Thiết lập trật tự đô thị trên địa bàn Thủ đô:

Bài 2: Những tồn tại cần khắc phục

(LĐTĐ) Thời gian qua, trên địa bàn Hà Nội, các lực lượng chức năng đã thực hiện nhiều giải pháp, tổ chức nhiều đợt ra quân lập lại trật tự đô thị, xử phạt nhiều trường hợp lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường. Tuy nhiên, kết quả vẫn chưa được như mong muốn…
Bài 1: Bảo đảm trật tự nhờ triển khai nhiều giải pháp

Với dân số đông, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn đứng đầu cả nước, Hà Nội là một trong những đô thị có sức hấp dẫn lớn về việc làm, thu nhập đối với người lao động, nhất là lao động từ các địa phương khác đổ về. Tuy nhiên, điều này gây áp lực rất lớn đối với công tác quản lý trật tự đô thị trên địa bàn Thủ đô. Thời gian qua, ngoài những tuyến phố đã được tập trung tuyên truyền, lập lại trật tự giúp cho đường thông hè thoáng, vẫn còn rất nhiều tuyến phố bị một bộ phận người dân thiếu ý thức và cả những cơ quan nhà nước lấn chiếm.

Bài 2: Những tồn tại cần khắc phục
Lực lượng chức năng kiên quyết xử lý các vi phạm trên địa bàn

Sáng ngày 15/3, tại nhiều tuyến phố đường phố như Láng, Tây Sơn, Tôn Đức Thắng, Nguyễn Thái Học, Khuất Duy Tiến... vỉa hè dành cho người đi bộ cơ bản đã được trả lại thông thoáng. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn nhiều nơi, người dân vẫn cố tình chiếm dụng trái phép làm nơi kinh doanh, buôn bán.Theo ghi nhận, tình trạng bán hoa quả, hàng rong tràn lan dưới lòng đường và trên vỉa hè gây cản trở giao thông, dễ gây nguy hiểm cho người, cũng như các phương tiện lưu thông, nhất là vào khung giờ cao điểm. Cụ thể, cuối tuyến phố Tố Hữu (đoạn qua Đô thị Dương Nội), đường Nguyễn Trãi (quận Hà Đông), đường Nguyễn Xiển (quận Thanh Xuân), hay như đường Giải Phóng (quận Hoàng Mai), phố Kẻ Vẽ, đường Võ Chí Công (quận Bắc Từ Liêm) rất nhiều tiểu thương nhỏ lẻ bày sạp hàng bán mũ, hoa quả, bảo hiểm xe máy…

Đặc biệt, tuyến đường Nguyễn Xiển - Xa La hay còn gọi là Đại lộ Chu Văn An, được triển khai với tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng, nhưng đến nay con đường ngày càng trở nên nhếch nhác vì tình trạng rác thải đổ trên đường. Dù trước đó, các cơ quan chức năng đã nhiều lần ra quân, triển khai nhiều biện pháp bảo đảm vệ sinh môi trường trên tuyến đường theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố. Tuy nhiên, hiện vẫn còn hiện tượng tồn đọng rác dọc tuyến đường gây mất vệ sinh môi trường.

Nhằm đảm bảo thông thoáng và trật tự an toàn giao thông cho người và các phương tiện lưu thông, ngành chức năng đã tổ chức cắm nhiều biển báo cấm ô tô dừng đỗ, lấn chiếm lòng lề đường, tuy nhiên, nhiều chủ phương tiện ý thức kém đã thản nhiên dừng đỗ, bất chấp biển cấm. Tình trạng này khiến trật tự an toàn giao thông trở nên phức tạp. Theo ghi nhận, trên các tuyến phố, tình trạng phương tiện vô tư chiếm dụng lòng đường làm nơi dừng đỗ, gây cản trở giao thông vẫn diễn ra. Do bất cập của hạ tầng nên tình trạng dừng, đỗ tràn lan dưới lòng đường vẫn tái diễn. Nói cách khác, trong hoàn cảnh Hà Nội đang thiếu điểm đỗ xe tĩnh như hiện nay, việc xử lý các trường hợp dừng, đỗ tại các tuyến không tên, mặt cắt lòng đường nhỏ rất khó khăn.

Quá trình triển khai lập lại trật tự đô thị trên địa bàn Hà Nội thời gian qua cho thấy, mới chỉ có những tuyến phố chính duy trì thường xuyên kết quả trật tự đô thị. Những mô hình sáng tạo, hiệu quả trong thực hiện còn ít, chưa lan tỏa trên diện rộng. Hầu hết các địa phương mới tập trung tuyên truyền, phá dỡ vi phạm, mà chưa bố trí, sắp xếp nơi để phương tiện, chỗ bán hàng cho người dân. Bất cập này cộng với sự lơi lỏng của lực lượng chức năng sau những ngày đầu ra quân đã làm cho tình trạng lấn chiếm hè phố, lòng đường để kinh doanh tái diễn ở nhiều tuyến phố.

