Báo động tình trạng trộm cắp tại các khu di tích

(LĐTĐ) Từ năm 2019 đến nay, đặc biệt là khoảng thời gian đầu năm 2020, tình trạng mất cắp di vật, hiện vật tại các di tích trên địa bàn Hà Nội ngày càng gia tăng với mức độ nghiêm trọng. 
Báo động tình trạng ô tô đỗ xe trái phép dưới lòng đường
Báo động tình trạng mang vũ khí nóng trên xe
Báo động tình trạng lấn chiếm trước cổng chùa phố cổ

Liên tiếp xảy ra các vụ mất cắp

Tại huyện Ứng Hòa, từ năm 2019 đến nay đã xảy ra các vụ mất sắc phong, cuốn thư, lư hương, hạc, đỉnh đồng ở đền Hạ (xã Tảo Dương Văn), đình Dương Khê (xã Phương Tú), đình Đình Tràng (xã Liên Bạt), đình Hoàng Xá (thị trấn Vân Đình). Tại huyện Phú Xuyên cũng xảy ra tình trạng mất cắp ở di tích thuộc xã Đại Xuyên, xã Văn Hoàng, xã Tân Dân, kẻ gian đã đột nhập và lấy đi các lọ lục bình, đỉnh hương.

Tương tự, tại huyện Chương Mỹ cũng xảy ra việc mất cắp tại đình Hồng Thái, kẻ gian đã lấy đi 1 hòm sắc phong, 7 đạo sắc phong bản gốc, 1 thần phả và tiền mặt. Tại huyện Hoài Đức, cũng xảy ra mất cắp tại đình Vân Côn (xã Vân Côn), 3 ngai thờ đã bị lấy đi.

4206 yinh yyi yynh xa tam hyng huyyn thanh oai ha nyi nyi myt nhiyu cy vyt quy gia thyi gian qua ynh hanoimoicomvn
Đình Đại Định (xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Nội), nơi mất nhiều cổ vật quý giá thời gian qua. Ảnh: HNM

Chỉ trong vòng 1 tháng, từ ngày 13/3 – 11/4/2020, tại huyện Thanh Oai xảy ra 4 vụ trộm cắp di vật, hiện vật tại di tích chùa Bối Khê, đình Đại Định (xã Tam Hưng), chùa Dư Dụ (xã Thanh Thùy), chùa Từ Châu (xã Liên Châu) với tổng số 26 di vật, hiện vật. Tại huyện Thường Tín, từ tháng 1/2020 đến nay, xảy ra 6 vụ trộm di vật, hiện vật tại 6 di tích thuộc 5 xã: Hiền Giang, Vân Tảo, Văn Phú, Thư Phú, Khánh Hà…

Từ những số liệu trên cho thấy, số lượng mất cắp di vật, hiện vật tại các di tích trên địa bàn Hà Nội ngày càng nhiều. Giải thích lý do số vụ gia tăng những tháng đầu năm nay, ông Nguyễn Doãn Văn – Trưởng ban Quản lý di tích, danh thắng Hà Nội cho rằng, do thời điểm sau Tết mọi người thực hiện giãn cách xã hội phòng chống dịch Covid-19 nên kẻ gian đã lợi dụng thực hiện hành vi của mình. Nhiều di vật, hiện vật quý đã bị mất đi và việc tìm lại vô cùng khó khăn, nhiều di vật quý không thể tìm lại được.

Theo thống kê, hiện Hà Nội có 5.922 di tích, trong đó 1 di tích được công nhận là di sản thế giới, 18 di tích quốc gia đặc biệt, 50 di tích lịch sử cách mạng kháng chiến, 1.804 đình, 2.007 chùa, 811 đền, 292 miếu… Tại các di tích này đang lưu giữ rất nhiều bảo vật quốc gia, cổ vật, hiện vật, di vật quý, nhưng điều đó cũng đang đặt ra nhiều vấn đề trong công tác quản lý hiện vật, di vật.

Dù thời gian qua, công tác quản lý di tích đã được các địa phương chú trọng, song phần lớn lực lượng tham gia tiểu ban quản lý di tích cơ sở là những cán bộ về hưu, các cụ phụ lão, hoạt động theo chế độ tự nguyện hoặc kiêm nhiệm; hơn nữa, nhiều di tích nằm biệt lập với khu vực dân cư. Vì vậy, hiện tượng lơi lỏng trong việc trông coi, bảo vệ di tích ở cơ sở là không tránh khỏi.

