Bắc Ninh thực hiện đồng bộ các giải pháp để hiện thực hóa mục tiêu

(LĐTĐ) Bắc Ninh là tỉnh nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc thành phố Hà Nội, được Thủ tướng Chính phủ quy hoạch vào Vùng Thủ đô và cũng là địa phương có dự án đường Vành đai 4 - kết nối vùng đi qua. Nhân dịp năm mới 2022, đồng chí Đào Hồng Lan, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Ninh đã trả lời phỏng vấn báo Lao động Thủ đô về mục tiêu, kế hoạch phát triển của tỉnh trong thời gian tới.
PC Bắc Ninh hợp tác với VNPT và Viettel công bố dịch vụ thu tiền điện qua ứng dụng Mobile money Lực lượng y tế Bắc Ninh hết mình hỗ trợ Gia Lâm chống dịch 100 nhân viên y tế tỉnh Bắc Ninh hỗ trợ Gia Lâm chống dịch

Phóng viên: Là một trong những địa phương bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, song với cách phòng, chống dịch sáng tạo, khoa học, Bắc Ninh đã sớm khôi phục sản xuất - kinh doanh. Tiễn năm cũ, đón năm mới Nhâm Dần, xin đồng chí Bí thư khái quát những nét nổi bật nhất trong bức tranh kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2021?

Đồng chí Đào Hồng Lan: Năm 2021 là năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020-2025, Chiến lược phát triển đất nước đến năm 2030 và Kế hoạch phát triển 5 năm giai đoạn 2021-2025. Bên cạnh những thuận lợi cơ bản, cùng với cả nước, Bắc Ninh gặp không ít khó khăn, thách thức, nhất là tác động của đại dịch Covid-19 bùng phát, nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội, nền kinh tế bị ảnh hưởng trên nhiều lĩnh vực.

Bắc Ninh thực hiện đồng bộ các giải pháp để hiện thực hóa mục tiêu
Đồng chí Đào Hồng Lan - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh

Song nhận được sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt của Trung ương; cùng sự ủng hộ, chia sẻ, tin tưởng, đoàn kết của các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, dưới sự lãnh đạo tập trung, quyết liệt của Tỉnh ủy, chỉ đạo điều hành sáng tạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh, giám sát hiệu quả của Hội đồng nhân dân tỉnh, Bắc Ninh thực hiện tốt “mục tiêu kép” và đạt được nhiều kết quả quan trọng, toàn diện, tích cực: Công tác xây dựng Đảng được lãnh đạo, chỉ đạo theo hướng tập trung, triển khai các nhiệm vụ từ đầu nhiệm kỳ; hệ thống chính trị được củng cố nâng cao năng lực hiệu quả hoạt động. GRDP năm 2021, ước tăng 6,9% so với năm 2020 (đứng thứ 7 vùng Đồng bằng sông Hồng, đứng thứ 13 cả nước); chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 9,5%; sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao, giá trị sản xuất tăng 3,6%; kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 87,7 tỷ USD, tăng 21,1%. Thu ngân sách đạt 31.110 tỷ đồng, vượt 11,7% dự toán.

Công tác quy hoạch được đẩy mạnh, hoàn thiện kết cấu hạ tầng hiện đại, hoàn thành việc điều chỉnh quy hoạch chung đô thị tỉnh Bắc Ninh trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết các khu đô thị; đẩy nhanh tiến độ đô thị hóa và các đề án thành lập thị xã Thuận Thành, thị xã Quế Võ…; được Ủy ban Thường vụ Quốc hội Quyết nghị thành lập thành phố Từ Sơn trực thuộc tỉnh Bắc Ninh, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/11/2021.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng đẩy mạnh xúc tiến, thu hút đầu tư, phát triển cộng đồng doanh nghiệp; quyết tâm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, triển khai đề án “5 tại chỗ”, tạo thuận lợi nhất cho nhà đầu tư, doanh nghiệp... nhờ đó, năm 2021 toàn tỉnh có 2.221 doanh nghiệp thành lập mới, tỷ lệ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng đạt 98%, đứng thứ 3 cả nước; các chỉ số quản trị của tỉnh đều tăng hạng, trong đó Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh đứng thứ 4/63 tỉnh, thành phố (tăng 46 bậc). Các lĩnh vực văn hóa- xã hội, giáo dục đạt nhiều kết quả; an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống của nhân dân được nâng lên…

Phóng viên: Được biết, cùng với Hà Nội, Bắc Ninh đang tiến hành triển khai dự án đường Vành đai 4 để kết nối Vùng Thủ đô, vậy xin đồng chí Bí thư đánh giá tầm quan trọng của Vùng Thủ đô trong phát triển kinh tế đối với tỉnh nhà cũng như các biện pháp để xây dựng Vùng Thủ đô thành hiện thực như Quyết định của Thủ tướng?

