Tắt sóng 2G đem lại lợi ích cho người dân và doanh nghiệp

(LĐTĐ) Hiện các nhà mạng đang xây dựng và triển khai các chính sách hỗ trợ người dùng khi dừng sóng 2G, tập trung vào hai hỗ trợ chính là hỗ trợ thiết bị đầu cuối và hỗ trợ cước sử dụng để khách hàng chủ động chuyển đổi sang sử dụng smartphone.
Xây dựng cộng đồng: Tạo động lực cho các doanh nghiệp bứt phá doanh thu Chương trình Net Zero của Vinamilk dành giải thưởng Doanh nghiệp trách nhiệm Châu Á Ấm áp "Bữa cơm Công đoàn" tại doanh nghiệp

Ngày 18/7, Báo VietNamNet phối hợp với Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông - TT&TT) tổ chức tọa đàm ‘Tắt sóng 2G người dân cần chuẩn bị gì?’.

Từ tháng 9/2026 dừng hệ thống 2G

Phát biểu khai mạc tọa đàm, ông Võ Đăng Thiên, Phó Tổng Biên tập Báo VietNamNet cho hay, việc tắt công nghệ cũ như 2G, 3G là xu hướng chung của thế giới. Theo thống kê của GSMA, cho đến giữa năm nay, có 149 nhà mạng đã và đang triển khai tắt công nghệ cũ. Đại đa số các nước đã tắt 2G là các quốc gia tiên tiến, với 63% ở châu Âu và hơn 20% ở châu Á. Nhiều quốc gia đã tắt 2G từ lâu như Mỹ, Singapore từ năm 2017 và năm 2018 là Australia.

Tắt sóng 2G đem lại lợi ích cho người dân và doanh nghiệp
Quang cảnh tọa đàm. (Ảnh: Lê Anh Dũng)

Bộ TT&TT đã có những chính sách tốt để chuẩn bị cho việc tắt sóng 2G, tiêu biểu như vấn đề tiêu chuẩn hóa, không cho phép nhập khẩu thiết bị 2G Only. Nhờ vậy, sẽ tạo điều kiện để việc tắt sóng 2G ảnh hưởng rất ít đến người sử dụng.

Việc tắt sóng 2G đem lại nhiều lợi ích cho người dân và doanh nghiệp, đồng thời thúc đẩy xã hội số, kinh tế số và Chính phủ số.

Cụ thể, với người dân, việc tắt sóng 2G sẽ giúp họ được chuyển sang sử dụng các dịch vụ băng rộng 4G, 5G chất lượng cao hơn. Đồng thời, điều này cũng góp phần hoàn thành mục tiêu “Mỗi người dân một máy điện thoại thông minh”, phổ cập điện thoại thông minh đến tất cả người dân Việt Nam của Chính phủ.

Đối với doanh nghiệp, họ sẽ được loại bỏ công nghệ cũ ra khỏi mạng lưới, giảm bớt chi phí khai thác và cũng góp phần phát triển công nghệ xanh. Trên mạng lưới hiện nay, công nghệ 2G gây tốn điện. Vì thế, loại bỏ 2G không chỉ lợi cho doanh nghiệp mà còn có lợi cho xã hội, hướng tới phát triển xanh.

Còn đối với Chính phủ, việc tắt sóng 2G sẽ giải phóng băng tần dành cho công nghệ cũ để chuyển sang dùng cho các công nghệ mới, mang lại hiệu quả cao hơn, đồng thời, thúc đẩy xã hội số, kinh tế số và Chính phủ số.

Hiện các nhà mạng đang xây dựng và triển khai các chính sách hỗ trợ người dùng khi dừng sóng 2G, tập trung vào hai hỗ trợ chính là hỗ trợ thiết bị đầu cuối và hỗ trợ cước sử dụng để khách hàng chủ động chuyển đổi sang sử dụng smartphone.

Nhìn nhận được điều này, từ vài năm nay, Bộ TT&TT đã nhiều lần lấy ý kiến các doanh nghiệp viễn thông, từ đó xác định công nghệ 2G, 3G đều là công nghệ cũ. Tuy nhiên, 2G là công nghệ cũ hơn, hầu hết thiết bị mạng 2G của các doanh nghiệp di động đã hết khấu hao, đa phần là các thiết bị lỗi thời, tiêu hao năng lượng lớn, hiệu suất sử dụng tần số không cao, một số thiết bị không còn nguồn cung ứng để thay thế, sửa chữa. Do vậy, chủ trương dừng công nghệ 2G đã được đồng thuận và thể hiện tại thông tư quy hoạch băng tần 900 MHz.

