Bí ẩn quanh ngôi mộ cổ xóm Núi Lãn
Bị trừng phạt vì chạm long mạch?
Hiện tại ngôi mộ thiêng này nằm trên phần đất của cụ Kiều Thị Huệ (85 tuổi) - một người dân xóm Núi Lãn. Qua lời kể của cụ Huệ đây là ngôi mộ tổ được ông cha truyền lại. Trải qua năm tháng chiến tranh, anh em họ hàng người mất, người lưu lạc nên dù là phận nữ nhi nhưng cụ Huệ vẫn được dòng họ tạm giao cho tiếp quản để hương hỏa chăm sóc phần mộ này. Thời điểm nhận mộ cụ Huệ khoảng 30 tuổi, khi đó ngôi mộ vẫn còn đơn sơ, xung quanh được xây bằng đá ong, dài khoảng 80 cm, rộng khoảng 70 cm và chưa được tu sửa như bây giờ. Cụ Huệ kể: “Thời bấy giờ đói kém nên có một người anh em họ xa tên Tạ Văn Kheo khăng khăng cho rằng dưới mộ hẳn phải chôn theo nhiều của cải, vàng bạc nên cùng với một người cháu tay cuốc, tay xẻng quyết đào mộ. Lạ lùng thay vàng bạc thì không thấy đâu, chỉ thấy một chiếc bình màu trắng chứa nước trong vắt, đào tới đâu thì chiếc bình vỡ vụn tới đó. Quá hoảng sợ, ông Kheo đành lấp mộ lại còn cụ Huệ cùng một số người khác mua hoa quả về làm lễ rồi cẩn thận khiêng kè đá trả lại ngôi mộ về vị trí cũ. Ngay sau đó một thời gian, ông Kheo ốm một trận thập tử nhất sinh rồi mất. Người làng ai cũng cho rằng “các cụ”nổi giận nên trừng phạt kẻ dám to gan đào mộ tổ tông.
Mọi việc tạm yên cho đến năm 2006, do nhu cầu mở rộng diện tích đất sử dụng cho sinh hoạt nên người ta cho máy xúc đất đồi làm sạt lở một góc của phần mộ. Theo cụ Huệ thì phải xây chín tầng giáo mới lấp được phần mộ bị lở và cao bằng phần mộ cũ. Có một điều lạ là trong suốt quá trình xây lại phần mộ bị lở trời liên tục đổ mưa không ngớt khiến việc tôn tạo vô cùng khó khăn. Dường như đó là điềm báo “các cụ” nổi giận và rồi từ đó về sau liên tiếp xảy ra những tai họa với các gia đình sinh sống gần đó khiến mọi người vô cùng lo lắng, thậm chí có gia đình còn phải chuyển đi nơi khác vì sợ như nhà cụ Điền, ông Trường... Những hộ gia đình còn lại đều gặp những chuyện buồn như việc có 2 cô con gái trong một gia đình đang tuổi ăn tuổi học bỗng dưng lẩn thẩn. Cho đến nay đã hơn chục năm bệnh không thuyên giảm. Có nhà sinh con không bị chứng nọ cũng tật kia, có khi bị câm, điếc.
Cũng theo cụ Huệ mặc dù là người tạm thời tiếp quản phần mộ nhưng niên đại ngôi mộ có từ bao giờ cụ cũng không nắm rõ, gốc tích ra sao cũng không biết tường tận. Mới đây có cụ Nguyễn Văn Tằng (Hà Đông - Hà Nội) nhận là người giữ gia phả dòng họ tìm đến cùng với một đoàn khảo cổ nói rằng phần mộ có niên đại gần 5.000 năm, chính xác là 4.700 năm thì cả làng mới vỡ lẽ ra đây là ngôi mộ cổ có tuổi thọ lâu đời.
55623
Cần được làm rõ
Trao đổi với phóng viên, ông Kiều Văn Lương, Chủ tịch UBND xã Cần Kiệm cho biết: “Cách đây khoảng 4 năm, gia đình cụ Huệ có làm đơn gửi ủy ban xã xin quy hoạch ngôi mộ, phía xã chỉ qua kiểm tra về địa chính, kè đất để làm các thủ tục hành chính, pháp lý cho gia đình bởi việc bảo tồn phần mộ, giữ được đất là nguyện vọng của gia đình, cũng nằm trong chủ trương chung. Về tin đồn đây là ngôi mộ cổ có niên đại hàng nghìn năm thì UBND xã không dám chắc bởi phải do những người làm công tác nghiên cứu kết luận mới đảm bảo độ chính xác của thông tin. Những đồn thổi về việc những người sinh sống xung quanh phần mộ gặp nhiều tai họa, theo tôi đó chỉ là sự trùng lặp ngẫu nhiên. Cũng theo ông Lương, ở làng trước có nhiều người đi bộ đội bị ảnh hưởng chất độc màu da cam nên có thể việc sinh con đẻ cái bị khiếm khuyết cũng một phần do di chứng của chiến tranh để lại...”
Được biết trong đoàn nghiên cứu, tìm hiểu về ngôi mộ cổ này có nhà phong thủy kiêm ngoại cảm Nguyễn Cung Hà - Phó Chủ nhiệm bộ môn Cận Tâm lý (Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người). Ông Cung Hà cho biết, theo tìm hiểu về nguồn gốc của ngôi mộ, kết quả bước đầu cho thấy đây là ngôi mộ của vị thánh tổ vùng đất này, còn về niên đại ngôi mộ đã tồn tại bao lâu hiện vẫn chưa có câu trả lời chính xác. Nhìn bề ngoài của ngôi mộ cổ chỉ là những phiến đá ong bình thường, không có vẻ gì là linh thiêng. Tuy nhiên xung quanh ngôi mộ này có nhiều tình tiết bí ẩn cần được làm rõ nên hiện tại nhà ngoại cảm Cung Hà cũng như các nhà khoa học, nhà khảo cổ tham gia công tác nghiên cứu về di vật đã thực hiện công tác vẽ quy hoạch khu đồi để xây kè lại. Bên cạnh đó còn phối hợp với lãnh đạo địa phương nhắc nhở các hộ dân không được đào bới hoặc xây nhà, tránh làm ảnh hưởng đến công trình đang nghiên cứu.
Tuệ Liên
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Trận đấu Việt Nam và Singapore, vừa mở bán đã cháy vé
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất
Tin khác
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát
Trật tự đô thị 20/12/2024 20:45
Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán
Trật tự đô thị 18/12/2024 12:17
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm
Trật tự đô thị 16/12/2024 10:33
TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định
Trật tự đô thị 15/12/2024 11:56
Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh
Trật tự đô thị 08/12/2024 19:26
Hà Nội khảo sát, nghiên cứu cho thuê vỉa hè tại 123 tuyến phố
Trật tự đô thị 04/12/2024 22:40
Bảo đảm trật tự đô thị dịp cuối năm
Trật tự đô thị 03/12/2024 07:08
Phát triển không gian xanh tại các đô thị
Trật tự đô thị 29/11/2024 16:30
Bình Dương: Sẽ bố trí hơn 34.500 tỷ đồng cho 236 dự án trọng điểm
Trật tự đô thị 29/11/2024 15:08
8 loại công trình vi phạm sẽ bį cắt điện, nước từ 1/1/2025
Trật tự đô thị 26/11/2024 08:01