Kỷ niệm 66 năm Ngày ký kết Hiệp định Geneva (21/7/1954 - 21/7/2020):

Bài học nêu cao tinh thần tự chủ trong đàm phán

(LĐTĐ) Hôm nay (21/7) Kỷ niệm 66 năm Ngày ký kết Hiệp định Geneva (21/7/1954 - 21/7/2020), hơn 6 thập kỷ đã qua, nhưng những bài học từ việc đấu trí dẫn đến ký kết Hiệp định lịch sử này mãi là bài học quý đối với chúng ta. 
Vẹn nguyên những bài học giá trị
Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện - Vị tướng tài trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử
Đóng góp quan trọng của nền ngoại giao Hồ Chí Minh vào chiến thắng lịch sử mùa xuân năm 1975
3458 quang cynh hyi nghy
Quang cảnh Hội nghị.

Ngày 7/5/1954, quân và dân ta đã chiến thắng trận địa Điện Biên Phủ, đầu não chỉ huy của Pháp tại Đông Dương bị thất thủ đã làm “chấn động địa cầu”. Chính vì thế, sáng 8/5/1954, vấn đề Đông Dương chính thức được đưa lên bàn nghị sự Geneva. Tham dự Hội nghị lúc này bao gồm đại diện 9 bên: Liên Xô, Trung Quốc, Anh, Pháp, Mỹ, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Quốc gia Việt Nam (chính phủ Bảo Đại), Vương quốc Lào, Vương quốc Campuchia. Ngoại trưởng Anh (Eden) và Ngoại trưởng Liên Xô (Molotov) giữ vai trò đồng Chủ tịch điều hành Hội nghị. Phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do ông Phạm Văn Đồng làm Trưởng đoàn bước vào bàn Hội nghị với thế đại biểu cho một dân tộc chiến thắng.

Theo các chuyên gia lịch sử, cuộc đấu tranh trên bàn đàm phán diễn ra rất căng thẳng, quyết liệt bởi tính chất thành phần, mục tiêu mỗi bên tham dự. Pháp tuy là nước bại trận, nhưng đã lợi dụng sự ủng hộ của Mỹ, Anh để đưa được đại biểu ba “quốc gia liên kết” (Quốc gia Việt Nam, Vương quốc Lào, Vương quốc Campuchia) thuộc phe Pháp tham dự Hội nghị để gạt các lực lượng kháng chiến yêu nước Lào và Campuchia hòng giành lợi thế.

Liên Xô, Trung Quốc là hai nước lớn xã hội chủ nghĩa có vị trí, vai trò quan trọng, nhưng lúc này vì lợi ích dân tộc nên lựa chọn xu thế “cùng tồn tại hòa bình”, có sự thỏa hiệp với Mỹ, Anh, Pháp và cũng muốn Việt Nam nhượng bộ để sớm đi đến một giải pháp hòa bình. Giữa lúc đó, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chỉ là một trong 9 thành viên tham dự, là bên duy nhất trong ba phong trào kháng chiến ở Đông Dương.

Quá trình Hội nghị, phái đoàn ta kiên quyết phản bác, đấu tranh chống lại âm mưu phá hoại của đế quốc Pháp - Mỹ cùng các thế lực phản động quốc tế; nêu rõ lập trường cơ bản là đình chỉ chiến sự trên toàn bán đảo Đông Dương đi đôi với một giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam, vấn đề Lào và vấn đề Campuchia, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ mỗi nước ở Đông Dương...

Những đề nghị hợp tình, hợp lý của Đoàn đại biểu Việt Nam đã được dư luận tiến bộ ở chính nước Pháp và trên thế giới đồng tình ủng hộ. Trải qua hơn hai tháng đàm phán, thương lượng với tổng số 8 phiên họp toàn thể và 23 phiên họp hẹp, ngày 21/7/1954, Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương được ký kết, bao gồm ba Hiệp định đình chỉ chiến sự ở ba nước (Việt Nam, Lào, Campuchia) và Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị. Các văn kiện trên tạo thành khung pháp lý Hiệp định Geneva năm 1954 về Đông Dương (gồm những thỏa thuận chung cho cả ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia).

Theo đó, các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia; không can thiệp vào công việc nội bộ ba nước đó; đình chỉ chiến sự trên toàn cõi Đông Dương. Chính phủ Pháp cam kết rút hết quân viễn chinh về nước; cấm việc đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước ngoài vào ba nước Đông Dương.

Các nước Đông Dương không được cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự bên trong lãnh thổ của mình; không được tham gia các khối liên minh quân sự. Các bên không trả thù những người hợp tác với đối phương. Trao trả tù binh, những người bị giam giữ. Trách nhiệm thi hành Hiệp định Geneva thuộc về những người ký kết Hiệp định và những người kế tiếp nhiệm vụ của họ.