Việc dừng công nghệ 2G sẽ diễn ra 2 giai đoạn như sau: Từ tháng 9/2024 dừng phục vụ thuê bao sử dụng máy điện thoại chỉ sử dụng công nghệ 2G (2G only); Từ tháng 9/2026 dừng hệ thống 2G. Hiện nay, các doanh nghiệp viễn thông dựa trên thực tế khai thác của mình sẽ tắt dần các trạm 2G tại các khu vực không phát sinh lưu lượng qua mạng 2G.

Theo Phó Cục trưởng Cục Viễn thông Nguyễn Phong Nhã để thực hiện lộ trình dừng công nghệ 2G, Bộ TT&TT đã đề nghị các nhà mạng di động triển khai hạ tầng mạng 4G đảm bảo có vùng phủ thay thế trạm thu phát vô tuyến 2G tại khu vực tắt sóng, chú trọng phát triển hạ tầng tại vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo, đảm bảo đến năm 2025, tất cả thôn bản đang lõm sóng và đã có điện lưới quốc gia được phủ sóng băng rộng di động 4G.

Bên cạnh đó, Bộ cũng chỉ đạo các Sở TT&TT tham mưu cho lãnh đạo UBND các tỉnh/thành phố có giải pháp hỗ trợ người sử dụng, đặc biệt là nhóm yếu thế. Đồng thời Bộ cũng tiếp tục yêu cầu doanh nghiệp thực hiện các giải pháp để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như truyền thông tới từng thuê bao, có giải pháp hỗ trợ thiết bị đầu cuối cho người dùng, nhất là người già, người có thu nhập thấp, sống ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Hỗ trợ tối đa người dân thực hiện chuyển đổi

Về phía doanh nghiệp cung cấp thiết bị di động, Giám đốc phát triển kinh doanh dịch vụ của Thế Giới Di Động Trương Minh Hoàng cho biết, ngay khi nhận được kết hoạch tắt sóng 2G từ Bộ TT&TT, đơn vị đã chủ động, liên hệ với các hãng sản xuất điện thoại, đồng hành cùng các nhà mạng, hỗ trợ các sản phẩm SIM data miễn phí để khách hàng chuyển dịch trong tương lai.

Tắt sóng 2G đem lại lợi ích cho người dân và doanh nghiệp
Ảnh minh họa.

“Hiện khách hàng sẽ có 2 xu hướng chính, một nhóm điện thoại “cục gạch” 2G sẽ chuyển lên 4G, một nhóm sẽ chuyển lên smartphone. Thế Giới Di Động đang có chiến dịch cụ thể cho khách hàng để họ mang máy đến cửa hàng. Thế Giới Di Động đã chủ động liên hệ với các nhà sản xuất điện thoại để hỗ trợ cho khách hàng các dòng máy từ 390.000 đồng - 1,5 triệu đồng. Hệ thống cũng có chương trình ưu đãi, hỗ trợ khách hàng chuyển dịch, thay SIM miễn phí, tặng thêm data. Với các khách hàng mới sử dụng smartphone, họ thường dùng máy ở mức giá 1,9-5 triệu đồng, chúng tôi sẽ hỗ trợ SIM hoặc data miễn phí, cùng chính sách trả góp, thậm chí không cần trả trước”, ông Trương Minh Hoàng chia sẻ.

Về phía doanh nghiệp viễn thông, Phó Tổng Giám Đốc VNPT VinaPhone Lê Đắc Kiên cho biết, trước lộ trình tắt sóng 2G, thời gian qua đơn vị đã tăng cường phủ sóng 4G để thay thế. VinaPhone đang có kế hoạch chuẩn bị trạm 4G để thay thế 2G. Về mặt mạng lưới, công nghệ đã được chuẩn bị đầy đủ.

Tuy nhiên, khi tắt sóng 2G, một số khách hàng sẽ bị ảnh hưởng, có thể kể đến như ngư dân ngoài đảo xa chỉ dùng điện thoại 2G để nhắn tin vì nhu cầu của họ chỉ có vậy. Do đó, VinaPhone đã mua sắm thiết bị đầu cuối smartphone giá rẻ, điện thoại thông thường hỗ trợ 3G, 4G để hỗ trợ những đối tượng này. Người dân hoàn toàn yên tâm do việc trải nghiệm điện thoại đó giống máy điện thoại đời cũ.

