Bãi tha ma cuối làng...
"Trước ngày em đến" đốn tim các bạn trẻ | |
Người vẽ tranh truyền thần hơn nửa thế kỷ ở Hà Nội | |
Bóng mẹ |
Chẳng sợ gì chỉ sợ ma…
Đến bây giờ, tôi vẫn trêu đùa với bọn bạn tôi câu nói ấy. Dù rằng trong đó, chắc chỉ có tới 50% sự thật. Bởi ngoài sợ ma, giờ cuộc sống có nhiều thứ còn đáng sợ hơn gấp nhiều lần. Tôi còn nhớ, hồi nhỏ mình là đứa nhát xít. Bố và anh trai vẫn thường cười trêu tôi là đứa “mắt to”, mà mắt tôi to thật, chỉ tiếc rằng đôi mắt to là bởi… “tôi sợ ma”. Thế nhưng cho đến tận bây giờ, tôi cũng chưa từng nhìn thấy hình hài con ma nó như nào, nhưng trong trí tưởng tượng của tôi, nó “sinh động” lắm, nó đáng sợ lắm, đáng sợ… đến độ khiến tôi bị ám ảnh.
Trong tâm thức của nó chẳng sợ gì cả ngoài "ma" |
Nhớ ngày còn bé, cứ đi qua cái bãi tha ma hay còn gọi là khu nghĩa địa cuối làng, mà thực ra bãi tha ma nào cũng vậy, tôi đều cố gắng lướt, chạy qua nhanh nhất có thể. Người ta vẫn bảo “chạy như ma đuổi”, quả là chẳng chệch tẹo nào. Những lúc ấy, dù chẳng có ai đuổi, nhưng tôi vẫn chân vắt lên cổ chạy nhanh đừng hỏi. Cũng có lẽ bởi vậy mà suốt thời đi học, môn Thể dục điểm phần thi chạy ngắn 100m của tôi khi nào cũng dành điểm tối đa. Tôi nhớ khi học Đại học, thầy thể dục hay đùa rằng: “Tiếc là không có điểm 11 dành cho em”, cơ mà bây giờ thì “bò” mướt vì càng ngày càng lười vận động.
Quay lại chuyện “ma đuổi” lúc nhỏ, đến khi tôi dừng lại thì tim, gan, phèo, phổi… cảm giác nó lộn rối tung cả vào với nhau. Tim đập rộn ràng, như thể nó muốn nhảy xổ ra khỏi lồng ngực. Mồ hôi, mồ kê đầm đìa… nhưng cứ phải chạy đến khi về tới nhà mới thấy an toàn và thấy mình còn sống. Nhất là những khi buổi tối có việc phải đi qua ấy, những đốm lửa “ma chơi” chập chờn, rồi những que hương sáng nhập nhòe quện vào với mùi hương thoang thoảng bay ra từ những nấm mộ vừa mới đắp khi chiều còn chưa im đất… khiến không chỉ tôi, mà lũ trẻ con sợ xanh mắt mèo. Nhiều khi về bố hỏi, mà thở mãi rồi mới nói được. Sợ là thế, mà tôi chẳng khi nào bỏ được tính tò mò đến những câu chuyện liên quan tới ma mị các kiểu. Cứ nghe các ông, các bà đi trâu, bò kể là khoái lắm, cứ căng tai nghe, tối về lại tự nhát mình, nhưng kệ… Rồi đấy, chính những ký ức ấy trở thành một phần tuổi thơ “dữ dội” trong tôi cho đến tận bây giờ.
Con người chỉ thực sự chết khi…
Giờ tôi vẫn vậy, vẫn tò mò, vẫn nhát xít, vẫn thích nghe chuyện ma và cả vẫn sợ ma… chỉ là không thấy sợ cái bãi tha ma cuối làng nữa, vì có “nhà” của bố tôi ở đó! Mỗi lần đi làm về, lướt qua “nhà” của bố, tôi cũng dùng dằng nán lại nơi ấy một xíu. Dù nằm ngay cạnh đường quốc lộ chạy qua, nhưng dường như nó trở thành một nơi chẳng mấy ai để ý. Nếu như là không phải là người ta muốn lướt qua cho nhanh, vì lạnh, vì sợ xui xẻo và vì nó khiến người ta có cái cảm giác ớn lạnh chạy dọc sống lưng.
