Bộ Thông tin và Truyền thông dự kiến lùi thời điểm tắt sóng 2G
Tắt sóng 2G đem lại lợi ích cho người dân và doanh nghiệp Không để người dân bị gián đoạn thông tin liên lạc khi dừng công nghệ di động 2G Dừng công nghệ 2G, cơ hội để người dân tiếp cận dịch vụ số |
Ngày 13/9, chia sẻ tại họp báo thường kỳ tháng 9 của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) ông Nguyễn Phong Nhã, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông cho biết, hiện nay, các nhà mạng di động đã hết sức nỗ lực để chuyển đổi thuê bao 2G Only.
Ông Nguyễn Phong Nhã, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông chia sẻ tại buổi họp báo. |
Đến ngày 8/9, các nhà mạng còn khoảng 3,4 triệu thuê bao 2G Only. Có thể thấy, kể từ tháng 5/2024 đến nay, số lượng thuê bao 2G Only trên mạng đã giảm rất nhanh.
Đây là một kết quả rất đáng ghi nhận, thể hiện sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ TT&TT và sự nghiêm túc của các doanh nghiệp di động để thực hiện kế hoạch dừng công nghệ 2G theo Thông tư số 03, Thông tư số 04 về quy hoạch các băng tần số.
Trong giai đoạn chuẩn bị cho việc tắt sóng 2G, các nhà mạng viễn thông đã triển khai hàng loạt giải pháp để hỗ trợ các thuê bao 2G Only chuyển sang sử dụng thiết bị 4G. Cụ thể, các doanh nghiệp viễn thông hỗ trợ tới 100% chi phí mua điện thoại 4G cho các khách hàng đang sử dụng thuê bao 2G Only. Đặc biệt, các loại điện thoại 4G với phím bấm đã được chuẩn bị để cung cấp miễn phí cho những khách hàng thuộc nhóm đối tượng yếu thế, như người dân tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Bên cạnh việc hỗ trợ thiết bị, các nhà mạng cũng đẩy mạnh truyền thông thông qua nhiều kênh khác nhau như gọi điện trực tiếp, nhắn tin SMS, sử dụng hệ thống thông báo cuộc gọi nhằm cung cấp thông tin về các chương trình hỗ trợ chuyển đổi. Tại các địa phương, các nhà mạng cũng phối hợp với hệ thống truyền thông cơ sở, đặc biệt là loa phát thanh xã, phường, để tiếp cận trực tiếp đến từng khách hàng, đảm bảo người dân nắm rõ thông tin về việc tắt sóng 2G và lợi ích của việc chuyển đổi sang sử dụng thiết bị 4G.
Đối với các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, các nhà mạng đã tổ chức các chiến dịch chuyển đổi thiết bị tại tất cả các xã, phường, huy động lực lượng nhân viên trực tiếp đến từng nhà của các khách hàng sử dụng thuê bao 2G để tư vấn và hỗ trợ.
Mặc dù các biện pháp hỗ trợ chuyển đổi được triển khai rộng rãi, nhưng theo phản ánh của các doanh nghiệp viễn thông, vẫn còn một số lượng lớn người dân chưa sẵn sàng thay đổi thiết bị đầu cuối. Một phần do tâm lý chủ quan, chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc chuyển đổi. Điều này đã gây ra nhiều khó khăn cho các nhà mạng trong việc hỗ trợ chuyển đổi, đặc biệt là trong thời gian ngắn trước thời điểm tắt sóng 2G.
Ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại các tỉnh phía Bắc cũng là một trở ngại lớn. Bão đã gây ra sạt lở, ngập lụt và làm hư hại nghiêm trọng nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật, trong đó có hệ thống viễn thông. Hậu quả thiên tai không chỉ làm gián đoạn thông tin liên lạc, mà còn cản trở quá trình triển khai các chiến dịch hỗ trợ chuyển đổi thiết bị của các doanh nghiệp viễn thông. Nhiều khu vực bị ảnh hưởng nặng nề, như các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, gây khó khăn cho việc tiếp cận khách hàng và cung cấp thiết bị 4G mới.
Ngoài ra, trong số các thuê bao 2G Only chưa kịp chuyển đổi, còn có những đối tượng yếu thế, thuộc các hộ gia đình khó khăn, hoặc sống tại những khu vực khó tiếp cận, khiến cho việc tiếp xúc trực tiếp và hỗ trợ chuyển đổi gặp nhiều thách thức hơn.
Phó Cục trưởng Cục Viễn thông Nguyễn Phong Nhã cho biết, với kiến nghị của các doanh nghiệp và tình hình thực tế, Cục Viễn thông đang tham mưu đề xuất lãnh đạo Bộ TT&TT cho phép dừng một phần việc thực hiện các Thông tư 03, 04 về quy hoạch các băng tần.
Trên cơ sở đó, Bộ TT&TT đang tiến hành thẩm định và xem xét kéo dài thời hạn tắt sóng 2G, căn cứ vào các đề xuất của doanh nghiệp và tình hình thực tế tại các địa phương.
Theo Phó Cục trưởng Cục Viễn thông, việc kéo dài thời hạn này không chỉ giúp các nhà mạng có thêm thời gian tập trung nguồn lực khắc phục hậu quả thiên tai, mà còn tạo điều kiện để tiếp tục hỗ trợ chuyển đổi thuê bao 2G Only tại các khu vực khó khăn, đảm bảo mọi người dân đều được tiếp tục sử dụng dịch vụ viễn thông, đặc biệt trong bối cảnh các vùng miền bị ảnh hưởng bởi bão, lũ. Điều này nhằm đảm bảo thông tin liên lạc không bị gián đoạn và quyền lợi của người dân khi chuyển đổi sang thiết bị 4G được bảo vệ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Kịch tính, chất lượng Giải bóng đá công nhân, viên chức Việt Nam khu vực 2
Nỗ lực vận động các hộ dân bàn giao mặt bằng phục vụ dự án mở rộng đường Nguyễn Tuân
Thu chênh vênh
Chi tiết 5 dự án nhà ở tại Hà Nội được bán cho người nước ngoài
Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm về chống lãng phí
Đông đảo công nhân Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An hiến máu cứu người
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường
Tin khác
Thu chênh vênh
Cộng đồng 13/10/2024 20:39
Ra mắt Quỹ Từ thiện kết nối những tấm lòng Gia Lâm
Cộng đồng 13/10/2024 12:10
Nam sinh Quốc Học Huế trở thành quán quân Đường lên đỉnh Olympia 2024
Giáo dục 13/10/2024 11:50
Nhiều trẻ mắc bệnh hiểm nghèo được hồi sinh kỳ diệu nhờ ghép gan
Y tế 13/10/2024 06:51
Khúc ca của những người cùng dệt nên một Việt Nam giàu mạnh
Văn hóa 13/10/2024 06:35
Xây dựng nền giáo dục tiên tiến, đổi mới và hội nhập
Xã hội 13/10/2024 06:30
Triển khai bệnh án điện tử phục vụ khám, chữa bệnh cho nhân dân
Y tế 12/10/2024 21:03
Sợi dây tình cảm và bài học trưởng thành
Giáo dục 12/10/2024 19:45
Giúp trẻ em gái tự tin “làm chủ tương lai”
Cộng đồng 12/10/2024 19:41
Gần 3.600 sinh viên Trường Cao đẳng Công Thương TP. HCM bước vào năm học 2024 - 2025
Giáo dục 12/10/2024 15:21