Trong khi đó, không phải nơi nào cũng có điều kiện để lắp đặt camera giám sát, nhất là ở những vùng ngoại thành xa; số lượng bảo vệ trông coi di tích không nhiều. Chính vì vậy, kẻ gian lợi dụng công tác quản lý, bảo vệ ở các di tích chưa được chặt chẽ nên đã đột nhập đánh cắp. Hơn nữa, khi chúng đã chủ mưu thực hiện ý đồ thì việc dò la, nghiên cứu thực địa của kẻ gian sẽ được thực hiện kỹ. Thời gian trộm cắp của các đối tượng chủ yếu vào ban đêm, khi mà không có người ra vào và công tác bảo vệ thường sơ hở.

Nâng cao các biện pháp bảo vệ

Trước thực trạng các di tích liên tục bị lấy cắp hiện vật, cổ vật, các địa phương đã yêu cầu các xã, thị trấn, ban quản lý di tích rà soát, kiểm tra, thống kê hiện trạng đồ thờ, hiện vật, sắc phong trong di tích. Tại huyện Thanh Oai, Ủy ban nhân dân huyện cũng yêu cầu cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lắp đặt camera an ninh tại các di tích.

Đồng thời, tuyên truyền, vận động nhân dân, các ban quản lý di tích chủ động kiểm tra hệ thống cửa, khóa, phối hợp với lực lượng công an phòng chống trộm cắp di vật, hiện vật, hòm công đức trong các di tích.Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cũng đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo các sở, ngành, địa phương thực hiện nghiêm quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội, tránh tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”, thậm chí một số địa phương còn lơi lỏng, thiếu chỉ đạo, kiểm tra kịp thời.

Trước những báo động về tình trạng mắt cắp hiện vật, cổ vật tại các di tích, mới đây, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã có văn bản gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã về quản lý di vật, hiện vật, xây dựng, phục dựng, tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa.

Trong đó, yêu cầu không để tái diễn và xảy ra hiện tượng mất cắp di vật, hiện vật, đồng thời thực hiện các giải pháp để đảm bảo an ninh, an toàn cho các di tích. Hiện vật, cổ vật trong các di tích sẽ hạn chế tối đa việc mất cắp nếu ý thức của người dân và những người quản lý di tích được nâng lên, cùng với đó là việc đầu tư các nguồn lực, nhân lực, trang thiết bị đảm bảo an toàn cho các di tích.

Trước đó, Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã có công văngửi Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đề nghị truy tìm số cổ vật, hiện vật bị mất vừa qua.Theo công văn này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhận được thông tin phản ánh chỉ trong thời gian ngắn, tại một số di tích được xếp hạng và kiểm kê trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã bị kẻ gian trộm cắp hiện vật.

Các vụ trộm cắp xảy ra đồng thời vào thời điểm cả nước đang phòng, chống dịch Covid-19 cho thấy sự phức tạp của vụ việc. Vì vậy, Cục Di sản Văn hóa đề nghị Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với chính quyền địa phương cung cấp thông tin về hiện vật cho cơ quan chức năng để phục vụ điều tra. Đồng thời, kiểm kê hiện vật tại các di tích bị mất cắp; đề xuất biện pháp bảo vệ di tích.

Lãnh đạo Cục Di sản Văn hóa cũng yêu cầu Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội báo cáo UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo cơ quan điều tra và các cơ quan chức năng có liên quan nhanh chóng tổ chức truy tìm để trả lại hiện vật bị mất cắp cho di tích; làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân để xảy ra vụ việc. Yêu cầu chính quyền các địa phương và các Ban quản lý di tích thực hiện nghiêm ý kiến của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Công văn số 2009.

Tại Công văn số 2009/BVHTTDL-DSVH ngày 28/5/2019 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nêu, trong những năm qua, nhiều tỉnh thành đã làm tốt công tác bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh, tuy nhiên, vẫn còn địa phương chưa chủ động trong việc kiểm kê, xếp hạng di tích; tình trạng mất cắp hiện vật, cháy ở di tích vẫn tiếp tục xảy ra hàng năm...

