Bí kíp tránh “tiền mất tật mang” khi du lịch nước ngoài

Khi ở nước ngoài, không ai muốn phải rơi vào hoàn cảnh tay không có tiền mặt, thẻ tín dụng, hay không thể rút tiền từ bất kỳ nguồn nào cả. Đó là lý do bạn nên đọc bài viết sau để có thể tận dụng mọi nguồn tài chính của mình.
bi kip tranh tien mat tat mang khi du lich nuoc ngoai Điểm du lịch chất lừ ở Đà Nẵng được giới trẻ "check-in" nhiều nhất
bi kip tranh tien mat tat mang khi du lich nuoc ngoai Chia sẻ bí quyết trải nghiệm những ngày thu tuyệt đẹp tại Hàn Quốc
bi kip tranh tien mat tat mang khi du lich nuoc ngoai Chơi gì, xem gì trọn một ngày ở Phố Cổ Hà Nội?
bi kip tranh tien mat tat mang khi du lich nuoc ngoai Những điểm du lịch không thể bỏ qua dịp 2/9

1. Trước khi lên đường

bi kip tranh tien mat tat mang khi du lich nuoc ngoai

Rất nhiều du khách đặt trước cả tá khách sạn, nhà nghỉ khi họ đi du lịch nước ngoài. Nếu phải đặt cọc một phần, hoặc toàn bộ tiền trước qua Internet, hãy tránh sử dụng ngân hàng hết mức có thể. Các ngân hàng sẽ thu phí giao dịch từ 20-30 USD (400.000-600.000 đồng). Tỷ giá hiện nay cũng không được khá khẩm gì. Thêm vào đó, bạn sẽ phát hiện ra một phần tiền của mình đã bị bốc hơi đi đâu mất. Số tiền này có thể là 30-50 USD (600-1 triệu đồng) phí trung gian mà các ngân hàng trừ ra.

Một số chủ nhà nghỉ, khách sạn sử dụng Paypal, có phần tiện hơn nhưng bạn vẫn phải trả một khoản phí giao dịch. Paypal cũng đánh vào tỷ giá tương đương như các ngân hàng.

Một trong những cách tốt nhất để gửi tiền ra nước ngoài chính là thông qua các công ty chuyển tiền, vốn có tỷ giá đổi tiền tốt hơn đa số ngân hàng, họ cũng tính phí quản lý rẻ hơn. Khi phải trả một số tiền khách sạn lớn, bạn sẽ tiết kiệm được kha khá tiền với cách thức này. Ngoài ra, trước khi đi, bạn cũng nên thông báo cho ngân hàng để họ kiểm soát chặt chẽ các giao dịch từ tài khoản khi bạn đang ở nước ngoài.

2. Séc du lịch và thẻ tiền du lịch

bi kip tranh tien mat tat mang khi du lich nuoc ngoai

Bạn có thể mua các loại séc du lịch, nhưng số lượng những loại séc này đã giảm mạnh vài năm nay. Nguyên nhân là do thẻ tín dụng tiện dụng hơn, cũng có nhiều cây ATM hơn trước đây.

Nhiều người vẫn ưa dùng séc bởi lẽ họ có thể lấy lại tiền nếu tấm séc bị trộm hoặc mất (nếu họ giữ được số series). Nhưng bạn phải trả phí khi mua.

Thẻ tiền du lịch với khả năng đổi ngoại tệ cũng đang là một thay thế mới cho séc du lịch. Hầu hết các ngân hàng đều cung cấp loại thẻ này. Nhìn chung, bạn chỉ cần đưa tiền vào thẻ, nó sẽ chuyển sang loại tiền tệ mà bạn cần. Bạn cũng có thể nạp nhiều loại tiền tệ cùng một lúc. Tỷ giá sẽ được khóa lại tại thời điểm bạn mua thẻ, do vậy bạn sẽ không phải e ngại về việc tỷ giá dao động.

