Bộ Nội vụ đề xuất 9 nhóm đối tượng được tăng lương cơ sở từ 1/7

(LĐTĐ) Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến góp ý vào Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Theo đó, từ ngày 1/7/2023, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng.
Cần khoảng 60.000 tỷ đồng cho việc tăng lương cơ sở từ 1/7/2023 Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Kinh tế tăng trưởng tốt thì sẽ cải cách tiền lương Quốc hội chốt thời điểm tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng từ ngày 1/7/2023

Cải thiện đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang

Trong Tờ trình, Bộ Nội vụ cho biết, thực hiện Nghị quyết số 70/2018/QH14 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 38/2019/NĐ-CP điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1.390.000 đồng/tháng lên 1.490.000 đồng/tháng (tăng thêm 7,19%) từ ngày 1/7/2019.

Từ năm 2020 đến nay, do tác động bất lợi của nhiều yếu tố trong nước và quốc tế, đặc biệt là tác động của dịch bệnh Covid-19 nên chưa có điều kiện để tiếp tục điều chỉnh mức lương cơ sở theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 38/2019/NĐ-CP nêu trên và thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII. Theo đó mức lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng được giữ nguyên từ ngày 1/7/2019 đến nay.

Nếu so với mức lương vùng của người lao động khu vực doanh nghiệp thì mức lương 1.490.000 đồng/tháng (áp dụng đối với đối tượng hưởng lương ngân sách) mới đạt 37,89% so với mức lương tối thiểu vùng bình quân năm 2022 (3.932.500 đồng/tháng), dẫn đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang còn nhiều khó khăn.

Vì vậy, việc xây dựng Nghị định của Chính phủ điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.800.000 đồng/tháng (tăng thêm 20,8%, thực hiện từ ngày 1/7/2023) là cần thiết nhằm góp phần cải thiện đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

9 nhóm đối tượng được tăng lương

Theo Dự thảo Nghị định, 9 nhóm đối tượng áp dụng gồm:

Thứ nhất, cán bộ, công chức từ Trung ương đến cấp huyện quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019).

Thứ hai, cán bộ, công chức cấp xã quy định tại Khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019).

Thứ ba, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Luật Viên chức năm 2010 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019).

Thứ tư, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và lực lượng vũ trang (quân đội, công an, cơ yếu) theo quy định tại Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập đang được xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

Thứ năm, người làm việc trong chỉ tiêu biên chế trong các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.

Thứ sáu, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ và công nhân, viên chức quốc phòng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam.

Thứ bảy, sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, công nhân công an thuộc Công an nhân dân.

Thứ tám, người làm việc trong tổ chức cơ yếu.

Thứ chín, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố.

Sử dụng nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên để tăng lương

Về kinh phí thực hiện, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương: Sử dụng nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên (không kể các khoản chi tiền lương, phụ cấp theo lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) dự toán năm 2023 tăng thêm so với dự toán năm 2022 được cấp có thẩm quyền giao; Một phần nguồn thu được để lại theo chế độ của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; Sử dụng nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2022 chưa sử dụng hết chuyển sang (nếu có).

Với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, có 4 nguồn sau: Thứ nhất là sử dụng 10% tiết kiệm chi thường xuyên (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp theo lương, khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) dự toán năm 2023 tăng thêm so với dự toán năm 2022 được cấp có thẩm quyền giao;

Thứ hai là sử dụng 70% tăng thu ngân sách địa phương năm 2022 thực hiện so với dự toán (không kể thu tiền sử dụng đất; thu tiền thuê đất một lần được nhà đầu tư ứng trước để bồi thường, giải phóng mặt bằng; thu tiền bảo vệ và phát triển đất trồng lúa; thu từ xử lý tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền quyết định sử dụng để chi đầu tư theo quy định; xổ số kiến thiết; phí tham quan các khu di tích, di sản thế giới; phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu; phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản; thu từ quỹ đất công ích, thu hoa lợi, công sản tại xã và thu tiền cho thuê, cho thuê mua, bán nhà thuộc sở hữu nhà nước) được Thủ tướng Chính phủ giao;

Nguồn thứ ba là nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2022 chưa sử dụng hết chuyển sang;

Nguồn thứ tư là sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2023. Riêng đối với số thu từ việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, y tế dự phòng và dịch vụ y tế khác của cơ sở y tế công lập sử dụng tối thiểu 35%. Phạm vi trích số thu được để lại được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về nhu cầu và nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2023.

