Bạn học Khoa Ngữ Văn xót thương tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Trong dòng người đến Nhà tang lễ Quốc gia (số 5 Lê Thánh Tông, Hà Nội) sáng 25/7, có những mái tóc bạc trắng đến đưa tiễn người bạn học - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với tình cảm tiếc thương vô hạn. Họ là đồng môn lớp Văn khóa 8, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, niên khóa 1963 - 1967, nơi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng học.
Trực tuyến: Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Người dân nghẹn ngào tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Từ sáng sớm nay, các bạn Đại học của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tới Nhà tang lễ Quốc gia để bày tỏ niềm thương tiếc vô hạn tới người bạn học khóa 8 Khoa Ngữ Văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội. Có người phải ngồi xe lăn, người chống gậy, lặng lẽ tiễn đưa một người bạn lớn.

Là bạn học cùng Khoa Ngữ Văn - Trường Đại học Tổng hợp với Tổng Bí Nguyễn Phú Trọng, bà Đặng Thị Yến (trú tại phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy) không giấu được những giọt nước mắt lăn dài khi đến tiễn biệt người bạn, người lãnh đạo cao quý của đất nước.

Theo bà Đặng Thị Yến, nguyên phóng viên Báo Nhân Dân, mặc dù đôi chân đã không còn nhanh nhẹn, nhưng bà Yến cùng các bạn học đều ở tuổi 80, cùng nhau tới Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông từ 6h sáng để chờ đến lượt vào viếng.

Giơ tấm ảnh chụp kỷ niệm họp lớp năm 2022, bà chia sẻ "Hôm nay, GS Hà Minh Đức hơn 90 tuổi cùng các học trò khóa 8 Văn khoa đều là bạn học, tới viếng, nhìn anh Trọng lần cuối.

Bạn học Khoa Ngữ Văn xót thương tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Bà Đặng Thị Yến chia sẻ kỷ niệm về người bạn học Nguyễn Phú Trọng.

Chỉ vào tấm ảnh ấy, bà nghẹn ngào: "Đây đã là lần cuối anh Trọng đến họp lớp". Khi đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngồi giữa nhóm bạn, trò chuyện vui vẻ.

Bà Yến bồi hồi kể lại: "Anh Trọng là một người bạn rất tình cảm, chân thành. Ở trường đại học, anh là Bí thư Chi đoàn của lớp, hoạt động sôi nổi, là đối tượng kết nạp Đảng. Khi ra trường, anh về làm cán bộ Tạp chí Học tập (nay là Tạp chí Cộng sản), còn tôi về Báo Nhân Dân. Sự ra đi của anh Trọng để lại khoảng trống rất lớn không chỉ với tôi, mà còn cả với tập thể lớp. Cả một tuần nay, chúng tôi bàng hoàng thương nhớ người bạn của mình".

Nhớ lại ký ức học cùng Tổng Bí thư, bà Yến kể, mỗi lần họp lớp, ông đều đến hỏi thăm từng người. “Tôi thương bạn học của mình vô cùng, anh Trọng từng chia sẻ rằng, anh rất quý các bạn, nhưng vì điều kiện công tác chỉ gặp nhau được dịp họp lớp thôi. Anh xin phép các thầy, các bạn rằng anh là trò, là bạn thuở đi học, không còn vị trí, chức tước gì ở đây".

Bạn học cũ xót thương tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các thầy cô và bạn bè lớp Văn khóa 8 chụp ảnh lưu niệm trong khuôn viên Báo Nhân Dân.

Bà Đặng Thị Yến cũng cho biết, ở độ tuổi tóc đã bạc, chân đã mỏi, khi hay tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, tất cả bạn bè đều cảm thấy tiếc nuối và hụt hẫng: “Chúng tôi vẫn nói với nhau rằng, chúng ta được nghỉ hưu, được sống những quãng thời gian dành riêng cho gia đình, bạn bè, người thân, nhưng anh Trọng lại không có cả thời gian nghỉ ngơi, bởi trên vai còn đảm nhiệm nhiều trọng trách cao cả của đất nước cho đến khi trút hơi thở cuối cùng”.

Đôi mắt đỏ hoe chờ vào viếng, tiễn đưa bạn đồng môn của mình, bà Nguyễn Thị Hòa (79 tuổi, Cầu Giấy), lấy tay lau nước mắt, nói trong tiếng nấc: "Tiễn biệt anh Trọng tôi cũng đau xót như người thân của mình vậy". Trong ký ức của bà, người bạn học Nguyễn Phú Trọng là một người chỉn chu, chăm chỉ, điểm số lúc nào cũng dẫn đầu lớp.

Bà cho biết thêm, trong suốt thời sinh viên đồng chí Nguyễn Phú Trọng luôn hoàn thành xuất sắc tất cả mọi công việc được giao, như lớp phó phụ trách lao động, đời sống, học tập, Bí thư Chi đoàn. Khi đi sơ tán ở Đại Từ (Thái Nguyên), ông đã năng nổ cùng các bạn xây dựng cơ sở phục vụ học tập và sinh hoạt cho lớp.