Đồng chí Đào Hồng Lan: Ngày 6/5/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 768/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; trong đó xác định Bắc Ninh phát triển kinh tế tổng hợp về dịch vụ, du lịch văn hóa, công nghiệp, tập trung vào kinh tế tri thức (giáo dục - đào tạo, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ), trung tâm y tế - nghỉ dưỡng của Vùng; tăng cường phát triển các chức năng về thương mại (Trung tâm thương mại Bắc Ninh, logistics cấp Vùng...), du lịch văn hóa - lịch sử (thành phố Bắc Ninh, Từ Sơn, chùa Phật Tích, núi Dạm, hành lang sông Cầu...), đào tạo công nghệ cao (Yên Phong)...; đến năm 2030, tỷ lệ đô thị hóa khoảng từ 55 - 60%; thành phố Bắc Ninh là Trung tâm cấp Vùng về thương mại, du lịch văn hóa - lịch sử của Vùng Thủ đô Hà Nội; thành phố Từ Sơn là một trong các đô thị chuyên ngành dịch vụ thương mại, phát triển nhà ở; các đô thị chuyên ngành gắn với các trung tâm đào tạo, công nghệ cao tại huyện Yên Phong...

Bắc Ninh thực hiện đồng bộ các giải pháp để hiện thực hóa mục tiêu
Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh phát biểu tại Hội nghị trực tuyến về phát triển dự án đường vành đai 4 Vùng Thủ đô tại điểm cầu Tỉnh ủy Bắc Ninh ngày 18/1/2022.
Sớm hoàn thành công tác lập Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và điều chỉnh quy hoạch chung đô thị tỉnh Bắc Ninh trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cùng với việc lập, điều chỉnh, hoàn thiện quy hoạch chung các đô thị; quy hoạch phân khu đô thị; từng bước giải quyết vấn đề kết nối giao thông tỉnh và Vùng nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh của tỉnh.

Có thể nói rằng, nhờ có những định hướng này, đặc biệt là khi dự án đường Vành đai 4 được triển khai đã giúp Bắc Ninh xác định rõ nét vị trí của tỉnh trong bức tranh phát triển Vùng Thủ đô. Kết hợp với khát vọng, thế mạnh phát triển của tỉnh, Bắc Ninh quyết tâm thực hiện mục tiêu cùng Hà Nội và Vĩnh Phúc sẽ là các cực của tam giác tăng trưởng, giữ vai trò hạt nhân của Vùng Thủ đô và trở thành vùng đô thị lớn văn minh, hiện đại trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Để từng bước thực hiện được những mục tiêu, định hướng tại Quyết định số 768/QĐ-TTg, tỉnh Bắc Ninh sẽ thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau: Tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo hướng bền vững, trước mắt năm 2022, Bắc Ninh sẽ thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng nhân dân, tích cực tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp; sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực tạo chuyển biến tích cực trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, phát triển đô thị, quản lý đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; phát huy nội lực của nền kinh tế, đẩy mạnh hợp tác công tư. Lấy đầu tư công dẫn dắt, kích hoạt mọi nguồn lực hợp pháp của xã hội.

Chú trọng công tác đối thoại chính sách, xúc tiến đầu tư tại chỗ, thu hút các nguồn lực mới như các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp tập trung; tăng cường kết nối khu vực FDI với khu vực kinh tế trong nước. Phát triển các khu, cụm công nghiệp theo chiều sâu; hình thành các trung tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ, trung tâm nghiên cứu phát triển ứng dụng và chuyển giao.

Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp; thực hiện tốt đề án phát triển thương mại theo hướng văn minh, hiện đại; các chương trình hỗ trợ phát triển thương hiệu; chú trọng đến các động lực tăng trưởng mới, khai thác hiệu quả lợi thế cạnh tranh thông qua công tác quy hoạch, hoàn thiện kết cấu hạ tầng hiện đại, sớm hoàn thành công tác lập Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và điều chỉnh quy hoạch chung đô thị tỉnh Bắc Ninh trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cùng với việc lập, điều chỉnh, hoàn thiện quy hoạch chung các đô thị.

Bắc Ninh thực hiện đồng bộ các giải pháp để hiện thực hóa mục tiêu
Bắc Ninh tập trung phát triển hạ tầng giao thông để sẵn sàng tâm thế vì sự phát triển chung của Vùng Thủ đô.

Quy hoạch phân khu đô thị; từng bước giải quyết vấn đề kết nối giao thông tỉnh và Vùng nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh của tỉnh, trước mắt tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm của tỉnh và từng bước triển khai đầu tư các công trình để đạt chuẩn tiêu chí Thành phố trực thuộc Trung ương, của thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Chương trình phát triển đô thị tỉnh Bắc Ninh và các công trình có tính chất liên Vùng như đường Vành đai 4, cầu kênh Vàng, đường TL285B kết nối với QL3 đi Hà Nội và Thái Nguyên, TL277B kết nối với cầu Hà Bắc 2 - đường Vành đai 4...

