Bài 2: Đề cao nét đẹp ứng xử trong mỗi gia đình
“Điểm sáng” về truyền thông phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện tại huyện Yên Thành, Nghệ An
|
Chú trọng nề nếp gia đình
Có dịp được tiếp xúc với gia đình ông Nguyễn Đức Vượng và bà Nguyễn Thị Toa (phường Trung Tự, quận Đống Đa, Hà Nội), người viết mới càng thêm thấm thía về quan điểm trên. Hơn 40 năm chung sống, ông Vượng và bà Toa chính là tấm gương sáng để con, cháu noi theo.
Trước khi về hưu, ông Vượng công tác trong quân đội, còn bà Toa làm việc tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô. Hơn 40 năm chung sống, hai ông bà có với nhau 4 người con trai, 7 người cháu. Mỗi ngày lễ, ngày tết con cháu tập trung đông đủ, cả nhà đông vui như ngày hội. Nhớ lại chuyện trước đây, ông Vượng chia sẻ: “Ngày xưa lúc vợ chồng tôi cưới nhau còn khổ lắm. Thời kì bao cấp đến cái màn, cái giường cũng phải phân phối. May mắn lắm mới mua được mấy cân kẹo, mấy bao thuốc lá để mời mọi người. Lúc đó cả hai vợ chồng đều động viên nhau, thôi thì tiền bạc không bằng ai nhưng vợ chồng thương nhau, cố gắng sống với nhau hòa thuận là được”.
Hiện nay đã gần 80 tuổi, điều mà ông Vượng cảm thấy tự hào nhất chính là việc giữ được gia đình hạnh phúc suốt hơn 40 năm qua và nuôi dạy được con cái trưởng thành, làm người có ích. Bốn người con trai của ông hiện nay đều đã có công ăn việc làm ổn định, có được gia đình hạnh phúc. Đại gia đình ông chưa bao giờ chịu một lời chê trách từ hàng xóm láng giềng.
Gia đình ông Nguyễn Đức Vượng và bà Nguyễn Thị Toa luôn chú trọng nề nếp gia đình |
Khi được hỏi rằng trong suốt bao nhiêu năm qua ông bà có bao giờ cãi nhau không thì bà Toa trả lời rằng: “Vợ chồng với nhau cốt là ở sự thấu hiểu lẫn nhau. Nói thật thì cuộc sống gia đình nhà ai mà chẳng có va chạm. Vợ chồng tôi cũng thế thôi, thế nhưng suốt bao nhiêu năm qua chúng tôi đều nhìn nhau mà sống. Có những lúc giận nhau quá tôi cũng cáu gắt, cũng này nọ, thế nhưng chưa bao giờ tỏ thái độ ấy trước mặt con cái cả. Chúng tôi cùng thống nhất quan điểm dạy con. Hơn nữa, ông nhà tôi cũng là người khéo léo, sống biết trước biết sau nên chưa bao giờ có chuyện cãi vã, ầm ĩ xóm giềng”.
Trong buổi trò chuyện, ông Vượng cũng cho biết, gia sản lớn nhất mà ông bà để lại cho các con chính là cách ứng xử tốt đẹp trong gia đình. Bố mẹ gương mẫu đối với các con, sẵn sàng giúp đỡ các con những lúc khó khăn, chăm sóc các cháu để các con yên tâm làm việc. Mặc dù có 4 người con trai, nhưng ông Vượng, bà Toa lại không sống chung với bất cứ người con nào.
Không phải vì ông bà khó tính quá nên con cái không ở cùng được mà là vì chính suy nghĩ tân tiến của họ. Ông Vượng cho hay: “Bọn trẻ nó có cuộc sống riêng của chúng nó, chúng tôi già rồi cũng cần có không gian riêng của mình. Vợ chồng tôi vẫn còn sức khỏe, chưa cần đến các con phải chăm sóc hay phụng dưỡng. Chỉ cần chúng có cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc là chúng tôi vui rồi”.
Có 4 cậu con trai đồng nghĩa với việc vợ chồng ông bà có 4 người con dâu. Ông bà luôn coi con dâu cũng như con đẻ của mình, và ngược lại 4 người con dâu cũng yêu quý ông bà như bố mẹ ruột. Ông bà cho rằng, mình tôn trọng con thì con cũng tôn trọng mình, không bao giờ có một chiều. Nếu điều gì con chưa biết thì ông bà sẽ góp ý dạy bảo, không la mắng. Vì vậy, những người con của ông bà luôn biết ơn bố mẹ và nhìn vào hành động mà làm theo.
Ông Vượng vẫn nói với các con là đi làm về đến nhà là dành trọn vẹn thời gian cho gia đình để dạy con thành người, con cái ngoan là hạnh phúc nhất. “Tôi cho rằng, gia đình chính là hạt nhân quan trọng nhất trong sự phát triển của xã hội. Muốn xã hội văn minh thì trước hết, mỗi gia đình hãy là một gia đình văn minh”, ông Vượng bày tỏ.
Góp phần giữ gìn sự chuẩn mực trong ứng xử
Có thể thấy, mỗi gia đình là một hạt nhân của xã hội, do vậy gia đình êm ấm, hạnh phúc thì xã hội sẽ bình yên. Để các mối quan hệ xã hội tốt đẹp thì việc nhận thức và thực hiện các nếp sống tốt đẹp trong gia đình có ý nghĩa quyết định. Đây là vấn đề đạo đức, giá trị xã hội, giá trị văn hóa mang những bản sắc riêng của từng loại hình gia đình, tộc người và quốc gia.