Ông Nguyễn Trọng Tính, Phó Tổng Giám đốc Viettel Telecom cho hay, trong 6 tháng đầu năm 2024, Viettel đã chuyển đổi hơn 2 triệu thuê bao, con số rất lớn so với các năm trước. Đến ngày 1/7, Viettel không cung cấp dịch vụ mới cho bất kỳ thuê bao nào dùng máy 2G Only. Chính sách này giúp số lượng thuê bao 2G từ đầu năm nay chỉ còn 1/5 so với các năm trước, giúp thuê bao mới 2G hoà mạng không còn.

Viettel cũng đưa ra những chính sách hỗ trợ rất mạnh như giảm giá máy từ 30-50%; truyền thông sâu rộng thông qua tổ công nghệ số cộng đồng, người có uy tín trong cộng đồng; tổ chức bán hàng lưu động đến tận cấp xã. Với khách hàng Viettel, 70% ở nông thôn, miền núi, đối tượng khó khăn, hộ nghèo nhiều, không có khả năng chi trả nên nhà mạng cũng khó khăn trong việc chuyển đổi.

“Chúng tôi đề xuất các nhà cung cấp nâng sản lượng máy, đây là yếu tố quyết định việc chuyển đổi 2G có thành công hay không. Mong các chuỗi cung cấp thiết bị đầu cuối đảm bảo số lượng thiết bị để hỗ trợ người dùng; cần tăng cường hơn nữa công tác truyền thông, tuyên truyền, vận động người dân hiểu và chuyển đổi lên sử dụng các dịch vụ băng rộng 4G, 5G. Đối với vấn đề cuộc gọi VoLTE, khi tắt 2G chỉ còn VoLTE, để có chất lượng trải nghiệm tốt, các nhà mạng cần đầu tư thêm. Hiện Viettel sẵn sàng đáp ứng được khoảng 40 triệu cuộc gọi VoLTE. Về vùng phủ, chúng tôi cố gắng, từ ngày 15/9, vùng phủ 4G tương đương 2G để đảm bảo chất lượng mạng lưới”, ông Tính cho hay.

N.Hoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lãnh đạo quận Hoàn Kiếm đối thoại với công nhân, viên chức, lao động

Lãnh đạo quận Hoàn Kiếm đối thoại với công nhân, viên chức, lao động

(LĐTĐ) Chiều 18/7, Quận ủy - HĐND - UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với LĐLĐ quận tổ chức Hội nghị gặp gỡ, đối thoại giữa thường trực Quận ủy với công nhân, viên chức, lao động quận Hoàn Kiếm năm 2024.
Tắt sóng 2G đem lại lợi ích cho người dân và doanh nghiệp

Tắt sóng 2G đem lại lợi ích cho người dân và doanh nghiệp

(LĐTĐ) Hiện các nhà mạng đang xây dựng và triển khai các chính sách hỗ trợ người dùng khi dừng sóng 2G, tập trung vào hai hỗ trợ chính là hỗ trợ thiết bị đầu cuối và hỗ trợ cước sử dụng để khách hàng chủ động chuyển đổi sang sử dụng smartphone.
Sắp diễn ra Giải Vô địch Golf Quốc gia 2024, Cúp VinFast - Hải Phòng

Sắp diễn ra Giải Vô địch Golf Quốc gia 2024, Cúp VinFast - Hải Phòng

(LĐTĐ) Giải Vô địch Golf Quốc gia 2024, Cúp VinFast - Hải Phòng diễn ra tới đây hy vọng sẽ tạo dấu ấn mới về giải đấu dần khẳng định thương hiệu trong "làng Golf" Việt Nam và khu vực.
Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tri ân các anh hùng liệt sĩ ở Quảng Trị

Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tri ân các anh hùng liệt sĩ ở Quảng Trị

(LĐTĐ) Ngày 18/7, Đoàn cán bộ Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam do đồng chí Huỳnh Thanh Xuân - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến dâng hương, dâng hoa tri ân các anh hùng liệt sĩ ở tỉnh Quảng Trị.
Hà Nội: Biểu dương 95 Chủ tịch Công đoàn cơ sở xuất sắc tiêu biểu

Hà Nội: Biểu dương 95 Chủ tịch Công đoàn cơ sở xuất sắc tiêu biểu

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ chương trình kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam, sáng nay (18/7), Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội long trọng tổ chức biểu dương 95 Chủ tịch Công đoàn cơ sở xuất sắc tiêu biểu năm 2024.
Giảm gần 50% giá khám sức khoẻ cho đoàn viên Công đoàn Viên chức tỉnh Nghệ An

Giảm gần 50% giá khám sức khoẻ cho đoàn viên Công đoàn Viên chức tỉnh Nghệ An

(LĐTĐ) Chiều ngày 18/7, Công đoàn Viên chức tỉnh Nghệ An và Bệnh viện Đa khoa Thái An đã tổ chức ký kết chương trình phúc lợi đoàn viên
“Chìa khóa” để nâng cao chất lượng giáo dục

“Chìa khóa” để nâng cao chất lượng giáo dục

Với quy mô giáo dục lớn nhất cả nước, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội xác định việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong dạy, học, kiểm tra, đánh giá có vai trò hết sức quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục; đồng thời tăng hiệu quả quản trị nhà trường và tạo kết nối giữa giáo viên với học sinh, phụ huynh.