Để tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị di tích, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các Sở quản lý văn hóa và ủy ban nhân dân các quận, huyện, thành phố, thị xã trực thuộc phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp tăng cường tuyên truyền phổ biến pháp luật về di sản văn hóa; mở cuộc vận động tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân địa phương để quán triệt pháp luật về di sản văn hóa đến các tổ chức đoàn thể xã hội, các hội và mọi người dân.

Đặc biệt, về tình trạng mất cắp hiện vật, cổ vật ở di tích, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị quy định rõ trách nhiệm của ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn trong việc bảo vệ di tích trên địa bàn và cơ chế phối hợp quản lý giữa ủy ban nhân dân cấp xã với tổ chức quản lý di tích, hoặc người được giao trông coi di tích. Đồng thời, tăng cường tuần tra, canh gác kết hợp lắp đặt thiết bị bảo vệ nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm phạm di tích.

Thường xuyên tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực quản lý di tích, quản lý các dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích cho cán bộ cấp huyện, xã có liên quan và người trực tiếp trông coi di tích. Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích ở địa phương, kiên quyết xử lý các vụ việc vi phạm làm ảnh hưởng tới giá trị di tích.

H. Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội được chọn đăng cai Lễ mở ký Công ước Liên hợp quốc về Tội phạm mạng

Hà Nội được chọn đăng cai Lễ mở ký Công ước Liên hợp quốc về Tội phạm mạng

(LĐTĐ) Chiều 24/12/2024 (giờ New York), Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua bằng đồng thuận Công ước Liên hợp quốc về Tội phạm mạng. Theo quy định tại Điều 64 của Công ước, Công ước sẽ được mở ký tại Thủ đô Hà Nội trong năm 2025. Theo đó, Công ước sẽ có tên gọi là “Công ước Hà Nội”.
TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông đường thủy dịp lễ, Tết

TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông đường thủy dịp lễ, Tết

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang triển khai các nhiệm vụ nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trong đó có an toàn giao thông đường thủy và phục vụ nhu cầu đi lại của người dân dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và mùa lễ hội xuân Ất Tỵ 2025.
Cấp cứu liên khoa cứu sống người bệnh đứt lìa cổ chân do máy cắt cỏ

Cấp cứu liên khoa cứu sống người bệnh đứt lìa cổ chân do máy cắt cỏ

(LĐTĐ) Vừa qua, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã thực hiện thành công ca phẫu thuật nối liền cổ chân bị đứt rời cho một nam bệnh nhân (34 tuổi, quê Phú Thọ). Đây là trường hợp hy hữu và đầy thách thức khi lưỡi máy cắt cỏ gãy văng trúng cổ chân với tốc độ cao, khiến toàn bộ cổ chân phải của bệnh nhân bị đứt lìa hoàn toàn.
Quận Bắc Từ Liêm tổng kết công tác mặt trận năm 2024

Quận Bắc Từ Liêm tổng kết công tác mặt trận năm 2024

(LĐTĐ) Tại hội nghị, có 4 tập thể, 3 cá nhận được nhận Bằng khen của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội; 17 tập thể, 15 cá nhân được Ủy ban nhân dân quận tặng giấy khen...
Quy định mới về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi

Quy định mới về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi

(LĐTĐ) Theo Nghị định 158/2024 của Chính phủ, taxi phải gắn đồng hồ tính tiền được cơ quan có thẩm quyền về đo lường kiểm định và kẹp chì, có thiết bị in hóa đơn hoặc phiếu thu tiền kết nối với đồng hồ tính tiền trên xe, tại vị trí hành khách dễ quan sát.
Lộ đội hình Việt Nam gặp Singapore tại bán kết lượt đi AFF Cup 2024

Lộ đội hình Việt Nam gặp Singapore tại bán kết lượt đi AFF Cup 2024

(LĐTĐ) HLV Kim Sang Sik nhiều khả năng sẽ tiếp tục có những sự thay đổi bất ngờ trong đội hình xuất phát của đội tuyển Việt Nam ở trận bán kết lượt đi gặp Singapore tại AFF Cup 2024 (ASEAN Cup).
Công đoàn Viên chức Việt Nam tổ chức chuỗi hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động dịp Tết Ất Tỵ

Công đoàn Viên chức Việt Nam tổ chức chuỗi hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động dịp Tết Ất Tỵ

