Bao giờ mới di dời các trường đại học, cao đẳng?

Theo lộ trình, đến nay ít nhất cũng phải có từ 3- 4 trường đại học, cao đẳng di dời ra khỏi nội đô, song hiện vẫn chưa có trường nào di chuyển.

Từ việc quá tải hệ thống giáo dục

Theo thống kê, trên địa bàn TP hiện có 96 trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ), chiếm  1/3 số trường và 40% tổng số sinh viên (SV) cả nước (khoảng 67 vạn SV). Riêng 4 quận nội thành có 26 cơ sở. Thực trạng hệ thống các trường học nói trên đang gây quá tải tới hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị, chỉ tiêu bình quân diện tích đất/sinh viên và bình quân diện tích đất/cơ sở trường rất thấp so với tiêu chuẩn quốc gia.

Theo định hướng đến năm 2020, số lượng SV sẽ tăng lên con số gần 2 triệu nên sẽ cần khoảng 15.000ha đất để xây dựng cơ sở vật chất. Nếu không tiến hành di dời các trường  ĐH - CĐ ra khỏi nội đô thì các trường sẽ không có quỹ đất để xây thêm giảng đường, cơ sở vật chất, cạnh đó gây vấn nạn tắc nghẽn giao thông ngày một trầm trọng. Hiện tại địa bàn quận Đống Đa đã có 9 trường đại học và học viện (Đại học Y, Học viện Ngân hàng, Đại học Công đoàn, Đại học Thủy lợi, Đại học Luật, Học viện Hành chính quốc gia, Học viện Thanh thiếu niên, Học viện Phụ nữ và Đại học Ngoại thương) nên tình trạng ùn tắc giao thông liên tục xảy ra.

Đến chủ trương đúng

Ngày 26/7/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1259/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, về định hướng phát triển hệ thống giáo dục đào tạo sẽ sắp xếp lại các trường đại học và cao đẳng, khu vực nội đô khống chế khoảng 30 vạn sinh viên. Xây dựng mới 3.500 - 4.500 ha các khu, cụm đại học, gồm: Gia Lâm 200 - 250 ha (5 - 6 vạn sinh viên); Sóc Sơn khoảng 600 - 650 ha (8 - 10 vạn sinh viên); Sơn Tây khoảng 300 - 350 ha (4 - 5 vạn sinh viên); Hòa Lạc khoảng 1.000 - 1.200 ha (12 - 15 vạn sinh viên); Xuân Mai khoảng 600 - 650 ha (8 - 10 vạn sinh viên); Phú Xuyên khoảng 100 - 120 ha (1,5 - 2 vạn sinh viên); Chúc Sơn khoảng 150 - 200 ha (2 - 3 vạn sinh viên). Thực hiện di dời hoặc xây dựng cơ sở 2 cho một số trường từ nội đô ra các đô thị vệ tinh hoặc các tỉnh trong vùng Thủ đô; quỹ đất sau khi di dời sử dụng vào mục đích công cộng.

Thực hiện chủ trương này, Bộ Xây dựng cùng Bộ Giáo dục- Đào tạo phối hợp, lên kế hoạch di dời một số trường đại học – cao đẳng ra khỏi nội đô và đã được Thủ tướng chấp nhận. Cụ thể trong giai đoạn từ 2011đến 2020 có 12 cơ sở giáo dục phải di dời gồm: Đại học Công đoàn, ĐH Kinh tế kỹ thuật công nghiệp, ĐH Luật, ĐH Ngoại thương, ĐH Răng hàm mặt, ĐH Văn hoá, ĐH Xây dựng, ĐH Y Hà Nội, ĐH Y tế công cộng, Viện ĐH Mở, CĐ Công nghệ cao Hà Nội, CĐ Y tế Hà Nội. Tại một hội nghị trực tuyến bàn về vấn đề này, khi đó Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã yêu cầu từ 2011 – 2015 Hà Nội và TP. HCM mỗi thành phố phải thí điểm di dời 5 trường đại học- cao đẳng ra khỏi nội đô, số tiền cần cho việc di dời khoảng 300 triệu USD, chưa tính đến tiền đền bù giải phóng mặt bằng!

Vẫn dậm chân tại chỗ

Quy định là thế, quyết tâm là vậy, nhưng năm 2014 đang khép lại, thì số trường đại học-cao đẳng thực thi việc di chuyển vẫn là con số không. Điều đáng nói, hoặc do việc thực thi chính sách kém, hoặc do quy hoạch thiếu khả thi đã dẫn đến sự lãng phí tiền của Nhà nước. Đại học Luật là một ví dụ. Mặc dù thuộc diện các trường phải di dời khỏi nội đô, song không hiểu vì lý do gì khi các văn bản chỉ đạo, thí điểm các trường di dời chưa ráo mực thì các trường vẫn tiến hành xây dựng trụ sở, giảng đường, sửa sang cơ sở vật chất một cách hoành tráng. Ngày 25/12/2013 Đại học Luật đã tiến hành lễ khánh thành khu nhà A bề thế và  rất hiện đại.