Ngoài ra, đối với từng nước còn có những thỏa thuận riêng. Ở Việt Nam, hai bên cùng thực hiện ngừng bắn, tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực; lấy vĩ tuyến 17 (dọc sông Bến Hải) làm giới tuyến quân sự tạm thời cùng với một khu phi quân sự ở hai bên giới tuyến. “Giới tuyến quân sự chỉ có tính chất tạm thời, hoàn toàn không thể coi là ranh giới về chính trị và lãnh thổ” (Bản Tuyên bố cuối cùng).

Việc chuyển quân, rút quân chậm nhất là 300 ngày. Việt Nam sẽ thực hiện thống nhất đất nước bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước, tổ chức vào tháng 7/1956 có sự giám sát của Ủy ban quốc tế (gồm Ấn Độ, Ba Lan, Canada, do Ấn Độ làm Chủ tịch…

Khẳng định lại thắng lợi to lớn của Hiệp định Geneva 1954, Báo cáo Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng do đồng chí Lê Duẩn trình bày tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III đã nêu rõ: “Việc lập lại hòa bình ở Đông Dương, hoàn toàn giải phóng miền Bắc Việt Nam, và đặt cơ sở pháp lý cho việc thống nhất nước Việt Nam là một thắng lợi to lớn của nhân dân ta, đồng thời cũng là một thắng lợi của các lực lượng xã hội chủ nghĩa, hòa bình và dân chủ trên thế giới.

Nó phản ánh tình hình lực lượng so sánh ở Đông Dương và trên thế giới lúc bấy giờ”. Theo các chuyên gia nghiên cứu lịch sử, quá trình đàm phán, đi đến ký kết Hiệp định Geneva 1954 đã để lại cho cách mạng Việt Nam nhiều bài học lịch sử rất quý báu về nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ trong quá trình đàm phán, kiên trì mục tiêu chiến lược, biết nhân nhượng có nguyên tắc để bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc; đánh giá chính xác tình hình thế giới, khu vực nhất là chiến lược của các nước lớn, từ đó tìm ra đối sách phù hợp từng thời gian, cho từng vấn đề liên quan nhằm hạn chế tác động tiêu cực từ thỏa hiệp giữa các nước lớn; kết hợp chặt chẽ đấu tranh quân sự, đấu tranh chính trị, đấu tranh ngoại giao, phát huy nội lực, lấy đó làm cơ sở vững chắc cho hoạt động ngoại giao; nêu cao tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế đối với hoạt động đối ngoại.

(Bài viết có sử dụng tư liệu Ban Tuyên giáo TƯ và các chuyên gia về lịch sử)

H. Lê 

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong lòng Nhân dân Nam Bộ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong lòng Nhân dân Nam Bộ

(LĐTĐ) Tài đức và những đóng góp to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc đã để lại ấn tượng sâu sắc và tình cảm đặc biệt trong lòng cán bộ, đảng viên, nhân dân cả nước, trong đó có người dân Nam Bộ.
Cấm ô tô rẽ trái từ Giải Phóng vào Kim Đồng giờ cao điểm

Cấm ô tô rẽ trái từ Giải Phóng vào Kim Đồng giờ cao điểm

(LĐTĐ) Nhằm phục vụ việc thi công các công trình giao thông trọng điểm trên địa bàn, Sở Giao thông vận tải (GTVT) cho biết, tổ chức cấm ô tô (trừ xe buýt) từ Giải Phóng (hướng trung tâm thành phố đi Ngọc Hồi) rẽ trái vào Kim Đồng trong giờ cao điểm (từ 6h đến 9h và từ 16h đến 19h30).
Nhiều doanh nghiệp tại TP.HCM chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội

Nhiều doanh nghiệp tại TP.HCM chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã thực hiện thanh tra, kiểm tra 662 đơn vị, qua đó ghi nhận các đơn vị sử dụng lao động chậm đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ-BNN) với tổng số tiền 139 tỷ đồng.
100% cán bộ, viên chức hoàn thành cài đặt ứng dụng iHanoi trước ngày 30/7

100% cán bộ, viên chức hoàn thành cài đặt ứng dụng iHanoi trước ngày 30/7

(LĐTĐ) Văn phòng Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đề nghị các cơ quan, đơn vị tập trung chỉ đạo, quán triệt, gương mẫu đi đầu trong triển khai thực hiện cài đặt và tạo tài khoản cá nhân trên iHanoi đến 100% cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý, hoàn thành trước ngày 30/7/2024.
Gỡ vướng cho hàng loạt dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn TP.HCM

Gỡ vướng cho hàng loạt dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn TP.HCM

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa đề xuất các Bộ ngành liên quan tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc để các dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn Thành phố triển khai đạt hiệu quả.
Khẳng định vai trò “nhạc trưởng” trong chuyển đổi số của Thủ đô Hà Nội