Theo dự thảo Nghị định, ngân sách trung ương bổ sung nguồn kinh phí còn thiếu do điều chỉnh mức lương cơ sở năm 2023 cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sau khi đã thực hiện các nguồn nêu trên.

Dự thảo Nghị định dự kiến có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2023 và thay thế Nghị định số 38/2019/NĐ-CP.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Để chống ngập khu vực nội đô: Cần “khơi thông” các dự án thoát nước

Để chống ngập khu vực nội đô: Cần “khơi thông” các dự án thoát nước

(LĐTĐ) Lưu lượng mưa quá lớn, tốc độ đô thị hóa nhanh, lại hệ thống thoát nước một số nơi chậm tiến độ khiến Thành phố ngập lụt diện rộng trong những trận mưa vừa qua. Vấn đề đặt ra, cần đẩy nhanh tốc đô thi công các dự án thoát nước.
Đau đáu “giữ hồn” nghề tò he Xuân La

Đau đáu “giữ hồn” nghề tò he Xuân La

(LĐTĐ) Làng Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên (Hà Nội) từ lâu nổi tiếng với nghề truyền thống nặn tò he. Thế nhưng, giữa những biến thiên của thời cuộc, tò he đã từng có giai đoạn tưởng chừng mai một. May mắn thay, nơi đất nghề vẫn còn những nghệ nhân thuỷ chung, họ âm thầm gìn giữ và từng bước làm hồi sinh tò he.
Để trí thức là “binh chủng” đưa đất nước hùng cường

Để trí thức là “binh chủng” đưa đất nước hùng cường

(LĐTĐ) "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia", cùng với giai cấp công nhân, nông dân (gọi chung liên minh công - nông), đội ngũ trí thức được Đảng xác định là tầng lớp quan trọng trong công cuộc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Đặc biệt, thời kỳ mới, khi kinh tế tri thức mà đỉnh cao là khoa học công nghệ chi phối toàn cầu, sự cạnh tranh giữa các quốc gia ngày càng lớn, muốn cụ thể hóa mục tiêu đất nước hùng cường như Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đề ra, vai trò của đội ngũ trí thức ngày càng quan trọng.
Chú trọng công tác vận động, tuyên truyền giáo dục

Chú trọng công tác vận động, tuyên truyền giáo dục

(LĐTĐ) Hoạt động công đoàn và phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội luôn được nâng cao về chất lượng. Công đoàn đã chủ động đổi mới nội dung, hình thức hoạt động theo phương châm hướng mạnh về cơ sở, trong đó đặc biệt chú trọng công tác vận động, tuyên truyền giáo dục góp phần xây dựng đội ngũ CNVCLĐ ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá Thủ đô và đất nước.
Giá vàng trong nước vẫn “chợ riêng”

Giá vàng trong nước vẫn “chợ riêng”

(LĐTĐ) Trước sự chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới khá lớn, một số chuyên gia cho rằng, sẽ rủi ro cho nhà đầu tư khi giá vàng Việt Nam cứ mãi “một mình một chợ”.
LĐLĐ huyện Mỹ Đức phối hợp với Bảo hiểm xã hội chăm lo tốt nhất cho người lao động

LĐLĐ huyện Mỹ Đức phối hợp với Bảo hiểm xã hội chăm lo tốt nhất cho người lao động

(LĐTĐ) Những năm qua, Bảo hiểm xã hội (BHXH) huyện Mỹ Đức, Hà Nội, đã phối hợp tốt với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Mỹ Đức làm tốt công tác chăm lo, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động.
Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã khai mạc sáng ngày 2/10, tại Thủ đô Hà Nội.

