Ẩn họa từ các điểm tập kết phế liệu

(LĐTĐ) Thu mua phế liệu là một trong những hình thức kinh doanh góp phần làm sạch môi trường, tiết kiệm nguồn tài nguyên, tuy nhiên mặt trái mà nó để lại cũng không hề nhỏ. Những năm gần đây, trên địa bàn Hà Nội đã xảy ra khá nhiều vụ việc cháy bãi tập kết phế liệu.
an hoa tu cac diem tap ket phe lieu Giải quyết bài toán môi trường ở làng nghề tái chế phế liệu
an hoa tu cac diem tap ket phe lieu Thủ tướng trả lời chất vấn về cấp phép, quản lý phế liệu nhập khẩu
an hoa tu cac diem tap ket phe lieu Cơ sở thu mua phế liệu: Cần trang bị kiến thức phân biệt vật liệu nổ

Vụ việc không chỉ gây thương vong, thiệt hại về kinh tế mà còn ảnh hưởng gián tiếp đến sức khỏe người dân xung quanh và môi trường. Đáng nói, công tác phòng cháy chữa cháy tại cơ sở rất đáng báo động...

an hoa tu cac diem tap ket phe lieu
Nhiều cơ sở thu mua phế liệu tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao . Ảnh: K. Tiến

Tràn lan phế liệu trong “lòng” khu phố

Thu mua phế liệu vốn là nghề đã có từ rất lâu, mấy năm gần đây phát triển khá mạnh mẽ trên địa bàn Hà Nội. Thực tế, chúng ta không phủ nhận vai trò quan trọng của nó trong việc thu gom, phân loại một lượng lớn phế liệu trong khu dân cư, giải quyết việc làm, thu nhập cho nhiều lao động.

Song, thời gian qua, hoạt động kinh doanh này phát triển một cách tự phát, gây ra nhiều hệ lụy. Nhiều cơ sở không có giấy phép kinh doanh nhưng vẫn hoạt động, làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, gây ô nhiễm môi trường xung quanh, luôn tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ cao…

Có mặt tại một số điểm thu mua phế liệu tại phường Mỹ Đình, trên đường Nguyễn Hoàng Tôn hay quận Hoàng Mai chúng tôi đều thấy những điểm thu mua phế liệu nhỏ lẻ, tập trung quanh những dự án đang xây dựng hoặc gần khu dân cư để thuận tiện trong việc thu mua, tập kết phế liệu.

Đáng kể đến là làng Triều Khúc (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì) hiện có khoảng 70 hộ thu mua nhựa, 12 hộ kinh doanh phế liệu. Phần lớn trong số những hộ này là phát triển tự phát theo quy mô gia đình, với quy trình sản xuất thủ công. Một số hộ dân còn thu mua cả vật liệu có nguy cơ nổ cao như bình gas, bình oxy cũ. Trong các nhà xưởng, dây điện được mắc tạm bợ, công nhân sản xuất hầu hết là lao động thời vụ, thiếu kiến thức về an toàn phòng cháy, chữa cháy...

Tương tự làng Triều Khúc, mỗi ngày thôn Xà Kiều (xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa) tiếp nhận hàng chục tấn phế liệu được thu gom từ nhiều nơi. Chủ yếu phế liệu là đồ nhựa đã qua sử dụng.

Do lượng phế liệu quá lớn, nên hầu hết diện tích trống trong làng đều được tận dụng làm nơi tích trữ. Thế nhưng, tất cả các hộ buôn bán phế liệu ở đây đều chủ quan với công tác an toàn khi hầu như không trang bị thiết bị chữa cháy nào. Nguy cơ cháy, nổ có thể xảy ra bất cứ lúc nào khi người dân nơi đây còn đốt các loại phế liệu để lấy kim loại tái chế.