Trong những năm qua, thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm xây dựng gia đình trong thời đại mới, khẳng định vai trò của gia đình đối với sự phát triển đất nước. Theo đó, cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các địa phương cả nước đã ban hành nhiều giải pháp, phát động các phong trào thi đua nhằm tăng cường xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư, tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình.
Để góp phần xây dựng nền văn hóa Hà Nội tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc cần sự chung tay của cả cộng đồng (Ảnh chụp trước thời điểm có dịch Covid-19) |
Trong năm 2019, thành phố Hà Nội bắt đầu triển khai thí điểm Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình tại một số địa phương trên địa bàn. Theo đó, tại xã Phú Cường (huyện Ba Vì), phường Khương Trung (quận Thanh Xuân), các hộ gia đình đăng ký thực hiện theo từng tiêu chí: Ứng xử vợ chồng; ứng xử cha mẹ với con, ông bà với cháu; ứng xử con với cha mẹ, cháu với ông bà; ứng xử của anh, chị, em… Gắn liền với đó, ngành Văn hóa tăng cường tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình; phòng, chống bạo lực gia đình.
Sau khoảng 2 năm triển khai thí điểm Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình, có thể nhận thấy, tại các địa bàn khu dân cư, đời sống văn hóa trong mỗi gia đình và cộng đồng dân cư đã có chuyển biến rõ nét. Mối quan hệ trong gia đình thêm gắn kết, yêu thương, chia sẻ, góp phần lan tỏa chuẩn mực đạo đức, nét đẹp ứng xử trong mỗi gia đình. Ông Đỗ Xuân Thê (Tổ dân phố số 12, phường Khương Trung) cho biết, trước đây, địa phương cũng có thời điểm xảy ra những vụ bạo lực gia đình mà nguyên nhân chỉ bắt đầu từ những điều nhỏ, dẫn tới những xích mích không đáng có. Hay như việc gia đình nhiều thế hệ cùng chung sống mà các thành viên không có sự đồng cảm thì cũng dễ xảy ra bất đồng…
“Nhưng điều đáng mừng, từ sau khi triển khai thí điểm việc thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình, những vấn đề trên đã dần được người dân giải quyết. Đặc biệt, tại các tổ dân phố, người dân nhắc nhở nhau thực hiện tốt các tiêu chí ứng xử, nêu cao tinh thần gương mẫu. Nhờ đó, không khí đầm ấm, bình yên được tạo nên trong mỗi nếp nhà; cư xử thường ngày trong cộng đồng làng xóm cũng văn minh, lịch sự hơn”, ông Thê cho hay.
Nói về việc thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình tại địa phương, ông Nguyễn Anh Chiến, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Khương Trung cho biết, việc áp dụng Bộ tiêu chí cùng với các Bộ Quy tắc ứng xử tại nơi công cộng chính là nhân tố góp phần gìn giữ sự chuẩn mực trong văn hóa ứng xử của người Hà Nội. Thời gian qua, Ủy ban nhân dân phường đã nghiêm túc thực hiện, gắn với chỉ tiêu bình xét Gia đình Văn hoá tại địa phương. Đặc biệt tăng cường công tác tuyên truyền để triển khai Bộ tiêu chí đến từng gia đình; đưa ra các đề xuất, giải pháp thực hiện, kiểm định các tiêu chí phù hợp với địa bàn để hoàn thiện Bộ tiêu chí chung trước khi triển khai trên cả nước.
Có thể thấy, hiện nay, để góp phần xây dựng nền văn hóa Hà Nội tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, cần sự chung tay góp sức của cộng đồng xã hội. Trước hết là trách nhiệm của mỗi gia đình; vai trò định hướng, dẫn dắt của cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc tạo môi trường, điều kiện để phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân của mỗi người với bản thân, gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Chuyên gia văn hóa Phạm Ngọc Trung cho rằng, gia đình chính là môi trường quan trọng để “rèn luyện” nhân cách con người. Phần lớn, một người trở thành những người văn minh, lịch sự khi có nền tảng giáo dục gia đình tốt. Hành trình giáo dục được bắt đầu từ những năm tháng đầu đời của mỗi người đến khi trẻ trưởng thành và tự chịu trách nhiệm với những việc làm của bản thân. Khi còn nhỏ, bố mẹ, ông bà giáo dục thông qua việc ăn uống đúng giờ, ngủ đúng giấc, giữ gìn vệ sinh, tôn trọng những thành viên khác trong gia đình. Khi lớn hơn, các thành viên trong gia đình sẽ phải ứng xử phù hợp thông qua cách giao tiếp tế nhị, nhẹ nhàng, sâu sắc, giúp trẻ vận dụng những điều đã học ở nhà vào cuộc sống như giữ tác phong gọn gàng, ngăn nắp, tôn trọng thầy cô, bạn bè và những người lớn tuổi. Đặc biệt, để có môi trường giáo dục trong gia đình lành mạnh, các thành viên trong gia đình phải đề cao vai trò nêu gương. |
Lương Hằng - Kim Tiến
(Còn nữa)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Trận đấu Việt Nam và Singapore, vừa mở bán đã cháy vé
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành khu tái thiết Làng Nủ
Tin khác
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất
Nhịp sống Thủ đô 22/12/2024 16:16
Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 22:33
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:23
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:21
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 20:42
Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 18:52
Quận Bắc Từ Liêm tích cực khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 17:09
Năm 2024: Quận Thanh Xuân thu ngân sách ước đạt 108,91%
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 11:07
Huyện Thanh Trì kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Nhịp sống Thủ đô 19/12/2024 18:53
Lãnh đạo Mặt trận Thành phố thăm hỏi các nạn nhân bị thương trong vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng
Nhịp sống Thủ đô 19/12/2024 13:34