi là những người lính bất tử của Tổ quốc thời bình. Tổ quốc mãi ghi công các anh, đất nước không bao giờ quên các anh- những người sống vì sự bình yên Tổ quốc, hi sinh vì nhân dân. Các anh đã quên thân mình cho sự sống của người dân miền Trung ruột thịt. Các anh đã hóa thân vào lòng đất miền Trung, vào phù sa ở của dòng sông Thạch Hãn.
Đưa tiễn các anh về quê hương, tôi nhớ lại câu thơ của nhà thơ Lê Bá Dương
Đò lên Thạnh Hãn ơi chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi 20 thành sóng nước
Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm
Vĩnh biệt các anh- các anh đã hóa thân vào phù sa của dòng sông Thạch Hãn
Mai Thắng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31