Ngoài ra, trên địa bàn thành phố còn nhiều cơ sở thu gom phế liệu không bảo đảm an toàn, xen lẫn trong khu dân cư, thậm chí ngay tại các quận nội thành. Tại ngõ 34 phố Hoàng Cầu (quận Đống Đa), một loạt ngôi nhà tạm bợ được dựng lên làm nơi tập kết phế liệu như nhựa, giấy... và cả các thiết bị dễ cháy, nổ như bình ắc quy, bình gas, linh kiện điện tử. Hay như khu nhà BT4, Khu đô thị Trung Văn (quận Nam Từ Liêm) trong nhiều năm qua cũng là điểm được người dân thuê lại làm nơi thu mua sắt vụn.

Theo quan sát của phóng viên, phần lớn các cơ sở thu mua phế liệu trên địa bàn thành phố hiện nay đều của tư nhân, kinh doanh nhỏ lẻ, xung quanh kho kết hợp nơi ở, sát nhà dân. Phế liệu được thu mua từ nhiều nguồn khác nhau, đủ các chủng loại như: Giấy, nylon, sắt, thép, nhựa, tủ lạnh, ti vi, máy giặt, bình ga … đã qua sử dụng.

Đặc biệt, khi được hỏi về những phương án phòng chống cháy nổ, một cơ sở kinh doanh phế liệu tại Hà Đông (Hà Nội) cho biết, họ chỉ dựa vào những kinh nghiệm của bản thân trong việc lựa chọn và phân loại vật liệu tại cửa hàng của mình; đồng thời, khẳng định rất khó có nguy cơ gây cháy nổ.

Anh Nguyễn Văn Nam (đường Nguyễn Hoàng Tôn) chia sẻ: “Gia đình tôi ngay gần một cơ sở thu mua phế liệu. Hằng ngày, nhìn hàng trăm kilogam phế liệu được thu hồi, chất đống và không phân loại rõ ràng khiến tôi vô cùng lo sợ nguy cơ cháy nổ có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Trước đây, ngay tại cơ sở phế liệu này đã từng xảy ra một vụ cháy nhỏ, tuy nhiên may mắn được người dân dập tắt kịp thời”. Không chỉ riêng anh Nam, rất nhiều những hộ gia đình khác đang sống bên cạnh những cơ sở phế liệu cũng luôn phải sống trong sợ hãi.

Cần siết chặt quản lý hơn nữa

Hàng năm trên cả nước xảy ra nhiều vụ cháy, nổ tại các cơ sở phế liệu. Vào năm 2017, dư luận đang hết sức quan tâm đến vụ nổ kinh hoàng tại thôn Quan Độ (xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) làm 2 người chết, nhiều người bị thương và hàng loạt căn nhà bị san phẳng.

Trước đó vào khoảng 15 giờ 30 phút ngày 19/03/2016, vụ nổ trước cửa số nhà 15 - TT9 khu đô thị Văn Phú, phường Phú La, quận Hà Đông, Thủ đô Hà Nội (thu mua phế liệu). Thiệt hại 04 người thiệt mạng và nhiều người bị thương nặng. Toàn bộ cửa, mái hiên trước, tường bị phá hủy hoàn toàn và những ngôi nhà kế bên hư hỏng nặng. Nguyên nhân do cưa vật liệu nổ…

Những vụ việc nêu trên chỉ là một trong số rất nhiều sự cố cháy nổ liên quan đến các bãi chữa phế liệu trên địa bàn thành phố thời gian qua. Theo lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy, hầu hết vụ cháy đều xuất phát từ những nguyên nhân chính như chủ cơ sở sử dụng điện không an toàn; nhiều người hút thuốc, “tiện tay” ném ngay xuống bãi phế liệu gây cháy; đun nấu gần khu vực tập kết phế liệu hay hàn cắt phế liệu gây cháy. Điều đáng nói là tại những nơi này, chủ cơ sở hầu như không lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy, không trang bị phương tiện chữa cháy cầm tay.