Hãy sử dụng các thẻ này để mua hàng tại nước ngoài hay rút tiền từ ATM. Bạn cũng có thể nạp tiền bằng hệ thống ngân hàng online. Có nhiều loại thẻ, tùy thuộc vào mệnh giá, nhưng bạn có thể trả phí nạp thẻ ban đầu, phí tái nạp thẻ, phí chuyển đổi ngoại tệ và phí rút thẻ ngân hàng.

3. Thẻ tín dụng và thẻ debit

bi kip tranh tien mat tat mang khi du lich nuoc ngoai

Dùng thẻ tín dụng và debit, bạn sẽ phải trả nhiều phí hơn. Khi mua hàng, rút tiền ATM, bạn sẽ phải trả phí giao dịch nước ngoài, thường ở mức 3%. Các ngân hàng nước ngoài cũng sẽ tính phí rút tiền từ ATM của họ. Bạn có thể tránh được vấn đề này nếu sử dụng ngân hàng có đối tác ATM tại nước ngoài.

Nên nhớ, phải luôn sử dụng thẻ debit khi rút tiền ATM. Nếu bạn rút tiền bằng thẻ tín dụng, trường hợp này gọi là tính tiền trước, và bạn sẽ tự động phải trả lãi suất cho lần rút tiền này (có thể lên tới 24%). Bạn sẽ tiếp tục bị tính mức lãi suất cao ngất này cho đến khi trả hết toàn bộ số tiền giao dịch.

Tuy nhiên, nếu sử dụng thẻ tín dụng để mua hàng, ví dụ như trả tiền ăn tại Paris, bạn sẽ không phải trả lại tiền cho đến khi bạn đã hết hạn được miễn tính lãi suất (lên tới khoảng 55 ngày, tùy thuộc loại thẻ).

Một vấn đề khác là các khách sạn lấy trước một phần gọi là tiền cho phép từ thẻ này khi làm thủ tục check-in để trả cho bất kì dịch vụ nào mà bạn sử dụng, ví dụ như mini bar. Số tiền còn lại trong thẻ tín dụng sẽ bị trừ cho số tiền này – có thể vào khoảng vài trăm đôla. Nếu bạn dùng thẻ debit, bạn sẽ bị lấy hết số tiền nói trên, đặc biệt là phải mất đến vài ngày hoặc vài tuần sau số tiền này mới được hoàn trả lại. Có một cách để tránh được vấn đề chính là đưa tiền mặt để đặt cọc cho khách sạn.

4. Tiếp cận tiền sau khi bị mất hoặc cướp

bi kip tranh tien mat tat mang khi du lich nuoc ngoai

Nếu mang quá nhiều tiền mặt bên người khi ra nước ngoài, bạn sẽ lâm vào cảnh khốn cùng nếu bị mất hoặc cướp. Một số công ty bảo hiểm du lịch sẽ hoàn lại số tiền này, nhưng bạn có khả năng phải trả phí, và tất nhiên cả sự bất tiện vì phải báo cảnh sát. Rất nhiều loại bảo hiểm cũng chỉ giới hạn hoàn tiền mặt dưới 250 USD (khoảng 5,5 triệu đồng).

Bạn sẽ cần phải chuyển tiền để có ngay tiền mặt trong túi trong thời gian sớm nhất. Cách tốt nhất là làm việc với các ngân hàng toàn cầu, để bạn có thể chuyển tiền từ tài khoản ở quê nhà sang một chi nhánh ngân hàng gần nhất. Ngoài ra, người thân cũng có thể gửi tiền cho bạn qua MoneyGram hoặc Western Union, bạn cần có giấy tờ chứng minh để nhận tiền, và thường vẫn phải trả phí.

Nếu thẻ tín dụng hoặc thẻ debit bị mất hoặc cướp, bạn có thể đổi sang cái mới khi gọi vào số khẩn cấp. Nhiều ngân hàng có dịch vụ cung cấp thẻ mới khẩn cấp thông qua hệ thống chi trả phối hợp như MasterCard, Visa. Tiền của bạn cũng được bảo vệ, miễn là bạn thông báo cho cho ngân hàng sớm, và không làm gì ngớ ngẩn như kiểu để thẻ trong máy, cho người khác biết mã pin, hoặc sử dụng sinh nhật làm mật mã.