Khẳng định vai trò “nhạc trưởng” trong chuyển đổi số của Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Phát huy những kết quả đạt được, trong thời gian tới, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hà Nội sẽ nỗ lực hơn nữa để đáp ứng yêu cầu của Thành phố; chủ động hơn trong công tác tham mưu chuyển đổi số, chủ động hơn trong công tác tuyên truyền để tạo sự đồng thuận trong nhân dân Thủ đô.
Thăm hỏi, trao quà cho người lao động thi công đường dây 500kv mạch 3 tại Nghệ An

Thăm hỏi, trao quà cho người lao động thi công đường dây 500kv mạch 3 tại Nghệ An

(LĐTĐ) Ngày 21/7, Đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam và Công đoàn Điện lực Việt Nam đã đến thăm hỏi, động viên, tặng quà người lao động đang thi công tại các cột 319- 354- 377-376 và 460 đường dây 500kv mạch 3 Quảng Trạch - Quỳnh Lưu

Tin khác

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong lòng Nhân dân Nam Bộ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong lòng Nhân dân Nam Bộ

(LĐTĐ) Tài đức và những đóng góp to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc đã để lại ấn tượng sâu sắc và tình cảm đặc biệt trong lòng cán bộ, đảng viên, nhân dân cả nước, trong đó có người dân Nam Bộ.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn dành sự quan tâm đặc biệt với Hà Nội

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn dành sự quan tâm đặc biệt với Hà Nội

(LĐTĐ) Không chỉ là tình cảm với mảnh đất nơi mình sinh ra và lớn lên, mà còn là trách nhiệm đặc biệt đối với Thủ đô - trái tim của cả nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn dành sự quan tâm đặc biệt và có những chỉ đạo sâu sắc, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển trước mắt và lâu dài của Thủ đô Hà Nội.
Thông cáo đặc biệt về Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thông cáo đặc biệt về Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nghi thức Quốc tang.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với tổ chức Công đoàn

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với tổ chức Công đoàn

(LĐTĐ) Sinh thời, dù ở cương vị nào, từ Bí thư Thành ủy Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội đến Tổng Bí thư, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đều dành sự quan tâm đặc biệt đến giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Theo thông tin từ Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sỹ, chuyên gia y tế đầu ngành… tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, Đồng chí đã từ trần vào hồi 13 giờ 38 phút ngày 19 tháng 7 năm 2024 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Thông qua 38 nghị quyết thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội TP.HCM

Thông qua 38 nghị quyết thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội TP.HCM

(LĐTĐ) Kỳ họp thứ 17 Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thành công tốt đẹp sau 2,5 ngày làm việc (15 – 17/7), qua đó đã thông qua hàng loạt nghị quyết quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và những năm tiếp theo của Thành phố.
Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của Hà Nội

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của Hà Nội

(LĐTĐ) Thường trực Ban Bí thư Lương Cường đề nghị Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội và lãnh đạo các cấp, ngành tiếp tục tăng cường đoàn kết, thống nhất, chia sẻ với đồng chí Bùi Thị Minh Hoài để gánh vác công việc chung, tập trung huy động mọi nguồn lực, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của địa phương, tạo sự phát triển toàn diện trên các lĩnh vực.
Bộ Chính trị điều động đồng chí Bùi Thị Minh Hoài giữ chức Bí thư Thành ủy Hà Nội

Bộ Chính trị điều động đồng chí Bùi Thị Minh Hoài giữ chức Bí thư Thành ủy Hà Nội

(LĐTĐ) Bộ Chính trị quyết định điều động, chỉ định đồng chí Bùi Thị Minh Hoài - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, giữ chức Bí thư Thành ủy Hà Nội khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
TP.HCM: Bàn giải pháp phát triển kinh tế - xã hội những tháng cuối năm

TP.HCM: Bàn giải pháp phát triển kinh tế - xã hội những tháng cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 15/7, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) khóa X, (nhiệm kỳ 2021 - 2026) tổ chức Kỳ họp thứ 17 với nhiều nội dung quan trọng, trong đó có nội dung họp bàn các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội những tháng còn lại của năm 2024.
Sôi động Ngày hội đạp xe hành trình xanh “Sắc sen Tây Hồ”

Sôi động Ngày hội đạp xe hành trình xanh “Sắc sen Tây Hồ”

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ Lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2024, sáng 14/7, tại vườn hoa Lạc Long Quân, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ cùng các nhà đồng hành phối hợp tổ chức Ngày hội đạp xe hành trình xanh "Sắc sen Tây Hồ". Ngày hội thu hút sự tham gia của 7.000 người dân, sự kiện đã được xác lập Kỷ lục Việt Nam.
Xem thêm
Phiên bản di động