Bảo vệ trẻ em trước đại dịch Covid-19: Tiêm vắc xin vẫn là khuyến cáo hàng đầu

(LĐTĐ) Theo các chuyên gia y tế, tiêm vắc xin Covid-19 rất cần thiết, là biện pháp tốt nhất để tạo kháng thể bảo vệ lâu dài cho trẻ, nhất là trẻ từ 5 - 11 tuổi và những người xung quanh trước dịch bệnh. Đặc biệt, hiện nay xuất hiện một số ít trẻ vẫn bị tình trạng hậu Covid-19 từ nhẹ tới nặng. Bởi vậy, để bảo vệ trẻ trước đại dịch, cũng như hậu Covid-19, thì việc tiêm vắc xin phòng bệnh vẫn là khuyến cáo hàng đầu.
Tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ em và những lưu ý quan trọng Đẩy nhanh hoàn thành tiêm vắc xin phòng Covid-19

Hội chứng viêm đa hệ thống do hậu Covid-19

Theo thống kê tại Hội nghị tập huấn trực tuyến toàn quốc về hướng dẫn, chăm sóc và điều trị cho trẻ em mắc Covid-19 của Bộ Y tế, tính từ khi dịch Covid-19 bùng phát đến giữa tháng 2, tỷ lệ mắc Covid-19 của trẻ dưới 18 tuổi ở nước ta là 19,2%, tương đương khoảng hơn 490.000 trẻ. Đáng chú ý, trong gần nửa triệu trẻ mắc Covid-19 này có 4,8% trẻ từ 13-17 tuổi; 8% trẻ 6-12 tuổi; 2,8% trẻ từ 3-5 tuổi và 3,6% trẻ từ 0-2 tuổi.

Bảo vệ trẻ em trước đại dịch Covid-19: Tiêm vắc xin vẫn là khuyến cáo hàng đầu
Hà Nội triển khai tiêm vắc xin cho phòng Covid-19 cho trẻ em từ 15-17 tuổi đảm bảo an toàn tiêm chủng.

Hầu hết các trẻ bị nhiễm Covid-19 đều nhẹ và phục hồi nhanh hơn người lớn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, một số ít trẻ vẫn bị tình trạng hậu Covid-19 từ nhẹ đến nặng, nhất là Hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C). Trao đổi về vấn đề này, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: “Hậu Covid-19 được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa là những dấu hiệu như: Triệu chứng của người nhiễm Covid-19 có thể kéo dài hoặc xuất hiện những triệu chứng mới. Về căn nguyên của vấn đề này có thể liên quan đến vi rút, độc tố của vi rút cũng như tình trạng vi rút còn tồn tại ở trong cơ thể, ngoài ra còn do chu trình hóa học bị ảnh hưởng, do biểu hiện của vấn đề đáp ứng miễn dịch…của cơ thể người bệnh”.

Biểu hiện của hậu Covid-19 với những trẻ có tiền sử đã mắc Covid-19 hoặc tiếp xúc với người mắc Covid-19, sống trong vùng dịch thường có những triệu chứng: Sốt nhẹ, khó thở, ho kéo dài, mệt mỏi, đau cơ, tim đập nhanh, nổi ban đỏ hoặc xung huyết giác mạc; ảnh hưởng đến trí nhớ, khả năng tập trung tư tưởng và rối loại giấc ngủ; rối loạn tiêu hóa: Nôn, đau bụng, tiêu chảy; có thể gặp dấu hiệu sốc, rối loạn đông máu, tổn thương thận cấp… Nếu trẻ được chẩn đoán sớm, phát hiện sớm và điều trị đúng, kịp thời thì diễn tiến thường thuận lợi, trẻ phục hồi tốt. Chính vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo, với trẻ đã từng mắc Covid-19 hoặc nghi ngờ (có nhiều trẻ mắc Covid-19 nhưng không được phát hiện), các gia đình không được chủ quan, sau khi trẻ âm tính 2-6 tuần nếu có biểu hiện như trên cần cho trẻ đi khám điều trị sớm.

“Hiện nay chúng ta đã có những đơn vị thăm khám hậu Covid-19. Người bệnh sau nhiễm Covid-19 vài tuần, vài tháng khi xuất hiện những triệu chứng bất thường thì cần đi khám để chuẩn đoán điều trị. Riêng với trẻ em, hậu Covid-19 có thể xuất hiện hội chứng viêm đa hệ thống, tổn thương đến tim, phổi, thận, mạch máu,… vì vậy khi các cháu xuất hiện những tình trạng như đỏ da, khó thở, mệt mỏi thì phải đưa con đi khám xem có mắc hội chứng viêm đa hệ thống hay không” - Phó Giáo sư Trần Minh Điển nhấn mạnh.

Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương, tính từ đầu tháng 2 đến nay, tại Khoa Điều trị tích cực Nội khoa của Bệnh viện đã tiếp nhận khoảng 10 trẻ mắc di chứng hậu Covid-19 với mức độ từ nhẹ đến nặng. Thông thường những em bé đã khỏi bệnh nhưng vẫn có tình trạng ho dai dẳng. Điển hình là trường hợp bệnh nhi nhập viện tại Khoa Điều trị tích cực Nội, Bệnh viện Nhi Trung ương ngày 13/2 trong tình trạng khó thở, sốt cao liên tục, sốt rét run, ho, chảy nước mũi, nôn, mắt phù nề, viêm kết mạc. Gần 2 tháng sau khi khỏi Covid-19, trẻ sốt cao trên 39 độ kèm co giật. Qua thăm khám, trẻ được bác sĩ chẩn đoán mắc hội chứng viêm đa hệ thống. Bệnh nhi đã nhanh chóng được điều trị tích cực theo phác đồ của Bộ Y tế.

Lá chắn bảo vệ sức khỏe trẻ em

Trước thực tế dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, tỷ lệ mắc Covid-19 ở trẻ em đang có xu hướng gia tăng, do đó các chuyên gia y tế cho rằng, cách tốt nhất để ngăn ngừa hội chứng hậu Covid-19 là tiêm vắc xin phòng bệnh, ngăn ngừa nhiễm bệnh cho trẻ em. “Trong thời gian tới, tiêm vắc xin vẫn là khuyến cáo hàng đầu, chúng ta tập trung cho nhóm nguy cơ và nhóm yếu thế, đặc biệt là trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng. Nếu trẻ được tiêm chủng đầy đủ thì các biến chứng của bệnh sẽ giảm đi” - Phó Giáo sư Trần Minh Điển phân tích.

Theo Bộ Y tế, kế hoạch tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi được triển khai trong Quý I và Quý II/2022 khi vắc xin về đến Việt Nam. Bộ Y tế sẽ tiêm cho trẻ em có yếu tố nguy cơ trước, sau đó tiêm đại trà. Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, thời gian qua, Bộ Y tế đã làm việc rất thận trọng, đánh giá một cách toàn diện, khoa học và khách quan về vấn đề tiêm vắc xin cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới. Bộ cũng theo sát thông tin vắc xin nào được tiêm cho trẻ trong độ tuổi này, những phản ứng nào có thể xảy ra... Khi có vắc xin, Bộ Y tế sẽ triển khai tiêm từng bước thận trọng chắc chắn, đảm bảo vấn đề an toàn tiêm chủng được đặt lên hàng đầu, trước hết và trên hết. Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương chuẩn bị sẵn sàng các nguồn lực để tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 đến 11 tuổi ngay khi Bộ Y tế có hướng dẫn.

Cũng theo lãnh đạo Bệnh viện Nhi Trung ương: Hiện nay, việc lây nhiễm biến chủng Omicron nhiều hơn ở trẻ em đặc biệt chưa tiêm chủng. Vì vậy, việc tiêm chủng cho trẻ có ý nghĩa rất lớn, hạn chế lây nhiễm và giảm đi được lây nhiễm cho những người trong gia đình, nhất là những người già, có bệnh nền. Bộ Y tế đã lựa chọn vắc xin phòng Covid-19 Comirnaty do Pfizer-BioNTech sản xuất để tiêm cho nhóm trẻ từ 12-17 tuổi tại nước ta. Đây là vắc xin đã được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo tiêm chủng cho trẻ em và đã được nhiều nước sử dụng. Sắp tới Bộ Y tế cũng đang làm các thủ tục để sẵn sàng tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi. Việc hoàn thành tiêm chủng giúp trẻ tự tin hơn khi tham gia học tập tại trường và các hoạt động xã hội khác.

“Cha mẹ cần cho trẻ tiêm phòng ngay khi được phép của Chính phủ, Bộ Y tế; thực hiện 5K đầy đủ; tăng cường sức đề kháng cho trẻ như bổ sung dinh dưỡng, tập luyện thể chất, tránh thừa cân béo phì; kiểm soát tốt các bệnh mãn tính; tránh để trẻ bị nhiễm lạnh; đảm bảo thông khí tốt trong môi trường sống, học tập cho trẻ”, Phó Giáo sư Trần Minh Điển khuyến cáo thêm.

