Ban quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội: Thực hiện tốt các chức năng quản lý Nhà nước

(LĐTĐ) Năm 202, đại dịch Covid-19 bùng phát với biến chủng Delta nguy hiểm và lây lan rất nhanh, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp suy giảm, ảnh hưởng không nhỏ đến doanh nghiệp và người lao động trong các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội. Mặc dù vậy, được sự chỉ đạo, điều hành của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Ban Quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội đã nỗ lực, tập trung triển khai hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu và nhiệm vụ trọng tâm, nhất là thực hiện tốt các chức năng về quản lý Nhà nước.
Động viên, hỗ trợ người lao động vượt qua dịch bệnh Hà Nội: Tạo điều kiện tối đa cấp mã xác nhận cho phương tiện vận chuyển chuyên gia, công nhân Nắm chắc nơi cư trú, di biến động của người lao động tại các khu công nghiệp

Báo cáo của Ban Quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội cho biết, thành phố Hà Nội hiện có 10 khu công nghiệp, trong đó 09 khu công nghiệp đang hoạt động với số dự án thứ phát là gần 700 dự án, trong đó số doanh nghiệp đang hoạt động là 661 doanh nghiệp với 341 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vốn đăng ký trên 06 tỷ USD; trên 320 dự án đầu tư trong nước, vốn đăng ký trên 17.000 tỷ đồng.

Ngành nghề sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp phụ trợ các ngành như: Điện - điện tử chiếm 50%, công nghiệp cơ khí chế tạo 25%, các ngành công nghiệp khác 25% (dược phẩm, chế biến nông sản, may mặc, công nghiệp in...), qua đó thúc đẩy phát triển những ngành công nghiệp đang được ưu tiên của Thành phố, góp phần cùng Thành phố đã dẫn đầu toàn quốc về thu hút đầu tư. Có 25 quốc gia, vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại các khu công nghiệp trong đó, Nhật Bản chiếm trên 60% tổng vốn đăng ký đầu tư.

Ban quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội: Thực hiện tốt các chức năng quản lý Nhà nước
Ban Quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội đã chỉ đạo các doanh nghiệp thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh

Riêng trong năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19, các khu công nghiệp và chế xuất của Hà Nội vẫn thu hút đầu tư được 07 dự án mới vốn đăng ký 27 triệu USD và 315 tỷ đồng, 26 dự án đầu tư mở rộng vốn đăng ký 147 triệu USD và 2039 tỷ đồng; tổng mức thu hút đầu tư đạt 275 triệu USD quy đổi, đạt 92% so với kế hoạch năm 2021, gấp 2,3 lần so với cùng kỳ năm 2020. Khu công nghiệp Hỗ trợ Nam Hà Nội đã thu hút được 01 dự án đầu tư. Về tình hình lao động, đến nay, tổng số lao động làm việc tại các khu công nghiệp có khoảng 161.000 người, trong đó đó lao động nước ngoài là 1.100 người.

Để làm tốt công tác quản lý về lao động, Ban Quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội thường xuyên cử cán bộ đại diện tại các khu công nghiệp giám sát tình hình trả lương, thưởng của các doanh nghiệp đối với người lao động, đảm bảo tại các khu công nghiệp không có tình trạng nợ lương, chậm lương của người lao động. Cùng đó, đơn vị đã phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội tổ chức khảo sát nhu cầu tuyển dụng, nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp.

Qua khảo sát cho thấy, số lao động phổ thông chưa qua đào tạo khi được tuyển dụng chiếm phần lớn. Số lao động phổ thông này sau khi được tuyển dụng, các doanh nghiệp đã tự đào tạo để đáp ứng yêu cầu công việc sản xuất, lắp ráp...; số lao động được đào tạo nghề chiếm khoảng 25% (trong đó có trình độ cao đẳng, đại học là 14%; trung cấp chiếm khoảng 11%). Đối với số lao động này khi được tuyển dụng vẫn phải đào tạo lại để đáp ứng yêu cầu thực tế công việc của doanh nghiệp tuyển dụng.

Trong năm, Ban Quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội đã tham gia xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực, giới thiệu đến Sở Công Thương danh sách doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ xét chọn sản phẩm công nghiệp chủ lực của Thành phố; tham gia xây dựng và quán triệt triển khai đến doanh nghiệp trong các khu công nghiệp Kế hoạch sản xuất, tiêu dùng bền vững của trên địa bàn Thành phố; rà soát tất cả các doanh nghiệp xây dựng phương án sản xuất an toàn theo yêu cầu của Chỉ thị số 20/CT-UBND ngày 03/9/2021 và hướng dẫn của Ủy ban nhân dân quận, huyện gửi về Uỷ ban nhân dân quận, huyện phê duyệt và thực hiện nghiêm theo phương án đã được phê duyệt.