Tin khác

“Chìa khóa” để nâng cao chất lượng giáo dục

“Chìa khóa” để nâng cao chất lượng giáo dục

Với quy mô giáo dục lớn nhất cả nước, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội xác định việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong dạy, học, kiểm tra, đánh giá có vai trò hết sức quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục; đồng thời tăng hiệu quả quản trị nhà trường và tạo kết nối giữa giáo viên với học sinh, phụ huynh.
Danh sách 147 học sinh trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 ở Hà Nội

Danh sách 147 học sinh trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 ở Hà Nội

(LĐTĐ) Ngày 18/7, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã công bố danh sách 147 học sinh trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 Trường Trung học phổ thông (THPT) Đoàn Kết - Hai Bà Trưng (quận Hai Bà Trưng) và Trường THPT Minh Quang (huyện Ba Vì) năm học 2024 - 2025.
Thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học đến 17h ngày 30/7

Thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học đến 17h ngày 30/7

(LĐTĐ) Từ hôm nay (18/7) đến 17h ngày 30/7, Hệ thống hỗ trợ xét tuyển chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức được mở để thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học, cao đẳng sư phạm mầm non năm 2024.
Phẫu thuật thành công bệnh nhân bị đa chấn thương do tai nạn giao thông

Phẫu thuật thành công bệnh nhân bị đa chấn thương do tai nạn giao thông

(LĐTĐ) Vừa qua, Khoa Cấp cứu Ngoại, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông vừa tiếp nhận và điều trị thành công cho bệnh nhân V. V. Đ, (21 tuổi, ở Hà Nội), vào viện vì đa chấn thương do tai nạn giao thông.
Hà Nội duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số

Hà Nội duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình Hà Nội, trong 6 tháng năm 2024, Hà Nội đã tập trung ổn định quy mô dân số, duy trì mức sinh thay thế; nâng cao chất lượng dân số, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế, xã hội của Thành phố.
Phát huy giá trị văn hóa Lễ hội Tổng Nam Phù

Phát huy giá trị văn hóa Lễ hội Tổng Nam Phù

(LĐTĐ) Lễ hội Tổng Nam Phù được nhân dân trong 10 làng thuộc huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín tổ chức để kỷ niệm nhị vị Bồ Tát có công xây dựng nên 3 ngôi chùa cổ nổi tiếng là chùa Tự Khoát, chùa Đông Phù và chùa Ninh Xá; truyền nghề giúp dân sinh sống và phát triển giáo pháp của đức Phật.
Cả nước có 10.878 điểm 10 thi tốt nghiệp THPT

Cả nước có 10.878 điểm 10 thi tốt nghiệp THPT

(LĐTĐ) Theo kết quả thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, cả nước có 10.878 điểm 10 ở 9 môn thi, giảm mạnh so với năm 2023.
Hà Nội: Tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm 2024 đạt 99,8%

Hà Nội: Tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm 2024 đạt 99,8%

(LĐTĐ) Năm 2024, tỷ lệ tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) của thành phố Hà Nội có sự chuyển biến, đạt 99,8% (tăng 0,24% so với năm 2023).
Phát động chiến dịch “Nhận diện lừa đảo” nhằm hạn chế lừa đảo trực tuyến

Phát động chiến dịch “Nhận diện lừa đảo” nhằm hạn chế lừa đảo trực tuyến

(LĐTĐ) Nhằm chia sẻ tới cộng đồng người dùng mạng xã hội các hình thức phòng tránh lừa đảo trực tuyến hữu ích, Cục An toàn Thông tin (Bộ Thông tin và Truyền Thông) và Tập đoàn Meta phát động chiến dịch “Nhận diện lừa đảo” lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam trong năm 2024.
1 học sinh Hà Nội là đồng thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

1 học sinh Hà Nội là đồng thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(LĐTĐ) Cùng đạt 57,85/60 điểm, hai học sinh, trong đó có 1 học sinh của Hà Nội đã trở thành thủ khoa của kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động