Ngoài những nguyên nhân kể trên, Kiến trúc sư Ðào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam, Nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội nhận định: Chủ trương lập lại trật tự đô thị nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông, mỹ quan đô thị, kỷ cương xã hội là rất đúng đắn, nhưng chưa duy trì lâu dài, thường xuyên, do chúng ta chưa có giải pháp giải quyết những nguyên nhân làm phát sinh. Ðó là những bất cập về hạ tầng giao thông, hạ tầng thương mại, vấn đề việc làm, thu nhập cho người nghèo và lao động tỉnh ngoài…

Tuy nhiên, có thể nhìn thấy là cơ sở hạ tầng một số nơi chưa đồng bộ, một số tuyến đường vỉa hè hẹp, hoặc chưa đầu tư hoàn chỉnh, gây khó khăn trong công tác vận động, xử lý. Bởi khi các lực lượng chức năng không cho phép để phương tiện trên hè, dưới lòng đường đã gây khó khăn cho người dân vì họ không biết để phương tiện ở đâu. Thực tế này đòi hỏi chính quyền Thành phố phải thực hiện các giải pháp đồng bộ từ quy hoạch, quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị đến giải quyết vấn đề việc làm, thu nhập cho người dân.

Để duy trì trật tự đô thị trên địa bàn, các lực lượng chức năng cũng đã vào cuộc một cách quyết liệt. Tại quận Đống Đa, rất nhiều đơn vị đã thực hiện tốt công tác kiểm tra, xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị. Đồng thời, tuyên truyền, vận động, ký cam kết đối với hàng trăm trường hợp. Trong đó, một số phường đạt kết quả xử phạt cao như: phường Ô Chợ Dừa, phường Láng Thượng; các đơn vị thực hiện tốt công tác quản lý chợ cóc, chợ tạm trên địa bàn như: phường Hàng Bột, phường Quang Trung, phường Trung Liệt…

Tại quận Hai Bà Trưng, từ đầu năm đến nay, công an quận đã triển khai chấn chỉnh các tồn tại trong công tác đảm bảo trật tự giao thông, trật tự đô thị, xử lý vi phạm các quy định về phòng, chống dịch Covid-19. Công an quận đã tổ chức điều tra cơ bản các vi phạm về trật tự giao thông, trật tự đô thị trên địa bàn quận. Đặc biệt, thực hiện các kế hoạch mở đợt cao điểm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị…

Còn tại quận Ba Đình, căn cứ vào Chương trình công tác số 01/CTr-BCDD197 ngày 03/02/2021 của Ban Chỉ đạo 197 Thành phố; các Chỉ thị, Nghị quyết của Quận ủy – Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân quận Ba Đình về nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn xã hội, trật tự công cộng, trật tự an toàn giao thông, trật tự, văn minh đô thị; bám sát chủ đề của Thành phố “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”; Ban Chỉ đạo 197 quận Ba Đình cũng đã xây dựng chương trình công tác năm 2021. Trong đó, nhấn mạnh thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận Ba Đình khóa XXVI (nhiệm kỳ 2020-2025) đề ra và các nhiệm vụ, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Đảm bảo tốt trật tự an toàn xã hội, trật tự công cộng, trật tự và văn minh đô thị phục vụ tốt các mục tiêu an sinh, phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường và cải thiện đời sống nhân dân; phát triển sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế. Làm tốt hơn nữa công tác quản lý quy hoạch, xây dựng đô thị…

Đặc biệt, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về an ninh trật tự của các ban, ngành, đoàn thể và Ủy ban nhân dân 14 phường; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, rõ nét, bền vững về trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng. Thực hiện Năm an toàn giao thông 2021 với chủ đề “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật bảo đảm trật tự an toàn giao thông”./.

(Còn nữa)

K.Tiến – Minh Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) cho biết đã bắt giữ Ma Vũ Duy (sinh năm 2004; trú tại xã Bản Áng, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn) để điều tra hành vi "Giết người", "Cướp tài sản".
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

(LĐTĐ) Theo Thông tư 50/2024/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước ban hành, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, do cuộc xung đột leo thang ở Ukraine làm tăng mức rủi ro địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, tăng 1,64%, giá dầu Brent ở mốc 75,14 USD/thùng, tăng 1,23%.
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng thế giới nhảy vọt thúc đẩy giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn cùng lên mốc cao mới.

Tin khác

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 -2029 để tổng kết đánh giá công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhiệm kỳ 2019 -2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Đề án 06 thành phố Hà Nội vừa có Thông báo số 26/TB-BCĐ thông báo kết luận Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tháng 11/2024.
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(LĐTĐ) Cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, là kênh thông tin hữu hiệu để tuyên truyền phổ biến sâu rộng nội dung Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tới đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân trên địa bàn Thủ đô.
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức chung khảo Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024. Tại Hội thi, thí sinh Lê Huyền Trang, Bí thư chi bộ Tổ chức hành chính, Đảng bộ Trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội đã giành giải Nhất.
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

(LĐTĐ) Để tiếp tục phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa, quận Tây Hồ triển khai những biện pháp sáng tạo thu hút sự quan tâm của người dân trong và ngoài nước, đồng thời giúp thế hệ trẻ tiếp nối truyền thống của ông cha, trân trọng và phát huy được giá trị lịch sử, văn hóa của di tích.
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng, phải lượng hóa được giá trị mà người dân được hưởng là gì, đây là đích cuối cùng của công cuộc chuyển đổi số và Đề án 06 của Chính phủ. Người dân phải được thụ hưởng dịch vụ như nhau ở các địa bàn khác nhau, xóa dần khoảng cách giàu nghèo, tạo công bằng xã hội.
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 21/11, Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội tổ chức lễ ký kết biên bản phối hợp triển khai một số nhiệm vụ của Đề án 06 với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng

Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng

(LĐTĐ) Lãnh đạo thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn đầu tư công, gồm: Cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi.
Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 21/11, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Xem thêm
Phiên bản di động