Bạn học Khoa Ngữ Văn xót thương tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Bà Nguyễn Thị Hòa chia sẻ, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn giữ sự gần gũi, chân tình với bạn bè.

Bà Hòa kể lại, lớp Ngữ Văn thời đó rất đông, khoảng 120 người. “Lớp đông thế nhưng anh Trọng thì rất hòa đồng với bạn bè, huy động được sự đoàn kết của tập thể trong lớp, chính vì thế, lớp luôn dẫn đầu phong trào của trường”, bà Hòa nói.

Bà Nguyễn Thị Hòa cũng cho biết, những năm tháng sau này, khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã giữ những chức vụ rất cao nhưng ông vẫn đi họp lớp. Là lãnh đạo cao nhất của đất nước, dù vậy, khi đến họp lớp, ông rất hòa đồng.

Tôi vẫn nhớ, đồng chí Nguyễn Phú Trọng luôn nói với chúng tôi rằng: "Tôi đi họp lớp với tư cách là bạn bè, mọi chức sắc đều bỏ qua hết ở ngoài cửa, vào đây chúng ta là bạn bè, không có chức sắc gì nhé, để chúng ta tâm sự, ôn lại kỷ niệm". Điều này khiến chúng tôi rất xúc động!

Bày tỏ tiếc thương với người bạn đồng môn, ông Phan Văn Kính cũng là bạn học cho hay, đoàn Khoa Ngữ Văn, khóa 8 đăng ký rất đông, nhưng chỉ được 20 người vào viếng Tổng Bí thư. Đứng chờ cùng bạn bè đồng môn, ông Kính nghẹn ngào nói: “Tôi vô cùng thương tiếc một người bạn đồng môn kính thầy, trọng bạn, khiêm tốn, giản dị như Tổng Bí thư. Ngày hôm nay, chúng tôi chỉ muốn dâng nén hương để tiễn người bạn về nơi an nghỉ cuối cùng”.

Bạn học Khoa Ngữ Văn xót thương tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Đoàn cựu sinh viên lớp Văn khóa 8 (1963 - 1967) Trường Đại học Tổng hợp viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Ở độ tuổi cao, sức khỏe không còn được tốt, nhưng Nhà giáo ưu tú Trần Ngọc Thảo (87 tuổi), nguyên Hiệu trưởng Trường Văn hóa nghệ thuật Hải Phòng cũng rời Hải Phòng từ sáng sớm nay lên Hà Nội để được thắp nén hương viếng bạn.

Theo trí nhớ của ông Thảo, chưa bao giờ Tổng Bí thư có khoảng cách với các bạn đồng môn. "Chúng tôi rất ấn tượng với câu nói của anh: "Tiền tài, danh vọng như đóa phù vân, tình bạn, tình người là mãi mãi". Anh nói xong, giơ hai tay như ôm chúng tôi vào lòng, rất xúc động. Anh đến với chúng tôi như người xa về gần, anh hồ hởi nhớ tên từng bạn, nhớ những kỷ niệm thời học đường.

Nghe tin anh Trọng mất đi, chúng tôi như tiếng sét bên tai, rụng rời tay chân. Từ xa xôi, chúng tôi về viếng anh, thắp nén hương lần cuối tiễn đưa anh về cõi trường sinh, và mong anh yên tâm rằng: Đảng, Nhà nước và Nhân dân sẽ tiếp nối con đường anh đã đi, đất nước ta nhất định thịnh vượng. Chúng tôi đau xót thương tiếc người bạn lớn...

Phạm Thảo - Phương Ngân

Bài viết cùng chủ đề

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phụ nữ Thanh Trì tri ân gia đình có công nhân ngày Thương binh liệt sĩ

Phụ nữ Thanh Trì tri ân gia đình có công nhân ngày Thương binh liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), các cấp Hội Phụ nữ huyện Thanh Trì đã tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa nhằm tri ân, tôn vinh công lao to lớn của Mẹ Việt Nam anh hùng, các anh hùng liệt sĩ, các thương binh bệnh binh đã hy sinh xương máu vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc.
Người dân tiếp tục đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với lòng tiếc thương vô hạn

Người dân tiếp tục đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với lòng tiếc thương vô hạn

(LĐTĐ) Sáng nay (26/7) tại 3 điểm tổ chức Lễ Quốc tang là Nhà tang lễ Quốc gia (Hà Nội), Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội) hàng nghìn người dân đã có mặt từ sớm chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và tiễn biệt Tổng Bí thư lần cuối.
Nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công việc qua các phong trào thi đua

Nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công việc qua các phong trào thi đua

(LĐTĐ) Các cấp Công đoàn quận Thanh Xuân đã phát động công nhân lao động tại các doanh nghiệp ra sức thi đua nâng cao kỹ năng, trình độ tay nghề, phát huy sáng kiến, sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công việc...
Phong trào công nhân và hoạt động công đoàn thời kỳ thực hiện công cuộc đổi mới đất nước (1986 - 2023)