Đối với thẻ tiền du lịch, nếu bị mất hoặc cướp, chỉ thông báo và thẻ sẽ bị ngắt. Đôi khi, bạn có thể được cấp thẻ dự phòng có mã khác, trong trường hợp bị mất thẻ đầu tiên, nhưng thường thì công ty sẽ cấp cho bạn một thẻ mới tinh. Thẻ này không được liên kết với tài khoản ngân hàng, do vậy bạn không phải lo lắng quá nhiều. Bạn cũng sẽ không phải chịu trách nhiệm cho bất kì giao dịch phi pháp nào cả.

laodong.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lấy ý kiến dự thảo quy định tiêu chuẩn chức danh, bổ nhiệm và xếp lương viên chức tư vấn học sinh

Lấy ý kiến dự thảo quy định tiêu chuẩn chức danh, bổ nhiệm và xếp lương viên chức tư vấn học sinh

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý về dự thảo Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương viên chức tư vấn học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trường chuyên biệt công lập.
Công đoàn ngành Y tế Hà Nội: Luôn chú trọng chăm lo cho đoàn viên, người lao động

Công đoàn ngành Y tế Hà Nội: Luôn chú trọng chăm lo cho đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Thời gian qua, các cấp Công đoàn ngành Y tế Hà Nội luôn chú trọng công tác đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động.
Hà Nội ghi nhận thêm 15 ca mắc ho gà

Hà Nội ghi nhận thêm 15 ca mắc ho gà

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, trong tuần qua, trên địa bàn Thành phố có thêm 15 trường hợp mắc ho gà tại 11 quận, huyện, tăng 14 ca so với tuần trước đó.
Các hoạt động Tháng Công nhân được tổ chức thiết thực, tạo sức lan tỏa

Các hoạt động Tháng Công nhân được tổ chức thiết thực, tạo sức lan tỏa

(LĐTĐ) Để Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024 thực sự có sức lan tỏa và thiết thực với công nhân, viên chức, lao động, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Tây Hồ tổ chức nhiều chương trình, hoạt động đổi mới, sáng tạo, ý nghĩa hướng đến đoàn viên, người lao động.
Thời tiết ngày 28/4: Hà Nội nắng nóng đặc biệt gay gắt, có nơi trên 39 độ

Thời tiết ngày 28/4: Hà Nội nắng nóng đặc biệt gay gắt, có nơi trên 39 độ

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/4, khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất trên 39 độ C.
Khích lệ lao động nữ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Khích lệ lao động nữ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

(LĐTĐ) Việc triển khai hiệu quả phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong các cấp Công đoàn huyện Mê Linh đã góp phần khích lệ, động viên nữ đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn huyện hăng hái thi đua lao động sản xuất, công tác tốt và xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.
Ngày đầu nghỉ lễ 30/4-1/5: Nhiều người không thể đoàn tụ gia đình vì tai nạn giao thông

Ngày đầu nghỉ lễ 30/4-1/5: Nhiều người không thể đoàn tụ gia đình vì tai nạn giao thông

(LĐTĐ) Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay kéo dài 5 ngày, tuy nhiên ngay trong ngày đầu của kỳ nghỉ đã có hàng chục vụ tai nạn giao thông xảy ra, khiến 24 người tử vong. Trên địa bàn Hà Nội, có thời điểm giao thông ùn ứ do lượng người và phương tiện di chuyển ra khỏi nội thành với mật độ quá lớn.

