Bóng dáng Việt Nam qua những phác thảo mẫu Quốc huy
Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, bộ máy nhà nước được hình thành và dần hoàn thiện. Bước sang những năm 1950, một số quốc gia trên thế giới chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Để tiếp tục củng cố, thiết lập, mở rộng quan hệ với các nước, khẳng định chủ quyền dân tộc thông qua hoạt động ngoại giao, Bộ Ngoại giao có Công văn gửi Ban Thường trực Quốc hội về việc đề nghị làm Quốc huy, Quốc ấn. Cuộc thi sáng tác mẫu Quốc huy sau đó đã được phát động (năm 1951), thu hút sự tham gia của đông đảo họa sỹ trên cả nước.
Mô hình Quốc huy Việt Nam được sử dụng hiện nay (ảnh chụp tại triển lãm “Phác thảo mẫu Quốc huy Việt Nam - Họa sỹ Bùi Trang Chước”) |
Họa sĩ Bùi Trang Chước (1915-1992), tốt nghiệp Trường Cao Đẳng Mỹ thuật Đông Dương (khóa 1936 – 1941), là người Việt Nam vẽ tem bưu chính đầu tiên ở Đông Dương. Năm 1953, ông được biệt phái làm nhiệm vụ sáng tạo mẫu Bằng khen, Huân chương, Huy chương cho Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và bắt đầu tham gia cuộc thi sáng tác mẫu Quốc huy.
Bằng tài năng và sự lao động miệt mài, nghiêm túc, Hoạ sỹ Bùi Trang Chước đã có hành trình sáng tạo mẫu Quốc huy Việt Nam vô cùng ấn tượng với 112 bản vẽ nghiên cứu, phác thảo và bản vẽ chì chi tiết. Trong đó, 15 bản phác thảo mẫu Quốc huy nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của Họa sỹ Bùi Trang Chước được Ban Mỹ thuật - Ngành Văn nghệ Trung ương chọn gửi Bộ Tuyên truyền để trình Thủ tướng Chính phủ tháng 10/1954.
Chia sẻ tại Triển lãm “Phác thảo mẫu Quốc huy Việt Nam - Họa sỹ Bùi Trang Chước” (Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam), Cục trưởng Cục Văn thư lưu trữ nhà nước Đặng Thanh Tùng cho rằng những mẫu phác thảo quốc huy Việt Nam của cố họa sĩ không chỉ có giá trị tư liệu mà còn giàu giá trị mỹ thuật và nghệ thuật.
Hình ảnh con trâu, ruộng lúa trong bản phác thảo màu của cố họa sĩ Bùi Trang Chước. (ảnh chụp tại triển lãm “Phác thảo mẫu Quốc huy Việt Nam - Họa sỹ Bùi Trang Chước”) |
Nhìn vào “công trình” nghiên cứu và những bản phác thảo của cố họa sĩ Bùi Trang Chước mới thấy, ông đã dành hết tâm huyết của mình, tỉ mỉ đưa bóng dáng Việt Nam vào những bản vẽ. Phác thảo mẫu Quốc huy Việt Nam của ông là những bản vẽ bằng chì hoặc có màu, nhưng đều nói lên một câu chuyện chân thực nhất về đất nước, con người, làng quê Việt. Ở đó có hình mặt trời mọc toả sáng nắng vàng, dải lụa mềm uốn quanh những bông lúa chín vàng, cái đe thể hiện nền công nghiệp, ngôi sao vàng 5 cánh…
Ở trong một số mẫu phác thảo bằng chì, họa sĩ vẽ hình ngôi sao năm cánh, dải lụa mềm uốn quanh những bông lúa, rừng cây cao su, nhà máy, chuyến guồng chở quặng, cái đe thể hiện nền công nghiệp. Hay bản vẽ có hình cổng thành Đại La, những cây cổ thụ phía sau cửa đền Hùng…. Còn có phác thảo mẫu Quốc huy có hình ảnh cửa đền Quang Trung tượng trưng cho dân tộc Việt Nam có truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm …
Trong “nhật ký” 3 trang viết tay mà cố họa sĩ để lại, ông viết: “Năm 1953, nhân dịp nhà in Bộ Tài chính biệt phái tôi một thời gian để vẽ mẫu bằng và huân chương cho Chính phủ, đồng chí Trịnh Xuân Côn, Ban Pháp chế Phủ Thủ tướng phụ trách bộ phận huân chương, đã đưa cho tôi một số mẫu quốc huy của các nước xã hội chủ nghĩa làm tài liệu tham khảo để tôi phác thảo mẫu quốc huy của ta. Qua nghiên cứu quốc huy của bạn, đều dùng những bông lúa hoặc liềm, búa hay bánh xe để tượng trưng cho công - nông nghiệp. Về nội dung bên trong dùng hình tượng mang đặc điểm của đất nước, dân tộc mình”.
Công lệnh số 254-SL ngày 14/01/1956 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa về việc ban bố mẫu Quốc huy nước Việt Nam Dân chủ cộng hoa (ảnh chụp tại triển lãm “Phác thảo mẫu Quốc huy Việt Nam - Họa sỹ Bùi Trang Chước”) |
Cố họa sĩ cũng cho biết: “Tôi phác một số mẫu về hình dáng khác nhau, cũng dùng những bông lúa Việt Nam và cái đe hoặc bánh xe tượng trưng cho công - nông nghiệp. Về nội dung bên trong, tôi dùng hình tượng cây tre hoặc con trâu… Tôi lại dùng địa danh lịch sử như đền Hùng, gò Đống Đa, Khuê Văn Các, chùa Một Cột, tháp Rùa…”.
Đã gần 70 năm trôi qua kể từ khi đặt bút vẽ phác thảo đầu tiên Quốc huy Việt Nam, những bản vẽ của cố họa sĩ đã trở thành gia tài cho thế hệ mai sau, để hiểu rõ sức lao động sáng tạo và tấm lòng của họa sĩ đối với đất nước, dân tộc.
Theo điều 13 Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Quốc huy nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, chung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng và dòng chữ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Bài và ảnh: Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40