Phong trào công nhân và hoạt động công đoàn thời kỳ thực hiện công cuộc đổi mới đất nước (1986 - 2023)

(LĐTĐ) Trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới, giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam đã có nhiều đóng góp vào kết quả thực hiện kế hoạch 5 năm (1986 - 1990), đưa đất nước ta dần thoát khỏi khó khăn, ổn định đời sống nhân dân và công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ).
Chiều nay (26/7), cử hành Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều nay (26/7), cử hành Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Vào lúc 13 giờ chiều nay (26/7), Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành tại Nhà tang lễ Quốc gia; Lễ an táng diễn ra lúc 15 giờ tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.
Phát huy vai trò Công đoàn trong công tác tuyên truyền giáo dục

Phát huy vai trò Công đoàn trong công tác tuyên truyền giáo dục

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục nâng cao nhận thức cho đoàn viên, người lao động thuộc Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội, luôn được Công đoàn ngành gắn với các phong trào thi đua yêu nước, các hoạt động nâng cao đời sống tinh thần cho đoàn viên, người lao động. Qua đó đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận trong 6 tháng đầu năm 2024.
Hơn 1.560 đoàn trong nước và quốc tế đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hơn 1.560 đoàn trong nước và quốc tế đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Từ 7 giờ đến 19 giờ 30 phút ngày 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tin khác

Ngành dịch vụ tại TP.HCM vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố thiếu bền vững

Ngành dịch vụ tại TP.HCM vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố thiếu bền vững

(LĐTĐ) Ngày 25/7 Sở Công thương Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) tổ chức hội thảo tham vấn ý kiến lần 1 về “Phát triển ngành dịch vụ tại TP.HCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.
Nghệ An: Công nhân, viên chức, lao động tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Nghệ An: Công nhân, viên chức, lao động tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Sáng 25/7, tại Nghệ An, đông đảo cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người dân ở các cơ quan, ban ngành, doanh nghiệp, khối xóm xúc động khi xem trực tiếp Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia.
Nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sau 18h hôm nay

Nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sau 18h hôm nay

(LĐTĐ) Theo Ban Tổ chức Lễ tang, sau 18h hôm nay (25/7), sẽ tạo điều kiện sắp xếp cho nhân dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Nghệ An: Trang nghiêm Lễ treo cờ rủ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Nghệ An: Trang nghiêm Lễ treo cờ rủ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Đúng 6 giờ 30 phút sáng 25/7, Lễ treo cờ rủ diễn ra trọng thể tại Quảng trường Hồ Chí Minh, công trình đặc biệt về chính trị, văn hóa ở trung tâm thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
Công đoàn các nước, các tổ chức quốc tế bày tỏ tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Công đoàn các nước, các tổ chức quốc tế bày tỏ tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Được tin đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ trần, lãnh đạo tổ chức Công đoàn các nước, các tổ chức quốc tế đã gửi điện, thư chia buồn đến Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam bày tỏ tình cảm, niềm tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và chia sẻ tình cảm đoàn kết, sát cánh với giai cấp công nhân, Công đoàn Việt Nam.
Chi tiết Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chi tiết Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nghi thức Quốc tang, trong 2 ngày 25 và 26/7 tại Nhà tang lễ Quốc gia.
Cuộc đời của Tổng Bí thư là một tấm gương sáng về sự bình dị, gần gũi và khiêm tốn

Cuộc đời của Tổng Bí thư là một tấm gương sáng về sự bình dị, gần gũi và khiêm tốn

(LĐTĐ) Cựu chiến binh Trần Thị Đấu chia sẻ, nghĩ về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, điều làm bà vô cùng khâm phục và kính trọng, tin tưởng đó là đạo đức cách mạng, phong thái làm việc và ý chí quyết tâm.
Nhiều địa phương bị thiệt hại do mưa lớn, ngập úng, sạt lở

Nhiều địa phương bị thiệt hại do mưa lớn, ngập úng, sạt lở

(LĐTĐ) Những ngày vừa qua, mưa lớn diễn ra liên tục đã gây ra lũ ống, sạt lở đất đá khiến nhiều địa phương bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đặc biệt, mưa lớn cũng gây ngập úng cục bộ khiến nhiều tuyến đường giao thông bị ách tắc, nhiều diện tích hoa màu của người dân bị cuốn trôi.
Chính phủ thảo luận về chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Chính phủ thảo luận về chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

(LĐTĐ) Ngày 24/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 7/2024 - phiên họp chuyên đề pháp luật thứ 6 trong năm 2024. Cùng tham dự phiên họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ, các thành viên Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ.
Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 5 luật mới được Quốc hội khoá XV thông qua

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 5 luật mới được Quốc hội khoá XV thông qua

(LĐTĐ) Ngày 23/7, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 5 luật được Quốc hội khoá XV thông qua tại Kỳ họp thứ 7. Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà chủ trì họp báo.
Xem thêm
Phiên bản di động