Cái bãi tha ma nhỏ xíu, “tường” bao xung quanh chỉ toàn những cây dại, chắc chỉ chừng 30 “nóc nhà”. Điều lạ là, cái bãi tha ma “đặc biệt” thế nhưng nhiều năm nay vẫn làm tôi chẳng nhớ nổi nó tên là gì. Nhưng từ biết chuyện, tôi hiểu rằng những người dân quê tôi khi về với thế giới bên kia đều thay nhau nằm ở đó. Cứ chôn rồi cải táng, rồi một thời gian nó lại trở thành nhà mới của những người nằm xuống sau. Ngôi nhà của bố tôi, nằm nép mình khiêm tốn vào một góc của bãi tha ma. Lần nào về, nếu không quá muộn tôi cũng đều ghé thăm bố trước. Nhà mới của bố vẫn vậy, nhỏ nhắn, xinh xắn và luôn có sự chăm nom chu đáo của mẹ và em trai ở nhà. Nhiều khi tôi về đó, chỉ để ngồi bên bố như nghỉ ngơi sau chuyến đi xa về mệt mỏi. Cũng có khi lảm nhảm, luyên thuyên, than thở… với bố những câu chuyện không đầu không cuối như một đứa dở hơi. Cũng có khi chỉ để “rủ rê” bố cùng về nhà với mình. Nhưng cảm giác ngồi lại bên bố, thấy bình yên đến lạ.
"Con người chỉ thực sự chết khi không còn sống trong lòng người nữa" |
Nhưng cũng đã nhiều lần ngồi bên mộ bố, đưa mắt nhìn sang những ngôi mộ xung quanh tôi thấy họ thật lạnh lẽo. Nhà văn Lỗ Tấn từng nói: “Con người chỉ thực sự chết khi không còn sống trong lòng người nữa”. Có thể hiểu nôm na rằng, người ta sống không chỉ là sự tồn tại của thân xác. Nhiều người còn sống, mà tưởng chừng như đã chết. Nhưng nhiều người chết đi rồi, nhưng họ vẫn luôn sống mãi trong tâm trí của những người ở lại. Và đôi khi chỉ một chút quan tâm đến những người đã mất thôi, không phải là một đòi hỏi quá xa xỉ. Nhưng một thực tế, trong khu nghĩa địa ấy, tôi nhận thấy dường như những ngôi mộ ấy đều rất lạnh lẽo và cô đơn. Lạnh lẽo không phải vì nó là nơi dành riêng cho thế giới người đã mất, mà bởi người thân của họ rất ít khi đoái hoài tới họ. Những nấm mộ cả cũ và mới, đất sụp lún nhấp nhô, rồi cây dại mọc lên bao trùm… như thể từ ngày những người mất được chôn cất ở đó, chẳng có ai ra thăm nom họ dù chỉ một lần.
Những ngôi mộ ấy bị người thân của họ “lãng quên” vì quá bận bịu với cuộc sống mưu sinh cơm áo, gạo tiền. Hay đơn giản là sự vô tâm, người ta vẫn nghĩ người chết là hết, chỉ chờ đến ngày cải táng, ngày giỗ thắp nén hương vậy đã là làm tròn bổn phận. Nhưng dù vì bất cứ lý do nào, tôi đều cảm thấy thật bất nhẫn. Rồi sẽ đến lúc, bất cứ ai cũng sẽ phải “nằm xuống”. Khi ấy nếu chính chúng ta lại nhìn thấy mình bị mọi người quên lãng, thì nó thực sự đáng sợ biết chừng nào.
Thôi ngưng…!
Nửa đêm ngồi liên thiên rồi lại nhớ nhà. Nhớ tiếng nhạc của chiếc đồng hồ điện tử mà ngày trước bố vẫn gọi nó là “đồ đỉ lăng”. Vì tiếng nhạc của nó mỗi khi nhích sang giờ mới, lại làm bố giật mình tỉnh giấc, bởi những ngày bố đau ốm, việc cố gắng ngủ cũng trở lên khó khăn. Giờ nó vẫn đấy, lại còn chạy sai giờ nhưng mọi người trong nhà chẳng ai bỏ nó đi cả. Rồi tôi nhớ cả tiếng mẹ gọi “ầm ầm” mỗi sáng, khi mặt trời đã lên cao như dăm cái sào mà tôi vẫn cố oằn mình trên giường để ngủ nướng. Nhớ thằng em trai, mới đi thực tập có mấy ngày thôi mà cứ nghĩ như cả năm vậy, mãi chẳng thấy nó về để có người chành chọe, bỗng dưng một cảm giác buồn man mác chợt thoáng qua...!
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ
Cộng đồng 19/12/2024 17:42
Độc đáo nghề làm hoa tre
Cộng đồng 19/12/2024 16:30
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Cộng đồng 19/12/2024 13:21