Tin khác

Chuyện tình yêu qua chiến tranh

Chuyện tình yêu qua chiến tranh

(LĐTĐ) Trước khi đến với người chồng hiện tại, bà Vũ Thị Lui (tên thường gọi là Vũ Lưu Liên), sinh năm 1946, trú tại phường Hà Cầu, quận Hà Đông, Hà Nội, từng có một mối tình đẹp, vượt qua mưa bom, bão đạn với liệt sĩ Trần Mình Tiến. Hơn nửa thế kỷ trôi qua, kể từ khi người yêu hy sinh, bà Liên luôn trân trọng và nâng niu từng bức thư, kỷ vật của người lính Cụ Hồ.
Lương hưu tháng 5 sẽ chi trả sau nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Lương hưu tháng 5 sẽ chi trả sau nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay sẽ kết thúc vào ngày 1/5. Trong khi đó, theo quy định hiện hành, việc chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng bắt đầu từ ngày 2 của tháng. Vì vậy, dự kiến lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 5/2024 sẽ được chi trả từ ngày 2/5.
Cưỡng chế thu hồi đất thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp đường Xuân Diệu

Cưỡng chế thu hồi đất thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp đường Xuân Diệu

(LĐTĐ) Bắt đầu từ ngày 24/4, Ủy ban nhân dân (UBND) phường Quảng An, Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng quận Tây Hồ và các đơn vị có liên quan đã tổ chức cưỡng chế thu hồi đất đối với 5 công trình của 2 trường hợp nằm trong chỉ giới giải phóng mặt bằng thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp đường Xuân Diệu.
Nâng cao hiệu quả thông tin về hội nhập quốc tế UNESCO và ASEAN

Nâng cao hiệu quả thông tin về hội nhập quốc tế UNESCO và ASEAN

(LĐTĐ) Chiều 25/4, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập quốc tế, UNESCO và ASEAN cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên đến từ các cơ quan thông tấn báo chí.
Nắng nóng trên diện rộng và kéo dài nhiều ngày dịp nghỉ Lễ 30/4-1/5

Nắng nóng trên diện rộng và kéo dài nhiều ngày dịp nghỉ Lễ 30/4-1/5

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết từ 26/4-1/5, cơ quan khí tượng cho biết, Tây Bắc Bộ khả năng nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt. Đông Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, khu đồng bằng từ 27-30/4 khả năng nắng nóng diện rộng.
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/5/2024, nhiều Nghị định mới bắt đầu có hiệu lực thi hành.
Hội Nông dân Hà Nội và Lai Châu phối hợp quảng bá, tiêu thụ nông sản, sản phẩm OCOP

Hội Nông dân Hà Nội và Lai Châu phối hợp quảng bá, tiêu thụ nông sản, sản phẩm OCOP

(LĐTĐ) Hội Nông dân Hà Nội và Lai Châu hợp tác, ký kết chương trình phối hợp tiêu thụ nông sản, sản phẩm OCOP, và phát triển nông thôn mới từ 2024 - 2028, sau khi thăm quan làng gốm Bát Tràng và mô hình trồng hoa.
Tăng cường kiểm soát, ngăn chặn quảng cáo cờ bạc, cá độ trái phép trên truyền hình

Tăng cường kiểm soát, ngăn chặn quảng cáo cờ bạc, cá độ trái phép trên truyền hình

(LĐTĐ) Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) có văn bản cảnh báo gửi tới các Đài phát thanh, truyền hình, các đơn vị hoạt động truyền hình, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền về việc kiểm soát, ngăn chặn quảng cáo cờ bạc, cá độ trái phép trên truyền hình.
Ngày Trái đất 2024: Hành tinh chống lại nhựa

Ngày Trái đất 2024: Hành tinh chống lại nhựa

(LĐTĐ) Năm nay, chủ đề của Ngày Trái đất trên toàn cầu có tên "Planet vs Plastic" (Hành tinh chống lại Nhựa), đặt mục tiêu giảm 60% sản lượng tất cả các loại nhựa vào năm 2040.
Mưa tháng Tư

Mưa tháng Tư

(LĐTĐ) Mưa tháng Tư, những giọt nước tinh khiết đánh thức cảm xúc, gợi nhớ ký ức và nuôi dưỡng tâm hồn phơi phới hy vọng.
Xem thêm
Phiên bản di động