Bộ Trưởng Nguyễn Xuân Cường: Nông dân của Hà Nội phải là nông dân 4.0
Hà Nội mở rộng thêm diện tích sản xuất rau an toàn | |
Tìm giải pháp "tăng tốc" quy hoạch hai bên bờ sông Hồng | |
Ứng phó sự cố về môi trường sau vụ cháy khu cảng Đức Giang |
Tại buổi làm việc của ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội với Ban cán sự Đảng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chiều 8/7, ông Nguyễn Xuân Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá, thành phố Hà Nội đã nhìn ra vai trò quan trọng của tam nông. Theo đó, đã xây dựng, ban hành chương trình phát triển cụ thể số 02, chỉ sau chương trình xây dựng Đảng.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại buổi làm việc |
Bộ trưởng Cường nhận định, qua hai nhiệm kỳ phát triển, kiểm lại tất cả các nội dung lớn của Hà Nội đều vượt như thu nhập của người dân, tổng số xã đạt nông thôn mới, tỷ lệ giảm nghèo… “Thành quả đó có được không thể không nhắc tới sự vào cuộc đồng bộ từ các cấp, ban ngành và sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo thành phố Hà Nội. Đây là tiền đề cho bước đột phá của tam nông Hà Nội trong giai đoạn tiếp theo”, ông Cường nói.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, dưới tác động của dịch tả lợn châu Phi, Hà Nội đã tập trung khắc phục rất tích cực. Sự chủ động cũng đã giúp vụ Xuân 2020 của Hà Nội đạt được kết quả ấn tượng. Năm 2020, Hà Nội phấn đấu tăng trưởng nông nghiệp 4,8%, đây là quyết tâm rất cao của Hà Nội.
Giai đoạn tới, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị tam nông của Hà Nội nói riêng, cả nước nói chung phải tiếp tục hiện đại hoá. Tuy nhiên, cần nhìn nhận lại tiến trình phát triển hài hoà giữa đô thị và nông thôn, hướng tới không làm tổn hại quá lớn đến thiên nhiên. Định hướng là cần dành không gian nông thôn cho phát triển bền vững.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, Hà Nội phải nỗ lực để hoàn thành hai sứ mệnh: Sứ mệnh cho mình (đáp ứng nhu yếu phẩm cho 10 triệu dân, ngon nhất, an toàn nhất) và sứ mệnh trung tâm (địa thế, nguồn nhân lực,…). Theo đó, Hà Nội phải trở thành trung tâm công nghệ nông nghiệp, trung tâm chế biến nông sản. Cần nhận dạng để định hướng phát triển đúng sứ mạng… “Nông nghiệp Hà Nội phải có tính lan toả, đáp ứng nhu cầu không chỉ cho Hà Nội mà còn cả nước… Nông dân của Hà Nội phải là nông dân 4.0, thu hút được người tài vào tham gia phát triển sản xuất nông nghiệp…”, ông Cường nhấn mạnh.
Nông nghiệp Hà Nội phải có tính lan toả, đáp ứng nhu cầu cho cả nước (ảnh minh họa) |
Về một số nội dung đề xuất của Hà Nội, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cam kết sẽ phối hợp cùng Hà Nội tập trung thành lập tổ công tác để sớm tháo gỡ. Đặc biệt, trong đó có quy hoạch phòng chống lũ của hệ thống sông Hồng - Thái Bình.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, sau khi có Luật Quy hoạch, việc thực hiện Quyết định số 257/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng - Thái Bình, gặp một số khó khăn trong quá trình triển khai. Thực tế, Quyết định trên có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ trong việc bảo vệ các tỉnh, thành phố vùng hạ du, đặc biệt là Hà Nội, mà còn đối với định hướng phát triển của Thủ đô.
Trên cơ sở nguyên tắc của quy hoạch, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ cùng Hà Nội tập trung rà soát để tiến tới chỉnh trang lại vùng bãi sông, làm sao để có thể quản trị tốt về mặt tổng thể, nhất là trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày một phức tạp hiện nay; nhưng vẫn tận dụng được nguồn tài nguyên và bảo đảm an sinh xã hội.
“Thời gian tới, Bộ sẽ cử lực lượng khoa học chuyên môn cao nhất từ các viện trực thuộc, tập trung cùng với Hà Nội tổng rà soát những nét cơ bản nhất để tổ chức triển khai Quyết định số 257 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, những vấn đề bức xúc sẽ được ưu tiên đánh giá trước để xử lý riêng trên tinh thần là phải nhanh”, Bộ trưởng Cường nói.
Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, lượng nước đổ về sông Hồng đã thay đổi. Lượng phù sa nuôi dưỡng đáy sông giảm, nhưng tình trạng khai thác cát lại rất lớn. Do đó, Hà Nội hiện gặp khó về lấy nước vụ Xuân, dù các hồ chứa thủy điện đã xả gấp đôi lượng nước. Do đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cần bàn kỹ về giải pháp ứng phó với điều kiện nguồn nước trong mùa khô. “Điều này không chỉ có ý nghĩa đối với chống hạn, phát triển sản xuất nông nghiệp, mà còn có ý nghĩa đối với việc cấp nước sinh hoạt cho người dân Thủ đô”, Bộ trưởng Cường nhận định.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Tin khác
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Thủ đô 23/12/2024 17:27
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thủ đô 23/12/2024 11:39
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Luật Thủ đô 2024 23/12/2024 11:34
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất
Nhịp sống Thủ đô 22/12/2024 16:16
Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 22:33
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:23
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:21
Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2
Chỉ đạo - Điều hành 21/12/2024 14:15
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 20:42
Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 18:52