Mặt khác, rất nhiều cơ sở thu mua phế liệu hoạt động trong ngõ dẫn tới việc xe chữa cháy khó vào, chưa kể có rất ít trụ nước chữa cháy xung quanh cộng với đó việc tập kết phế liệu chất thành đống cao, che bít lối thoát nạn…Khi cháy nổ xảy ra sẽ vô cùng nguy hiểm, dễ dẫn đến cháy lan cháy lớn, gây hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản. Trong khi hậu quả của việc cháy bãi tập kết phế liệu là rất lớn. Nó không chỉ gây thương vong, thiệt hại về tài sản mà còn ảnh hưởng gián tiếp đến sức khỏe của người dân xung quanh và môi trường.

Trước tình trạng trên, đề nghị các cấp chính quyền vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa, sớm có quy hoạch di dời những cơ sở thu mua phế ra khỏi các khu dân cư theo quy định, tránh làm gia tăng nguy cơ cháy nổ, gây mất an toàn và gây ô nhiễm môi trường địa bàn. Mặt khác, việc cấp phép cho các cơ sở thu mua phế liệu phải lấy yếu tố phòng cháy chữa cháy làm điều kiện kiên quyết.

Trước khi cấp giấy phép kinh doanh, các cơ quan chuyên môn nên phối hợp với lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ để hướng dẫn cơ sở thu mua phế liệu thực hiện tốt công tác phòng cháy chữa cháy. Đồng thời yêu cầu họ cam kết không để vi phạm tồn tại và tiến hành tập huấn, đào tạo nghiệp vụ cơ bản cho lực lượng cơ sở, trong đó có những người hoạt động ngành nghề này.

KIM TIẾN

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

(LĐTĐ) 97 đề tài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025. Các đề tài dự thi ở 4 nhóm lĩnh vực gồm: Vật lí - kỹ thuật cơ khí - phần mềm hệ thống; hóa học; sinh - y - môi trường; khoa học xã hội - hành vi.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Với mục tiêu mang Tết đến cho mọi nhà, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đang tích cực triển khai Kế hoạch số 67 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, nhằm đảm bảo tất cả đoàn viên, người lao động (NLĐ) của ngành đều có một mùa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ấm no, đủ đầy.
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

(LĐTĐ) Cô B.T.H (68 tuổi) đã chịu đựng tình trạng nuốt nghẹn suốt nhiều năm, dù đã thăm khám và điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm. Tuy nhiên khi đến Thu Cúc TCI, cô chỉ mất 2 tháng để chữa khỏi hoàn toàn tình trạng này.
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 13/12 đến ngày 20/12), toàn Thành phố ghi nhận 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết; giảm 59 trường hợp so với tuần trước.
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp

Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp

(LĐTĐ) Nhằm nâng cao chất lượng thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn, từ ngày 18/12, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco) đã thí điểm thu gom rác trực tiếp tại phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, qua đó thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

(LĐTĐ) Tối ngày 22/12, tại Không gian Văn hóa sáng tạo quận Tây Hồ, Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) phường Yên Phụ tổ chức chương trình nghệ thuật “Tây Hồ tỏa sáng”, với sự tham gia, cổ vũ của đông đảo nhân dân và du khách.
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12

Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12

(LĐTĐ) Vừa qua, Liên đoàn Lao động huyện Thanh Trì phối hợp với Quỹ trợ vốn công nhân, viên chức nghèo Thủ đô (Quỹ trợ vốn) triển khai chương trình cho vay ưu đãi, giải ngân vốn vay tháng 12/2024 cho 17 đoàn viên công đoàn.