Đồng quan điểm trên, bác sĩ Đinh Thế Tiến, Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện đa khoa Đức Giang cho biết: “Hiện nay việc tiêm vắc xin cho trẻ em vẫn đang gây tranh cãi không chỉ ở Việt Nam, mà còn trên thế giới. Nhiều bậc phụ huynh cho rằng, trẻ mắc Covid-19 thường bị nhẹ, di chứng không nặng nề, nên họ còn ngần ngại tiêm vắc xin cho trẻ. Nhưng quan điểm cá nhân tôi luôn ủng hộ việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ nhỏ”.

Theo bác sĩ Tiến lý giải, độ an toàn của vắc xin là không thể bàn cãi với rất nhiều nghiên cứu. Và WHO cũng khuyến cáo tiêm vắc xin, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Mỹ đã có những kế hoạch tiêm vắc xin cho trẻ em trên 5 tuổi. Đặc biệt, ở trẻ tỷ lệ bệnh Covid-19 nặng không cao, tuy nhiên, những biến thể Omicron, hoặc Covid-19 lan rộng thì có thể có rất nhiều trẻ em sẽ mắc. Và tỷ lệ không cao, nhưng không có nghĩa là tránh tuyệt đối được các ca nặng.

“Khi có 100 trẻ nhiễm, tỷ lệ chỉ có 1 ca nặng sẽ không thành vấn đề. Nhưng nếu không tiêm vắc xin thì hàng trăm nghìn, thậm chí hàng triệu trẻ mắc bệnh. Và không ai có thể đảm bảo rằng những trường hợp ca nặng đó không rơi vào con, em mình. Bởi vậy, với những mức độ an toàn và những lợi ích cho cộng đồng tôi luôn ủng hộ việc tiêm vắc xin cho trẻ em, đặc biệt là để khôi phục trạng thái bình thường mới”, bác sĩ Tiến cho biết thêm./.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương: Có không những bất cập khiến nhiều cán bộ, giảng viên bức xúc?

Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương: Có không những bất cập khiến nhiều cán bộ, giảng viên bức xúc?

(LĐTĐ) Mặc dù chưa xây dựng nội dung đề cương chi tiết giảng dạy, chưa lấy ý kiến các tổ bộ môn, nhưng Ban Giám hiệu Trường Đại học sư phạm ...
Phát động Cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm

Phát động Cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Ngày 23/3, Ban Chỉ đạo 35 quận Bắc Từ Liêm phát động Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần 3 năm 2023.
Phát huy trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên

Phát huy trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên

(LĐTĐ) Chiều 23/3, Quận ủy Tây Hồ đã tổ chức hội nghị học tập, quán triệt chuyên đề Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí ...
Khánh Hòa: Xe tải va chạm xe đầu kéo tông sập nhà dân

Khánh Hòa: Xe tải va chạm xe đầu kéo tông sập nhà dân

(LĐTĐ) Chiều 23/3, đã xảy ra tai nạn nghiêm trọng giữa xe tải và xe đầu kéo, tông sập nhà dân, khiến 3 người bị thương nặng tại Quốc lộ 1 ...
Phát triển hệ sinh thái quảng cáo và nội dung số Việt Nam an toàn, lành mạnh

Phát triển hệ sinh thái quảng cáo và nội dung số Việt Nam an toàn, lành mạnh

Để hỗ trợ việc tuân thủ pháp luật quảng cáo trên môi trường mạng, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xây dựng Danh sách nội dung “đã được xác ...
Hà Nội: Tôn vinh 82 tập thể, cá nhân đóng góp tích cực cho công tác xã hội

Hà Nội: Tôn vinh 82 tập thể, cá nhân đóng góp tích cực cho công tác xã hội

(LĐTĐ) Ngày 23/3, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức lễ kỷ niệm Ngày công tác xã hội Việt Nam lần thứ 7 năm ...
Phát động đợt thi đua cao điểm chào mừng Đại hội Công đoàn

Phát động đợt thi đua cao điểm chào mừng Đại hội Công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 23/3, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Tây Hồ phát động đợt thi đua cao điểm chào mừng Đại hội Công đoàn quận Tây Hồ lần thứ VI, Đại ...

Tin khác

Thăm, tặng quà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn

Thăm, tặng quà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Vừa qua, Đoàn Thanh niên huyện Phú Xuyên (Hà Nội) phối hợp cùng Đoàn Thanh niên Công ty Điện lực huyện Phú Xuyên, đã tổ chức chương trình thăm, tặng quà sẻ chia cùng người bệnh tại Bệnh viện Đa khoa huyện Phú Xuyên.
Thêm hai bệnh nhân nguy kịch do vi khuẩn liên cầu lợn

Thêm hai bệnh nhân nguy kịch do vi khuẩn liên cầu lợn

(LĐTĐ) Phó Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết, hiện Trung tâm đang cấp cứu và điều trị cho hai bệnh nhân bị viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết nguy kịch do vi khuẩn liên cầu lợn.
Cô gái xương thuỷ tinh truyền cảm hứng trong “Trạm yêu thương”

