Bài 3: Cần giải pháp căn cơ, lâu dài
Bài 2: Những tồn tại cần khắc phục Bài 1: Bảo đảm trật tự nhờ triển khai nhiều giải pháp |
Nỗ lực vào cuộc
Nói về sự chuyển mình đáng tự hào của Hà Nội trong thời gian qua, trước hết phải nói đến sự đổi thay diện mạo của Thành phố. Nhiều công trình kiến trúc hiện đại, những cung đường thênh thang, những công trình dân sinh lớn... đã và đang góp phần khẳng định vị thế của Thủ đô. Nỗ lực làm đẹp thêm diện mạo đô thị, không thể phủ nhận tính hiệu quả từ một loạt các giải pháp của Thành phố trong việc xây dựng và bảo vệ mỹ quan đô thị, trong đó có việc quản lý và lập lại trật tự hành lang vỉa hè, lòng đường.
Thiết lập trật tự đô thị trên địa bàn cần sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền và người dân. Ảnh: Minh Phương |
Trong những năm qua, Hà Nội đã ban hành hàng loạt các quyết định, chỉ thị, kế hoạch có liên quan đến trật tự đô thị, trật tự xây dựng, quản lý quy hoạch... trong đó, công tác chống lấn chiếm vỉa hè, lòng đường là một nội dung trọng tâm. Có thể nói, hệ thống văn bản “dày dặn” đã phần nào cho thấy sự quan tâm và chỉ đạo quyết liệt của chính quyền Thành phố với quyết tâm “giành lại” vỉa hè cho người đi bộ và bảo đảm giao thông được thông suốt. Để các văn bản đi vào cuộc sống, Thành phố đã tích cực tuyên truyền bằng nhiều hình thức như tuyên truyền trên loa truyền thanh, họp dân, ký cam kết... Những chuyển biến theo chiều hướng tích cực ở nhiều tuyến phố trên địa bàn thời gian qua đã cho thấy tính hiệu quả của những giải pháp này.
Đặc biệt, từ năm 2017, thành phố Hà Nội đã ban hành Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố. Bộ quy tắc gồm 4 chương và 14 điều, trong đó quy định về quy tắc ứng xử chung cũng như tại một số nơi công cộng cụ thể như vỉa hè, lòng đường; vườn hoa, quảng trường; trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhà hàng, quán ăn… Một trong số đó là quy định người dân không chiếm dụng vỉa hè, lòng đường; treo, đặt biển hiệu quảng cáo trái phép; không đun, nấu, đốt lửa trên vỉa hè, lòng đường; không tự ý thay đổi hiện trạng vỉa hè, lòng đường.
Tại nhiều địa bàn dân cư, đây là cơ sở để vận động người dân. Cụ thể, quận Hoàn Kiếm đã biên soạn tài liệu cho các phường để tuyên truyền tới bệnh viện, trường học, tổ dân phố, số nhà, hộ nhà mặt phố trên địa bàn phường…, thực hiện cam kết. Quận chủ trương kết hợp tuyên truyền vận động với kiểm tra xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Phát động các phong trào thi đua để từ đó nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về việc giữ gìn trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông. Trong đó, tập trung tuyên truyền tại trường học, những trọng điểm hay vi phạm; gửi thư ngỏ đến các hộ mặt phố thực hiện các tiêu chí sau: Không lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh, không đổ rác, vứt rác ra đường. Giao các hộ nhà mặt phố chịu trách nhiệm vệ sinh trước cửa nhà, để, dừng xe đúng quy định. Khi đã tuyên truyền, nhắc nhở mà vẫn tái phạm thì sẽ tiến hành xử phạt.
Cũng nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động mà trong các ngày vừa qua có hàng trăm hộ kinh doanh, hộ gia đình sinh sống, buôn bán tại các tuyến đường chính, các khu phố văn minh của quận Đống Đa đã chấp hành việc tự giác tháo, dỡ bỏ phần mái che, lắp đặt biển quảng cáo và cả những phần xây dựng kiên cố làm hành lang lên xuống lấn ra vỉa hè cũng được người dân tự giác đập phá, tạo vẻ đẹp mỹ quan đô thị, tạo hành lang cho người đi bộ thuận tiện và thoáng mát. Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Đống Đa Hà Anh Tuấn, riêng trong tháng 2/2021, quận đã có nhiều biện pháp quyết liệt nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông.
“Quận đã rà soát, lập danh mục 82 tuyến đường, điểm nút giao thông, cổng các bệnh viện, trường học có nguy cơ xảy ra ùn tắc giao thông vào các khung giờ cao điểm. Phân công, phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt – Công an thành phố Hà Nội lập các chốt chống ùn tắc giao thông; lập tổ cơ động là lực lượng của Thanh tra giao thông quận để tăng cường, hỗ trợ các trường hợp cần thiết; duy trì mô hình “Cổng trường an toàn” tại các trường học trên địa bàn… Do vậy, trên địa bàn không có điểm ùn tắc giao thông quá 30 phút”, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Đống Đa thông tin.