Tin tưởng dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của Chính phủ và sự quyết tâm chính trị của 10 tỉnh, thành sẽ biến Vùng Thủ đô phát triển xứng tầm đất nước và khu vực. Nhân dịp Xuân mới Nhâm Dần 2022, thay mặt Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bắc Ninh xin gửi tới Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô Hà Nội lời chúc mừng năm mới - thắng lợi mới!

Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!

XUÂN SINH (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

(LĐTĐ) Năm học 2023 - 2024, với sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của toàn ngành, giáo dục tiểu học đã đạt được kết quả khá toàn diện.
Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

(LĐTĐ) Dự báo ngày 27/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), huyện Đông Anh đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa như thăm, tặng quà, khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách…
Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), vừa qua Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã gặp mặt, trò chuyện, lắng nghe chia sẻ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại cơ quan Bộ Y tế là thương binh, thân nhân gia đình thương binh, liệt sĩ.
Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Năm nay đã ngoài 80 tuổi, ông Nguyễn Kim Sơn hiện đang sống tại phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội vẫn nhớ như in 3 lần được gặp và trò chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong quá trình làm hồ sơ thế chấp ngân hàng và giải ngân cho bà T, Nguyễn Hoàng Gia đã lấy thông tin về tài khoản đăng nhập và mật khẩu, sau đó chiếm đoạt của bà T 8 tỷ đồng...
Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

(LĐTĐ) Chiều nay (26/7), đông đảo nhân dân khắp nơi trên cả nước đã đến Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội để tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng. Đáng chú ý, các lực lượng như: Quân đội, Công an, sinh viên tình nguyện… đã nỗ lực đảm bảo an ninh trật tự, tăng cường hỗ trợ người dân, đảm bảo an ninh và phục vụ chu đáo Lễ Quốc tang.

Tin khác

Người dân rơi nước mắt tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người dân rơi nước mắt tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 26/7, dọc hai bên đường từ Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông tới Nghĩa trang Mai Dịch (Hà Nội), hàng nghìn người dân đã đứng chờ sẵn với mong muốn được lần cuối tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Không ít người dân đã bật khóc nức nở khi Linh xa chở linh cữu của Tổng Bí thư đi qua.
Tình cảm và niềm tiếc thương vô hạn của cán bộ Công đoàn, người lao động với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm và niềm tiếc thương vô hạn của cán bộ Công đoàn, người lao động với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Trong ngày tổ chức Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhiều cán bộ Công đoàn, đoàn viên, người lao động và người dân bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc, có nhiều cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc Việt Nam.
Toàn văn Lời điếu, tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng

Toàn văn Lời điếu, tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng

(LĐTĐ) Chiều 26/7, đồng chí Tô Lâm, Chủ tịch nước, Trưởng Ban Lễ tang đọc Lời điếu tại Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Báo Lao động Thủ đô xin trân trọng giới thiệu toàn văn Lời điếu.
Người dân xếp hàng dài viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất, TP.HCM

Người dân xếp hàng dài viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất, TP.HCM

(LĐTĐ) Từ sáng 26/7, đông đảo người dân Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và các tỉnh, thành phía Nam tiếp tục đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất, TP.HCM.
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith

(LĐTĐ) Ngày 26/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân nhân dịp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Lào sang Việt Nam dự Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đoàn đại biểu Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đoàn đại biểu Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Trong niềm tiếc thương vô hạn, sáng 26/7, Đoàn đại biểu Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Lê Đình Hùng - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội làm Trưởng đoàn đã vào viếng đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) 13 giờ chiều nay (26/7), Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành tại Nhà tang lễ Quốc gia; Lễ an táng diễn ra lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.
Người dân tiếp tục đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với lòng tiếc thương vô hạn

Người dân tiếp tục đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với lòng tiếc thương vô hạn

(LĐTĐ) Sáng nay (26/7) tại 3 điểm tổ chức Lễ Quốc tang là Nhà tang lễ Quốc gia (Hà Nội), Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội) hàng nghìn người dân đã có mặt từ sớm chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và tiễn biệt Tổng Bí thư lần cuối.
Chiều nay (26/7), cử hành Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều nay (26/7), cử hành Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Vào lúc 13 giờ chiều nay (26/7), Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành tại Nhà tang lễ Quốc gia; Lễ an táng diễn ra lúc 15 giờ tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.
Hơn 1.560 đoàn trong nước và quốc tế đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hơn 1.560 đoàn trong nước và quốc tế đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Từ 7 giờ đến 19 giờ 30 phút ngày 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Xem thêm
Phiên bản di động