Bảo tồn, tôn tạo Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nghệ An
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm các địa chỉ đỏ tại Nghệ An | |
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dâng hương tại khu di tích Kim Liên |
Theo đó, bảo tồn di tích quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An nhằm tôn vinh cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh; phát huy giá trị Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại xã Kim Liên, để di tích trở thành địa điểm giáo dục truyền thống yêu nước cách mạng, quần thể du lịch văn hóa - lịch sử hấp dẫn gắn với đặc trưng tiêu biểu của vùng đất Nam Đàn và tỉnh Nghệ An.
Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch có tổng diện tích là 278,86 ha gồm: Cụm di tích làng Sen có diện tích 21,5 ha; cụm di tích làng Hoàng Trù có diện tích 16,8 ha; cụm di tích núi Chung có diện tích 83,63 ha và khu mộ bà Hoàng Thị Loan có diện tích 48,2 ha; diện tích mở rộng thêm, gồm Khu đất nông nghiệp cạnh cụm di tích núi Chung có diện tích 60,73 ha và đất ruộng thuộc các xóm Mậu 4, Mậu 5 và xóm Liên Minh, xã Kim Liên có diện tích 48 ha. Phần diện tích 60,73 ha đất nông nghiệp cạnh cụm di tích núi Chung bổ sung vào quy hoạch để bảo tồn giống lúa huyết rồng và không gian kiến trúc làng quê truyền thống.
Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chính Minh tại xã Kim Lên, Nam Đàn, Nghệ An sẽ được bảo tồn, tôn tạo lại để để di tích trở thành địa điểm giáo dục truyền thống yêu nước cách mạng |
Việc chuyển đổi mục đích sử dụng (nếu có) phải thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai. Nội dung Nhiệm vụ quy hoạch chủ yếu là khảo sát tình trạng kỹ thuật của di tích Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các di tích thuộc xã Kim Liên và xã Nam Giang; khảo sát các di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương (lễ hội truyền thống, sinh hoạt văn hóa, phong tục tập quán,...); khảo sát các hoạt động sinh sống của cộng đồng dân cư tại khu vực di tích, tác động của hoạt động cộng đồng đối với di tích; khảo sát thực trạng hoạt động du lịch tại di tích.
Bên cạnh đó, đánh giá hiện trạng di tích. Cụ thể, khảo sát, đo vẽ, phân tích, đánh giá hiện trạng quy hoạch, kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật và cảnh quan khu vực quy hoạch, bao gồm: Khảo sát vị trí, cấu trúc địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng, thủy văn, cảnh quan thiên nhiên; xác định cấu trúc quy hoạch, kiến trúc cảnh quan khu vực; hiện trạng sử đụng đất, hiện trạng hạ tầng kỹ thuật; khảo sát hiện trạng môi trường xung quanh di tích và các đặc điểm khí hậu địa phương; rà soát các quy hoạch, dự án sẽ triển khai tại địa phương có tác động tới việc thực hiện quy hoạch tổng thể di tích.
Đồng thời, dự báo phát triển và xác định các chỉ tiêu kinh tế - xã hội khu vực quy hoạch, gồm: Tăng trưởng kinh tế - xã hội (cơ cấu dân số, lao động, khách du lịch, hạ tầng xã hội...); quá trình đô thị hóa; chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật; phát triển du lịch; biến đổi khí hậu tác động lên di tích và cảnh quan môi trường khu vực di tích.
Về định hướng quy hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích, đề xuất việc điều chỉnh mở rộng hoặc thu hẹp các khu vực bảo vệ di tích. Xác định các vùng cảnh quan thiên nhiên cần bảo vệ; các khu vực cho phép xây dựng mới và các khu vực hạn chế, kiểm soát phát triển.
Định hướng bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, trong đó đề xuất định hướng chung đối với việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích của khu vực quy hoạch; xác định danh mục các đối tượng di tích cần bảo quản, tu bổ, phục hồi và mức độ bảo quản, tu bổ, phục hồi đối với từng hạng mục di tích; nguyên tắc và giải pháp cơ bản đối với việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; định hướng tổ chức không gian, cảnh quan thiên nhiên, công trình xây dựng mới, độ cao, mật độ xây dựng, hình thức kiến trúc, vật liệu xây dựng; định hướng cải tạo, xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong khu vực quy hoạch tổng thể di tích.
Ngoài ra, xác định các dự án thành phần thuộc các nhóm dự án: Nhóm dự án về tu bổ, phục hồi, tôn tạo di tích (tập trung vào các hạng mục công trình chưa được triển khai thuộc quy hoạch đã duyệt năm 2003); nhóm dự án xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật; nhóm dự án xây dựng các công trình phụ trợ; nhóm dự án nghiên cứu và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể; nhóm dự án phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch và nhóm dự án nâng cao năng lực quản lý và bảo vệ di tích; đề xuất nguồn vốn, giải pháp huy động các nguồn lực, thứ tự ưu tiên và lộ trình đầu tư đối với các dự án đến năm 2030; cơ chế, chính sách và các giải pháp thực hiện quy hoạch.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Hôm nay (4/11), Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội
Tin mới 04/11/2024 07:52
Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội thăm, làm việc tại Cộng hòa Cuba
Tin mới 03/11/2024 10:37
Xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị giữa Thủ đô Hà Nội - La Habana lên tầm cao mới
Tin mới 02/11/2024 15:23
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm làm Tổng Giám đốc VTV
Tin mới 01/11/2024 13:53
Hôm nay 1/11, Quốc hội thảo luận Luật Phòng cháy, chữa cháy; Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa
Tin mới 01/11/2024 08:44
Cầu nối tăng cường giới thiệu, quảng bá đất nước, con người Việt Nam
Tin mới 31/10/2024 20:49
Chuyển sinh hoạt Đoàn đại biểu Quốc hội với Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường
Tin mới 31/10/2024 15:38
TP.HCM: Quy định mới về điều kiện tách thửa đất
Tin mới 31/10/2024 13:25
Quy định mới về điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tách thửa
Tin mới 31/10/2024 07:50
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Hoàng Thái tử, Thủ tướng Ả-rập Xê-út
Tin mới 30/10/2024 10:49