Ban quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội: Thực hiện tốt các chức năng quản lý Nhà nước
Hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp được duy trì ổn định dù gặp khó khăn do dịch bệnh

Trong năm, đơn vị đã xác nhận cho 50 bộ nội quy lao động; tiếp nhận 45 thỏa ước lao động tập thể; cấp 683 Giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc trong khu công nghiệp, trong đó: Cấp mới: 530; cấp lại: 130; không thuộc diện cấp: 23; chấp thuận 790 vị trí sử dụng lao động nước ngoài cho các doanh nghiệp khu công nghiệp.

Đặc biệt, trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Ban Quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội đã triển khai, chỉ đạo các doanh nghiệp thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, nhất là chuẩn bị sẵn sàng phương án, kịch bản duy trì sản xuất an toàn trong trường hợp nhà máy bị phong tỏa, cách ly, lấy nhà máy là nơi cách ly và ổn định sản xuất; yêu cầu người lao động chấp hành nghiêm túc thông điệp 5K, thực hiện khai báo y tế hàng ngày đồng thời ký cam kết với doanh nghiệp việc thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch…

Ngoài làm tốt chức năng, nhiệm vụ như trên, trong năm, Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội còn làm tốt chức năng về quản lý quy hoạch, xây dựng, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, thực hiện và cải cách thủ tục hành chính, công tác dịch vụ và hỗ trợ doanh nghiệp…

Có thể nói, với việc làm tốt các chức năng về quản lý Nhà nước, đặc biệt là quản lý về lao động của Ban Quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội đã giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội trong năm 2021 tiếp tục ổn định dù tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Theo đó, doanh thu các doanh nghiệp đạt 7.775 triệu USD, bằng 102,3% kế hoạch năm; nộp ngân sách Nhà nước 239 triệu USD, đạt 101.7 % kế hoạch năm; kim ngạch nhập khẩu các khu công nghiệp ước đạt 4104 triệu USD, đạt 102,5 kế hoạch năm.

Phạm Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn

Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang xem xét sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), với nhiều đề xuất sửa đổi, bổ sung quan trọng, nhằm tháo gỡ khó khăn từ thực tiễn, giúp cho chính sách bảo hiểm này thật sự phát huy được hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số

Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số

(LĐTĐ) Thực tế, các quốc gia đang phát triển muốn bao phủ nhanh và hiệu quả dịch vụ tài chính chính thức. Theo đó, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số để hiện đại hóa các kênh cung ứng dịch vụ tài chính hiện đại. Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số dịch vụ tài chính, song thực trạng bức tranh tiếp cận dịch vụ cho thấy vẫn còn dư địa lớn để cải thiện, đặc biệt là với nhóm thu nhập thấp.
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục

Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) và Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Đông Anh đã và đang triển khai hiệu quả chương trình phối hợp công tác. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của ngành Giáo dục.
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”

Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”

(LĐTĐ) Thời gian qua, tình trạnh thanh, thiếu niên thường xuyên tụ tập điều khiển mô tô xe gắn máy chạy tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, liên tục hò hét đã gây hoang mang, khiếp sợ cho người tham gia giao thông ở Hà Nội. Mới đây nhất, vụ việc nhóm “quái xế” tông tử vong người phụ nữ đang dừng chờ đèn đỏ trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo. Nhiều người dân tỏ rõ sự bất bình với hành vi của nhóm đối tượng trên và đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc xác minh, xử lý triệt để tình trạng này.
Bông mua tím

Bông mua tím

(LĐTĐ) Con mương xẻ miếng đất của nhà tôi ra làm hai phần. Một nửa kêu là vườn tạp. Bên còn lại thì làm rẫy khóm. Mùa đến, bên này lẫn phía kia đều tím hồng một màu bông mua. Ngoại nói, loại cây này nhiều công dụng, chữa bệnh hay lắm. Nghe vậy nhưng bọn con nít tụi tôi đâu hiểu ý tứ bởi còn mải chơi.
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp

Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, người lao động được các cấp Công đoàn quan tâm, chăm lo về mọi mặt, đặc biệt là việc đảm bảo sức khỏe để ổn định lao động sản xuất. Qua các hoạt động chăm lo đó đã tạo niềm tin đối với người lao động vào tổ chức Công đoàn và giúp người lao động có động lực để gắn bó lâu dài, nỗ lực đóng góp vào sự phát triển chung của doanh nghiệp.
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa

Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa

(LĐTĐ) Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh là mục tiêu của Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Nhận thức sâu sắc điều đó, thời gian qua, Hà Nội đã triển khai phong trào xây dựng Gia đình văn hóa với những cách làm bài bản. Thông qua phong trào, những giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống như hiếu thảo, chung thủy, đoàn kết được duy trì và lan tỏa rộng rãi trong xã hội.

