Người vẽ tranh truyền thần hơn nửa thế kỷ ở Hà Nội
Bí ẩn về vị danh họa cả cuộc đời ám ảnh vẽ tranh vũ nữ ba-lê | |
Tranh 3D bằng bút chì cực đỉnh |
Vậy mà hơn 50 năm qua, đây là địa chỉ quen thuộc của những người yêu thích tranh truyền thần trong và ngoài nước. Chủ cửa hàng là ông Trần Văn Thịnh - người đã gắn bó nửa thế kỷ với nghề này.
Vẽ tranh từ năm 13 tuổi
Tranh truyền thần là một thể loại hội họa mà người họa sĩ truyền lại cái “thần” (cảm xúc, thần thái) của người được vẽ. Để vẽ chân dung từ một bức ảnh, đòi hỏi người họa sĩ phải có tính kiên trì, cần mẫn.
ông Trần Văn Thịnh đang vẽ tranh truyền thần. |
“Quan trọng nhất đó chính là đôi mắt của người được vẽ mà người họa sĩ gọi là điểm nhãn, đó chính là nét độc đáo trong các bức tranh truyền thần mà không một loại tranh nào khác thực hiện được” – ông Trần Thịnh chia sẻ.
Tranh truyền thần ra đời từ thế kỷ XIX, khi mà nhiếp ảnh vẫn còn là một thứ gì đó rất xa xỉ, không phải ai cũng có điều kiện chụp hay phóng to một bức ảnh. Ban đầu, họa sĩ vẽ theo người mẫu thật, sau đó là vẽ theo trí tưởng tượng của người kể. Nhưng phải đến những năm 60 – 70 của thế kỷ XX, nghề này mới trở nên cực thịnh.
Do thời chiến tranh loạn lạc, nhiều gia đình có liệt sĩ đã đến nhờ những họa sĩ vẽ tranh truyền thần chân dung liệt sỹ để thờ. Nhưng những gì gia đình còn lưu lại được là một tấm ảnh bé xíu đã bị hoen ố, hoặc chụp chung với nhiều người khác, khuôn mặt không rõ ràng. Ông Thịnh bắt đầu vẽ tranh từ đó, lúc 13 tuổi.
Ông Thịnh kể, cụ thân sinh là ông Cả Nghệ, trước cũng vẽ tranh truyền thần. Ngay từ nhỏ, ông đã theo học và được bố truyền lại cho cái nghề này. “Nhà có 4 anh em trai, ai cũng được bố dạy vẽ, nhưng đến nay chỉ còn tôi kiên trì theo nghề này. Nghề này không mang lại giàu sang, nhưng dạy cho con người ta tính kiên trì, nhẫn nại, thì dù việc khó đến đâu cũng làm được” - ông Thịnh tâm sự.
Khi bước vào cửa hàng của ông Thịnh, tôi thật sự ấn tượng với những bức tranh vẽ bằng tay, chỉ với 2 màu đen - trắng, nhưng đẹp và có hồn vô cùng. Ông họa sĩ già cứ ngồi tỉ mẩn, hì hụi vẽ từng chi tiết chỉ với những dụng cụ hết sức đơn sơ như bút lông, bột đen và những tờ giấy trắng...
Ông Thịnh vừa vẽ vừa kể: “Có những gia đình liệt sĩ đã nhờ tôi vẽ tranh để thờ, sau khi đến nhận tranh, họ lặng người ngồi cả tiếng ở cửa hàng nhà tôi. Nhìn tranh mà cứ ngỡ như đang gặp người thân, nên có người òa khóc nức nở”.
Thăng trầm nghề vẽ tranh truyền thần
Có một dạo, nhiều người không mấy mặn mà với tranh truyền thần. Ấy là khi internet mới phổ cập vào nước ta cùng với công nghệ vi tính và kỹ thuật photoshop. Nhiều bức tranh được phục chế nhanh chóng, nhiều cửa hiệu chụp ảnh mọc lên.
Nhiều gia đình đã có thể sắm máy ảnh kỹ thuật số mà không đoái hoài gì đến tranh vẽ nói chung và tranh truyền thần nói riêng nữa. “Cuối những năm 2000, có khi cả tháng trời không có ai đặt vẽ tranh, khiến mình như người thất nghiệp. Nhưng bằng niềm đam mê, tôi lại tự động viên mình gắng theo nghề đến cùng” - ông Thịnh bồi hồi nhớ.
Có lẽ điều đó đã khiến nhiều họa sĩ vẽ tranh truyền thần phải bỏ nghề. Đến nay, cả phổ cổ chỉ còn 2 người kiên trì theo nghề là ông Nguyễn Bảo Nguyên (ở phố Hàng Ngang) và ông Trần Thịnh (ở phố Hàng Đường). Nhưng vài năm trở lại đây, ông Bảo Nguyên tuổi đã cao, tay đã run, nên không còn sức để vẽ nữa, nên giới thiệu khách xuống chỗ ông Trần Thịnh.
Nhiều du khách nước ngoài khi rảo bước trên khu phố này, đều tỏ ra rất thích thú trước những bức tranh truyền thần có hồn như thế. Những dịp lễ ,Tết, nhiều Việt kiều về nước cũng tìm đến ông Thịnh, thậm chí gửi email ảnh nhờ ông vẽ giúp. Nhiều người sành chơi tranh ở đất Hà Thành vẫn còn mê đắm với những nét vẽ truyền thần.
“Gần đây, người ta càng chuộng tranh truyền thần hơn, vì nhận ra giá trị của nó. Dù không còn là thời cực thịnh như trước, nhưng hiện ngày nào cũng có người tìm đến tôi nhờ vẽ tranh truyền thần, thậm chí có ngày đơn đặt hàng lên đến 3 - 4 bức, nên tôi vẫn sống rất tốt với nghề. Tôi luôn tâm niệm, mình có tâm, thì nghề không phụ” - ông Thịnh tâm sự
Phương Bùi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên
Tôi yêu Hà Nội 05/12/2024 11:07
Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:14
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:06
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp
Infographic 28/11/2024 22:32
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024
Tôi yêu Hà Nội 28/11/2024 10:57
Sông Đáy thuở xưa
Tôi yêu Hà Nội 26/11/2024 08:01
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư
Tôi yêu Hà Nội 17/11/2024 21:01