Bên cạnh việc tuyên truyền, công tác kiểm tra, giám sát, xử lý các trường hợp vi phạm nhằm lập lại trật tự vỉa hè, lòng đường, tạo tính răn đe đối với các tập thể, cá nhân vi phạm được xem là một giải pháp trọng tâm, mang lại hiệu quả tích cực. Đơn cử, tại quận Nam Từ Liêm, trong 3 tháng gần đây (từ tháng 1/2020 – 28/2/2021), quận đã xử lý 376 trường hợp vi phạm trật tự đô thị với số tiền hơn 200 triệu đồng. Trong đó, xử lý các hành vi lấn chiếm lòng đường hè phố để kinh doanh buôn bán là 43 trường hợp; sử dụng lòng đường, hè phố trông giữ phương tiện sai quy định là 19 trường hợp; bán hàng rong là 314 trường hợp. Còn tại quận Hai Bà Trưng, từ đầu năm đến nay đã xử phạt 2.275 trường hợp vi phạm liên quan đến trật tự giao thông và trật tự đô thị trên địa bàn.
Cần ý thức tự giác của mỗi người dân
Tại quận Ba Đình, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Nguyễn Trung Dũng cho biết, trong thời gian tới, quận tiếp tục triển khai thực hiện tốt “Năm trật tự và văn minh đô thị”, tập trung vào 3 nội dung: Đảm bảo trật tự mỹ quan đô thị, vệ sinh môi trường để quận Ba Đình ngày càng sáng, xanh, sạch đẹp; đảm bảo trật tự an toàn giao thông, đảm bảo đường thông hè thoáng; xây dựng nếp sống văn minh đô thị; giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Bên cạnh đó, tập trung giải quyết các điểm vi phạm trật tự đô thị, nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện các kế hoạch liên ngành, kế hoạch cao điểm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị trên địa bàn quận; tổ chức kiểm tra, xử lý các điểm trông giữ phương tiện trái phép, không phép vi phạm. Đặc biệt, tiếp tục thực hiện các Kế hoạch của Uỷ ban nhân dân quận về duy trì bền vững 19 tuyến phố và xây dựng các tuyến phố còn lại trên địa bàn theo tiêu chí “Văn minh đô thị”.
Có thể thấy, với sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền thành phố, nhiều tuyến phố nội thành đang ngày càng đẹp lên. Tuy nhiên, kết quả ấy sẽ thiếu bền vững nếu chỉ có sự nỗ lực, cố gắng từ một phía. Đồng thời, việc tuyên truyền hay kiểm tra, xử lý chỉ là giải pháp tình thế và sẽ như “ném đá ao bèo”, quan trọng nhất vẫn là ý thức của người dân. Ví dụ, vỉa hè “phục vụ chủ yếu cho người đi bộ” và lòng đường dành cho phương tiện tham gia giao thông lưu thông. Thế nhưng, trong thực tế, nhìn vào công năng của nhiều tuyến vỉa hè hay cách người ta sử dụng tài sản chung như “của riêng” mới thấy thế nào là quy định một đường, chấp hành một nẻo.
Bà Nguyễn Thanh Lương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Phương Liên, quận Đống Đa cho rằng: “Giải pháp đầu tiên là tuyên truyền, giáo dục, nhằm thay đổi nhận thức của người dân, để mỗi người dân phải nhận thức việc chấp hành giữ gìn vệ sinh môi trường, trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông là trách nhiệm của mình. Tiếp đó là giải pháp chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật, trật tự xây dựng và nâng cao chất lượng quản lý đô thị, giáo dục đạo đức công vụ, nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đồng thời xây dựng phong cách người Hà Nội thanh lịch, văn minh, nhất là về nhận thức, ý thức chấp hành và trách nhiệm thực thi pháp luật”.
Thủ đô Hà Nội với hơn 10 triệu dân, trong đó mật độ dân cư cao tại khu trung tâm, trong khi hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu đang đặt ra nhiều vấn đề trong công tác quản lý đô thị. Sau các đợt ra quân mang tính tình thế, việc triển khai áp dụng khoa học công nghệ để có những chế tài kết hợp song hành với tuyên truyền vận động để duy trì thành thói quen, từ đó sẽ tạo dựng nếp văn hóa người Hà Nội theo đúng bộ quy tắc ứng xử nơi công cộng. Cùng với đó là tầm nhìn quy hoạch đô thị mang tính chiến lược để Hà Nội không phải có những giải pháp tình thế như hiện nay. /.
(Còn nữa)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
Tin khác
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Thủ đô 23/12/2024 17:27
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thủ đô 23/12/2024 11:39
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất
Nhịp sống Thủ đô 22/12/2024 16:16
Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 22:33
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:23
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:21
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 20:42
Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 18:52
Quận Bắc Từ Liêm tích cực khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 17:09
Năm 2024: Quận Thanh Xuân thu ngân sách ước đạt 108,91%
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 11:07