Điều đáng nói việc xây dựng trên chắc chắn hoàn toàn từ ngân sách Nhà nước trong đó đã được Bộ chủ quản (Bộ Tư pháp) và các ngành chức năng phê duyệt. Câu hỏi đặt ra khi đã có bút phê của Thủ tướng về quy hoạch, kế hoạch di dời các trường đại học- cao đẳng ra khỏi nội đô, vậy mà một số trường với sự đồng ý của các cơ quan liên đới vẫn tiến hành xây dựng hạ tầng cơ sở là sao? Tính khả thi của chính sách không cao hay khâu thực thi chính sách pháp luật yếu kém?  Qua tìm hiểu của PV, một số lãnh đạo các trường cho rằng, dẫu biết là có quy hoạch, có bị di dời, nhưng “chờ” đến ngày được di dời là cả câu chuyện rất dài. Vậy để đáp ứng nhu cầu đào tạo cần phải nâng cấp hạ tầng hiện có.

Tại một cuộc họp với lãnh đạo các bộ, ngành tổ chức cánh đây không lâu, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã tỏ ra không hài lòng vì đến nay vẫn chưa có nổi một trường đại học, cao đẳng di dời. Kế hoạch di dời khoảng 5 trường đại học- cao đẳng ra khỏi nội đô trong giai đoạn 2011- 2015 chắc chắn đã không thành. 5 năm tới sẽ di chuyển 10- 15 trường đại học xem ra cũng rất khó khăn. Câu hỏi đặt ra việc di chuyển các trường đại học - cao đẳng ra khỏi nội đô thành phố không biết bao giờ mới thực hiện?

Năm 2011, theo tính toán của Bộ GD- ĐT, để di dời các trường ĐH, CĐ đối với Hà Nội, cần khoảng 44.800 tỷ đồng (tương đương 2 tỷ 240 triệu USD), đối với TPHCM, cần 47.000 tỷ đồng (tương đương 2 tỷ 300 triệu USD); bình quân 50 - 60 triệu USD/trường; trường hợp phải đền bù giải phóng mặt bằng khái toán này sẽ tăng gấp đôi. Trước mắt, giai đoạn 2011 - 2015, mỗi thành phố sẽ thí điểm di dời 5 trường với nhu cầu vốn 600 triệu USD (300 triệu USD/1 thành phố). Giai đoạn 2015-2020 mỗi thành phố sẽ di dời tiếp khoảng 10 đến 15 trường. Nhu cầu vốn theo phương án di chuyển 10 trường/1 thành phố cần khoảng từ 1.200 triệu USD (600 triệu USD/1 thành phố nếu không phải giải phóng mặt bằng) hoặc 2.400 triệu USD (1.200 triệu USD/1 thành phố nếu tính cả chi phí đền bù giải phóng mặt bằng)...

Tuệ Giang

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ra mắt cuốn sách “Hồi ức Điện Biên Phủ - Những nhân chứng lên tiếng”

Ra mắt cuốn sách “Hồi ức Điện Biên Phủ - Những nhân chứng lên tiếng”

(LĐTĐ) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Nhà Xuất bản Đại học Sư phạm đã tổ chức tọa đàm, ra mắt cuốn sách “Hồi ức Điện Biên Phủ - Những nhân chứng lên tiếng”.
Arsenal sẽ tung ra đội hình nào để đá bại Bournemouth đêm nay?

Arsenal sẽ tung ra đội hình nào để đá bại Bournemouth đêm nay?

(LĐTĐ) Dự đoán đội hình, tỉ số trận đấu giữa Arsenal và Bournemouth tại vòng 36 Ngoại hạng Anh 2023/2024 diễn ra lúc 18h30 ngày 4/5 (theo giờ Việt Nam) rất khó đoán. Bởi mỗi trận đấu còn lại của mùa giải đều là những trận chung kết với Arsenal và HLV Mikel Arteta, chắc chắn phải tính toán rất kỹ đội hình ra sân.
Chào ngày đôi 5/5, Vietjet tung hàng triệu vé bay giảm đến 55%

Chào ngày đôi 5/5, Vietjet tung hàng triệu vé bay giảm đến 55%

(LĐTĐ) Hàng triệu vé máy bay giảm 55% (Chưa bao gồm thuế, phí) đang chờ đón bạn duy nhất ngày 5/5 tại website www.vietjetair.com và ứng dụng điện thoại Vietjet Air. Siêu ưu đãi trong tầm tay, Vietjet thôi!
Chiến thắng Điện Biên Phủ dưới góc nhìn của dư luận quốc tế