Tin khác

Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát

Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát

(LĐTĐ) Trong năm 2025, Hà Nội sẽ đầu tư xây mới, xây dựng lại 34 chợ dân sinh và cải tạo, sửa chữa, nâng cấp 71 chợ. Thành phố yêu cầu các dự án xây mới hoặc cải tạo lại chợ phải giải quyết cơ bản được vấn đề dân sinh bức xúc, giảm khiếu nại, khiếu kiện trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về chợ. Phải công khai, minh bạch các thông tin liên quan đến hoạt động đầu tư, xây dựng chợ.
Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán

Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Công an huyện Thanh Trì vừa tổ chức Lễ ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025; ra mắt mô hình lực lượng 141 trong tình hình mới.
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm

Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm

(LĐTĐ) Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội, Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Công an thành phố Hà Nội) đã tổ chức lễ ra quân nhằm triển khai cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm và đảm bảo an ninh trật tự, trật tự đô thị trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2025. Đây là một phần quan trọng trong chiến dịch toàn diện nhằm duy trì an toàn xã hội và xây dựng hình ảnh một Thủ đô văn minh, hiện đại.
TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định

TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định

(LĐTĐ) Thời gian qua trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) xuất hiện các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời, công trình có lắp dựng mái che trên đất không đúng mục đích sử dụng đất nhằm phục vụ kinh doanh dịch vụ thể thao.
Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh

Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đang lấy ý kiến người dân về dự thảo quyết định việc sử dụng xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ để kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hóa. Tuy nhiên, đến thời điểm này không ít lãnh đạo UBND phường vẫn chưa biết quản lý con người, sắp xếp địa điểm đón trả khách ra sao như dự thảo đề cập tới.
Hà Nội khảo sát, nghiên cứu cho thuê vỉa hè tại 123 tuyến phố

Hà Nội khảo sát, nghiên cứu cho thuê vỉa hè tại 123 tuyến phố

(LĐTĐ) Với dự thảo lần 3, đề án quản lý lòng đường, vỉa hè, thành phố Hà Nội đã đưa ra những phương hướng rõ ràng hơn trong việc lựa chọn tiêu chí và mô hình cho thuê vỉa hè.
Bảo đảm trật tự đô thị dịp cuối năm

Bảo đảm trật tự đô thị dịp cuối năm

(LĐTĐ) Hà Nội là đô thị có lưu lượng người và các phương tiện tham gia giao thông đông đúc, kéo theo những vi phạm về trật tự đô thị, vệ sinh môi trường. Những tháng cuối năm, các địa phương trên địa bàn Thủ đô đã tăng cường công tác tuyên truyền tới người dân và quyết liệt kiểm tra, xử lý những trường hợp vi phạm.
Phát triển không gian xanh tại các đô thị

Phát triển không gian xanh tại các đô thị

(LĐTĐ) Ngày 29/11, tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Cục Hạ tầng Kỹ thuật, Bộ Xây dựng tổ chức hội thảo: “Thiết kế công viên thuận tiện, an toàn cho mọi người và tăng khả năng chống chịu cho các đô thị Việt Nam”.
Bình Dương: Sẽ bố trí hơn 34.500 tỷ đồng cho 236 dự án trọng điểm

Bình Dương: Sẽ bố trí hơn 34.500 tỷ đồng cho 236 dự án trọng điểm

(LĐTĐ) Trong năm 2025, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương sẽ bố trí 34.515 tỷ đồng cho 236 dự án trọng điểm trên địa bàn; trong đó phân bổ ngay hơn 18.110 tỷ đồng cho các dự án đủ điều kiện theo quy định.
8 loại công trình vi phạm sẽ bį cắt điện, nước từ 1/1/2025

8 loại công trình vi phạm sẽ bį cắt điện, nước từ 1/1/2025

(LĐTĐ) Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội vừa quyết nghị sẽ cắt điện, nước với 8 loại công trình vi phạm từ ngày 1/1/2025. Những công trình xây dựng trên đất lấn chiếm, xây sai quy hoạch, vi phạm quy định phòng cháy chữa cháy sẽ bị áp dụng biện pháp cắt điện nước...
Xem thêm
Phiên bản di động