(LĐTĐ) Với phương châm “Tất cả đoàn viên, người lao động đều có Tết”, các cấp Công đoàn Viên chức Việt Nam tổ chức chuỗi hoạt động chăm lo thiết thực về vật chất và tinh thần cho đoàn viên, người lao động (ĐV, NLĐ) dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Tin khác

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

(LĐTĐ) Mặc dù các công trình vi phạm trong lĩnh vực sử dụng đất, không có giấy phép hoạt động, không có đánh giá tác động môi trường; xong, khi đề cập đến trách nhiệm thì không chỉ chính quyền địa phương, mà ngay cả các đơn vị liên quan như Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội… cũng có dấu hiệu “né tránh” trách nhiệm.
Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

(LĐTĐ) Không chỉ để các cá nhân xây dựng bến cảng, bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng không phép ở thôn Hòa Bình; tại khu vực này, các cơ quan chức năng còn có dấu hiệu “làm ngơ” để Công ty Cổ phần Thương mại và xây dựng Phong Sơn lấn chiếm hành lang thoát lũ, xây dựng 2 trạm trộn bê tông “chui” gây ô nhiễm môi trường, khiến nhiều người dân bức xúc.
Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

(LĐTĐ) Không chỉ cảng Hòa Bình “vô tư” hoạt động không phép, ngay sát khu vực cảng (thôn Hòa Bình, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn), hàng loạt bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng cũng ngang nhiên tồn tại “ăn theo” cảng Hòa Bình gây bức xúc dư luận. Đáng nói, các vi phạm này hình thành ngay sát trụ sở UBND xã Trung Giã, tuy nhiên dường như vi phạm không bị xử lý, vì sao?
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

(LĐTĐ) Dù không có giấy phép nhưng hàng loạt bãi tập kết vật liệu xây dựng, bến cảng, trạm trộn bê tông vẫn ngang nhiên hoạt động dọc bờ sông Cầu, thuộc xã Trung Giã, Sóc Sơn (Hà Nội), ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành lang thoát lũ và môi trường. Đáng nói, những bến, bãi không phép này đã từng bị Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Sóc Sơn ra quyết định xử lý vi phạm, nhưng dường như các quyết định không đủ sức răn đe, vi phạm diễn biến ngày càng phức tạp hơn…
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, Công ty Cổ phần Chứng khoán Smart Invest (Chứng khoán Smart Invest) liên tiếp bị Cục Thuế thành phố Hà Nội và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt. Tổng số tiền mà công ty này phải nộp phạt hơn 1,8 tỷ đồng.
Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của ông Nguyễn Văn Quang, trú tại ấp Thạnh Đông, xã Thanh Đông B, huyện Tân Hiệp (tỉnh Kiên Giang) về việc, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang chậm trễ trong việc trả lời và giải quyết nội dung phản ánh của 20 hộ dân tại ấp Thạnh Đông... Sau khi nhận được nội dung, Công an tỉnh Kiên Giang đã chuyển Công văn của báo Lao động Thủ đô đến Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Kiên Giang xem xét, giải quyết.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

(LĐTĐ) Loạt bài "Xâm phạm hồ Trị An" của Báo Lao động Thủ đô đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai vào cuộc quyết liệt, tuy nhiên một trong những cơ quan phải rà soát, báo cáo nội dung báo phản ánh là UBND huyện Định Quán vẫn thờ ơ....đứng ngoài.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

(LĐTĐ) Tỉnh ủy Đồng Nai đã có công văn yêu cầu các cấp, các đơn vị liên quan, có trách nhiệm xem xét phản ánh của Báo Lao động Thủ đô để xử lý về tình trạng xâm phạm hồ Trị An.
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

(LĐTĐ) Cơ quan chức năng đã vào cuộc vụ việc bạo hành trẻ trong Mái ấm Hoa Hồng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thế nhưng, nỗi đau về thể xác, những sang chấn về tâm lý sẽ mãi là ký ức đáng sợ trong suy nghĩ của các cháu. Đồng thời, dư luận cũng đề nghị xử lý nghiêm những hành vi hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em.
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của bà Đặng Thị Thúy (xã Văn Đức, Gia Lâm) về việc: Có người đã chặt phá vườn hồng và đốt căn lều của gia đình... Công an huyện Gia Lâm vừa có văn bản phúc đáp Báo Lao động Thủ đô và cho biết, sau khi xác minh thông tin, Công an xã Văn Đức không có căn cứ để thiết lập hồ sơ.
Xem thêm
Phiên bản di động