Chiến thắng Điện Biên Phủ dưới góc nhìn của dư luận quốc tế

Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân Việt Nam đã làm nên Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
Đã có 529 người phải nhập viện do nghi ăn bánh mì tại Đồng Nai

Đã có 529 người phải nhập viện do nghi ăn bánh mì tại Đồng Nai

(LĐTĐ) Sáng 4/5, Sở Y tế tỉnh Đồng Nai cho biết, liên quan đến vụ ngộ độc thực phẩm nghi do ăn bánh mì tại tiệm bánh mì Băng (phường Xuân Bình, thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai), tính đến 6 giờ hôm nay, số ca nhập viện điều trị đã có 529 ca, tăng hơn so với các ngày trước.
Khai mạc “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”

Khai mạc “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”

(LĐTĐ) Tối 3/5, tại Hãng Phim tài liệu và khoa học trung ương (Hà Nội), bộ phim tài liệu “Hồi ức Điện Biên” và “Những người lính già” đã được chiếu mở màn “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”.
Trình chiếu bức tranh "Chiến dịch Điện Biên Phủ" bằng công nghệ 3D

Trình chiếu bức tranh "Chiến dịch Điện Biên Phủ" bằng công nghệ 3D

(LĐTĐ) Tối 3/5, tại Tượng đài Cảm tử, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND thành phố Hà Nội tổ chức trình chiếu bức tranh "Chiến dịch Điện Biên Phủ" bằng công nghệ 3D qua vách chiếu Panorama.

Tin khác

Chiến thắng Điện Biên Phủ dưới góc nhìn của dư luận quốc tế

Chiến thắng Điện Biên Phủ dưới góc nhìn của dư luận quốc tế

Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân Việt Nam đã làm nên Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
Người dân Điện Biên háo hức đón chờ Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Người dân Điện Biên háo hức đón chờ Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng nay (3/5), đông đảo người dân tỉnh Điện Biên đã đến xem và cổ vũ nồng nhiệt các lực lượng diễu binh, diễu hành tại chương trình sơ duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.
Sơ duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sơ duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 3/5, tại sân vận động tỉnh Điện Biên, thành phố Điện Biên Phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước tổ chức sơ duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024)
Quận Tây Hồ: Giao lưu nhân chứng lịch sử tham gia kháng chiến chống Pháp

Quận Tây Hồ: Giao lưu nhân chứng lịch sử tham gia kháng chiến chống Pháp

(LĐTĐ) Ngày 3/5, Quận ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân (UBND), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gặp mặt, giao lưu nhân chứng lịch sử tham gia kháng chiến chống Pháp.
Đồng chí Hoàng Đình Giong: Lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam

Đồng chí Hoàng Đình Giong: Lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam

(LĐTĐ) Cuộc đời cách mạng của đồng chí Hoàng Đình Giong là một trang sử vẻ vang, tấm gương của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tư chất cao đẹp của người chiến sỹ cộng sản yêu nước. Với tinh thần tự học, tự rèn luyện, bằng nhiệt huyết xông pha trong thực tiễn hoạt động cách mạng phong phú, đồng chí là nhà hoạt động cách mạng chân chính, cán bộ lãnh đạo tài năng của Đảng ta, quân đội ta.
Công an Nghệ An tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân, Tháng Hành động về ATVSLĐ

Công an Nghệ An tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân, Tháng Hành động về ATVSLĐ

(LĐTĐ) Sáng ngày 3/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân, Thánh hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024
TP.HCM: Quy định mới về đánh giá chất lượng cán bộ, công chức, viên chức

TP.HCM: Quy định mới về đánh giá chất lượng cán bộ, công chức, viên chức

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành Quyết định số 20 (có hiệu lực từ ngày 12/5/2024) quy định đánh giá, xếp loại chất lượng theo hiệu quả công việc đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (CB, CC, VC, NLĐ) tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn, thay thế cho hàng loạt quy định trước đây.
Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành các hoạt động của Quốc hội

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành các hoạt động của Quốc hội

(LĐTĐ) Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
56 ngày đêm làm nên chiến thắng chấn động địa cầu

56 ngày đêm làm nên chiến thắng chấn động địa cầu

(LĐTĐ) Chiến thắng Điện Biên Phủ là trận quyết chiến chiến lược vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, tên gọi Việt Nam - Điện Biên Phủ, tên gọi Hồ Chí Minh - Võ Nguyên Giáp đã đi vào lịch sử nhân loại.
Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

(LĐTĐ) Chiều ngày 2/5, Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội để xem xét công tác nhân sự.
Xem thêm
Phiên bản di động