Tin khác

Phát huy nguồn vốn tín dụng chính sách

Phát huy nguồn vốn tín dụng chính sách

(LĐTĐ) Là một trong 4 tổ chức chính trị - xã hội nhận quản lý vốn ủy thác từ Ngân hàng Chính sách xã hội, thời gian qua, Hội Nông dân huyện Đan Phượng (Hà Nội) tập trung triển khai tốt các chính sách có liên quan đến tín dụng ưu đãi, cho vay vốn đến hội viên nông dân để sản xuất, kinh doanh, từng bước thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Đáp ứng nhu cầu tìm việc của người lao động trên địa bàn huyện Ba Vì

Đáp ứng nhu cầu tìm việc của người lao động trên địa bàn huyện Ba Vì

(LĐTĐ) Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ba Vì năm 2024 không chỉ góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện và khu vực lân cận, mà còn cung cấp cho lực lượng lao động trẻ thông tin thị trường lao động, từ đó học hỏi, trang bị thêm kỹ năng và kiến thức cơ bản, khả năng thích nghi với những biến động của thị trường lao động.
Thêm cơ hội mới cho lao động Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài

Thêm cơ hội mới cho lao động Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngoài tiếp tục duy trì các thị trường tiếp nhận lao động truyền thống như Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc, hện nay, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đang thúc đẩy phát triển một số thị trường mới tiềm năng, tạo cơ hội mới cho người lao động khi lựa chọn đi làm việc ở nước ngoài.
Sắp diễn ra Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ba Vì năm 2024

Sắp diễn ra Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ba Vì năm 2024

(LĐTĐ) Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ba Vì năm 2024 dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 27/10, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Ba Vì (Số 104 đường Quảng Oai, thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì, Hà Nội) với sự tham gia của đông đảo người lao động, học sinh, sinh viên.
Cơ hội việc làm rộng mở tại Phiên giao dịch trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố

Cơ hội việc làm rộng mở tại Phiên giao dịch trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố

(LĐTĐ) Ngày 24/10, Phiên giao dịch việc làm trực tuyến với tham gia của 6 tỉnh, thành phố đã mang lại nhiều cơ hội cho người lao động và doanh nghiệp. Sự kiện thu hút 122 doanh nghiệp với hơn 44.504 vị trí tuyển dụng, tạo điều kiện kết nối hiệu quả giữa cung và cầu lao động.
Hải Phòng hỗ trợ chi phí đào tạo một số nghề trên địa bàn thành phố giai đoạn 2024 - 2030

Hải Phòng hỗ trợ chi phí đào tạo một số nghề trên địa bàn thành phố giai đoạn 2024 - 2030

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 18, Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng khóa XVI đã ban hành Nghị quyết số 03/2024/NQ-HĐND quy định chính sách hỗ trợ đào tạo một số nghề trên địa bàn thành phố Hải Phòng, giai đoạn 2024 - 2030.
Hà Nội: Thị trường lao động tiếp tục phục hồi

Hà Nội: Thị trường lao động tiếp tục phục hồi

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, thị trường lao động Hà Nội tiếp tục đà phục hồi. Số lượng doanh nghiệp giải thể và ngừng hoạt động có xu hướng giảm mạnh đã tác động tích cực đến thị trường lao động. Nhu cầu tuyển dụng trên toàn Thành phố trong tháng 9 khoảng trên 22.600 vị trí.
Hà Nội: 9 tháng, gần 59.000 người hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Hà Nội: 9 tháng, gần 59.000 người hưởng bảo hiểm thất nghiệp

(LĐTĐ) Thông tin về công tác hỗ trợ, giải quyết chính sách bảo hiểm thất nghiệp trong tháng 9/2024, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cho biết đơn vị đã tiếp nhận 6,6 nghìn hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động, giảm 1 nghìn trường hợp so với tháng trước, và tăng 0,2 nghìn trường hợp so với cùng kỳ năm trước.
TP.HCM: Chi hơn 76.600 tỷ đồng cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề

TP.HCM: Chi hơn 76.600 tỷ đồng cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề

(LĐTĐ) Dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) giai đoạn 2021 - 2024 là 76.626 tỷ đồng.
Thúc đẩy hợp tác lao động Việt Nam - châu Âu

Thúc đẩy hợp tác lao động Việt Nam - châu Âu

Ngày 11/10, Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) tổ chức hội thảo “Thúc đẩy hợp tác lao động Việt Nam - châu Âu”.
Xem thêm
Phiên bản di động