Cô gái xương thuỷ tinh truyền cảm hứng trong “Trạm yêu thương”

(LĐTĐ) Sinh ra trong một gia đình nghèo ở thôn Thụy Nội, xã Yên Lương, huyện Ý Yên, Nam Định, Trịnh Thị Liên (sinh năm 1990) có một tuổi thơ buồn khi mắc căn bệnh xương thủy tinh bẩm sinh. Thân hình gầy gò, yếu ớt, lại mất một bên chân, thế nhưng Liên vẫn nỗ lực trở thành nghệ nhân điêu khắc gỗ mỹ nghệ, có thu nhập ổn định và truyền cảm hứng cho nhiều người.
Ra mắt tour du lịch mới “Tìm về kinh đô người Việt cổ”

Ra mắt tour du lịch mới “Tìm về kinh đô người Việt cổ”

(LĐTĐ) Ngày 24 đến 26/3, sản phẩm du lịch mới kết nối Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) với tên gọi “Tìm về kinh đô người Việt cổ” sẽ ra mắt du khách. Đây là một trong những hoạt động nổi bật nằm trong khuôn khổ Lễ hội Du lịch Hà Nội 2023.
Triển lãm “Nghệ thuật Sen Việt 2023 - Vẻ đẹp thuần khiết”

Triển lãm “Nghệ thuật Sen Việt 2023 - Vẻ đẹp thuần khiết”

(LĐTĐ) Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) phối hợp với Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức triển lãm “Nghệ thuật Sen Việt 2023 - Vẻ đẹp thuần khiết” vào ngày 25/3 tới tại Chùa Quán Sứ (Hà Nội).
Bốn cuộc đời hồi sinh từ người cho chết não thứ 100

Bốn cuộc đời hồi sinh từ người cho chết não thứ 100

(LĐTĐ) Vừa qua, tập thể bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã thực hiện thành công ca lấy - ghép đa tạng từ người cho chết não thứ 100, đánh dấu bước tiến mới của Bệnh viện nói riêng và của ngành Y tế nói chung. Từ 100 trường hợp người chết não hiến tạng, các bác sĩ Bệnh viện đã thực hiện được 50 ca ghép tim, 83 ca ghép gan, 157 ca ghép thận, 6 ca ghép phổi và nhiều ca ghép mô khác.
Cần Thơ: Triển khai 186 công trình thanh niên, trị giá gần 7,5 tỷ đồng

Cần Thơ: Triển khai 186 công trình thanh niên, trị giá gần 7,5 tỷ đồng

(LĐTĐ) Thành Đoàn TP Cần Thơ vừa tổ chức lễ ra mắt và khánh thành công trình thanh niên “Giới thiệu di tích lịch sử - văn hóa thành phố Cần Thơ trên nền tảng số” - công trình thanh niên cấp thành phố nhằm hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2023 với chủ đề “Tuổi trẻ Cần Thơ tiên phong chuyển đổi số” và kỷ niệm 20 năm thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương (01/01/2004 - 01/01/2024).
Ngoái nhìn năm tháng thanh xuân

Ngoái nhìn năm tháng thanh xuân

(LĐTĐ) Đã bao giờ bạn nhìn lại năm tháng thanh xuân của đời mình? Mỗi người một cảm nhận riêng. Nhưng tôi tin, tất cả chúng ta đều cất trong ngăn ký ức một khoảng thời gian tràn đầy ước vọng cùng những kỷ niệm sôi động của một thời tuổi trẻ.
Nâng cao văn hóa đọc trong nhà trường

Nâng cao văn hóa đọc trong nhà trường

(LĐTĐ) Văn hóa đọc phải được rèn luyện ngay từ nhỏ và trường học chính là môi trường lý tưởng để các em trau dồi, hình thành nên thói quen đọc sách. Hiện nay, để lan tỏa văn hóa đọc, nhiều trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có những cách làm hay, hiệu quả, từ đó khuyến khích học sinh hăng say tìm tòi, khám phá tri thức từ những trang sách, tác phẩm hay.
Hoa Sơn tra - mùa hoa của Nậm Nghiệp

Hoa Sơn tra - mùa hoa của Nậm Nghiệp

(LĐTĐ) Cứ vào mỗi độ tháng 3, bản Nậm Nghiệp (xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La) lại ngập tràn sắc hoa sơn tra, như một lời mời gọi đầy mê hoặc. Không chỉ có hoa sơn tra, ở đó còn có những con người đã tạo nên một Nậm Nghiệp đầy hạnh phúc.
Xem thêm
Phiên bản di động