Tin khác

Để trí thức là “binh chủng” đưa đất nước hùng cường

Để trí thức là “binh chủng” đưa đất nước hùng cường

(LĐTĐ) "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia", cùng với giai cấp công nhân, nông dân (gọi chung liên minh công - nông), đội ngũ trí thức được Đảng xác định là tầng lớp quan trọng trong công cuộc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Đặc biệt, thời kỳ mới, khi kinh tế tri thức mà đỉnh cao là khoa học công nghệ chi phối toàn cầu, sự cạnh tranh giữa các quốc gia ngày càng lớn, muốn cụ thể hóa mục tiêu đất nước hùng cường như Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đề ra, vai trò của đội ngũ trí thức ngày càng quan trọng.
Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã khai mạc sáng ngày 2/10, tại Thủ đô Hà Nội.
Xem xét, cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng

Xem xét, cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng

(LĐTĐ) Theo TTXVN, sáng 2/10, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội lý giải vì sao không cố định lịch nghỉ Tết các năm

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội lý giải vì sao không cố định lịch nghỉ Tết các năm

(LĐTĐ) Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh cho biết, theo Bộ luật Lao động và căn cứ điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ Tết Âm lịch và ngày Quốc khánh.
Đã bắt Giám đốc VIETSE Ngô Thị Tố Nhiên và 2 cán bộ EVN

Đã bắt Giám đốc VIETSE Ngô Thị Tố Nhiên và 2 cán bộ EVN

(LĐTĐ) Người phát ngôn Bộ Công an - Trung tướng Tô Ân Xô cho biết bà Ngô Thị Tố Nhiên, Giám đốc Công ty TNHH Sáng kiến về chuyển dịch năng lượng Việt Nam (VIETSE); cùng 2 cán bộ Tập đoàn EVN đã bị bắt từ ngày 25/9 vừa qua.
Phát triển nhà ở xã hội: Không tăng lợi nhuận cho nhà đầu tư để hạn chế nâng giá bán nhà

Phát triển nhà ở xã hội: Không tăng lợi nhuận cho nhà đầu tư để hạn chế nâng giá bán nhà

(LĐTĐ) Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, tới đây việc dành quỹ đất cho phát triển nhà ở xã hội sẽ do Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh điều tiết. Như vậy sẽ dành đủ quỹ đất ở các khu vực độc lập cũng như trong các dự án nhà ở thương mại nếu như phù hợp điều kiện và quy hoạch.
Bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em trong khu vực ASEAN

Bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em trong khu vực ASEAN

(LĐTĐ) Thúc đẩy và bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em trong khu vực ASEAN là chủ đề nổi bật tại Hội thảo tham vấn của Ủy ban ASEAN về Thúc đẩy và bảo vệ quyền của Phụ nữ và Trẻ em (ACWC) vừa diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM). Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) Việt Nam là cơ quan đầu mối phụ trách hoạt động của ACWC.
Tập trung đào tạo nhân lực và cải cách thủ tục hành chính để chuẩn bị đón các dự án FDI mới

Tập trung đào tạo nhân lực và cải cách thủ tục hành chính để chuẩn bị đón các dự án FDI mới

(LĐTĐ) Sáng 30/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2023 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương.
Tiếp tục nâng cao ý thức phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ

Tiếp tục nâng cao ý thức phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ

(LĐTĐ) Tối 28/9, đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội đã đến dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ phát động toàn dân phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và cứu nạn cứu hộ (CNCH) năm 2023 với chủ đề “Ánh dương trong màn đêm”. Chương trình do Bộ Công an phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức.
Đã lồng ghép hầu hết mục tiêu Cộng đồng văn hóa - xã hội ASEAN đến năm 2025

Đã lồng ghép hầu hết mục tiêu Cộng đồng văn hóa - xã hội ASEAN đến năm 2025

(LĐTĐ) Đây là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) Nguyễn Thị Hà tại Hội nghị quốc gia về thực hiện Đề án xây dựng và triển khai Kế hoạch thực hiện các mục tiêu của Cộng đồng văn hóa - xã hội ASEAN đến năm 2025 (gọi tắt là Đề án 161) do Bộ LĐTX&XH tổ chức vừa qua tại thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).
Xem thêm
Phiên bản di động