Rối Tế Tiêu: Niềm tự hào nơi chốn đồng quê

(LĐTĐ) Làng Tế Tiêu, thị trấn Đại Nghĩa, huyện Mỹ Đức, có phường rối lâu đời và rất nổi tiếng. Đó là rối cạn Tế Tiêu. Rối cạn Tế Tiêu chuyên diễn các tích tuồng cổ, kết hợp trò leo dây và các trò ảo thuật nên được nhân dân khắp vùng mến mộ...  
roi te tieu niem tu hao noi chon dong que Khai mạc lễ hội vinh danh làng nghề truyền thống may comple xã Vân Từ
roi te tieu niem tu hao noi chon dong que Tinh hoa làng nghề khảm trai Chuyên Mỹ

Theo dân gian truyền lại, rối cạn Tế Tiêu có bề dày lịch sử hơn bốn trăm năm. Năm Hưng Phúc 1573, một vị quan tên là Trần Triều Đông Hải đã về Tế Tiêu khai khẩn đất hoang, lập làng giữ nước, dạy dân trồng cấy và sáng tạo ra nghề rối.

Trải qua nhiều thời kỳ gián đoạn loại hình sân khấu dân gian này lại được hồi sinh trên mảnh đất Tế Tiêu vào những năm 1954-1957, và phát triển mạnh vào những thập niên 70 nhờ sự cống hiến của các bậc nghệ nhân tiền bối như: nghệ nhân Lê Năng Nhượng, nghệ nhân Phạm Văn Bể.

Năm 1990, cụ Phạm Văn Bể và các nghệ nhân trong làng đã vực dậy được phường rối Tế Tiêu. Phường rối hồi sinh trong sự ủng hộ nhiệt tình của người dân, sự khích lệ động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi của chính quyền. Sau nhiều năm gián đoạn, món ăn tinh thần mà bà con trong làng mong chờ đã được đáp ứng.

Cụ Bể đã tập hợp những người có cùng tâm huyết, góp công, góp của hăng hái chế tác con rối, tập luyện các tích trò cổ cũng như tích trò mang tính tuyên truyền giáo dục.

Phường rối ngày một lớn mạnh, được mời tham dự các hội thi, hội diễn trong và ngoài tỉnh. Mỗi dịp vào hội hay lễ Tết, phường rối lại kéo xe ba gác mang rối đi biểu diễn phục vụ bà con trong làng và các huyện, tỉnh lân cận.

roi te tieu niem tu hao noi chon dong que
Sàn diễn rối cạn Tế Tiêu dù đã cách điệu vẫn gắn liền với bối cảnh đồng chiêm (Ảnh: P.V)

Khác với nhiều phường rối ở vùng đồng bằng sông Hồng, dù có thể biểu diễn cả rối nước song Tế Tiêu nổi tiếng hơn cả với các trò rối cạn. Xem các con rối chuyển động uyển chuyển, nhịp nhàng tưởng đơn giản nhưng thực tế để điều khiển được chúng không hề dễ dàng.

Muốn làm được đòi hỏi người nghệ sĩ phải có độ tinh tế rất cao từ khâu tạo hình các nhân vật rối cho đến sự phối hợp “ăn ý” với bạn diễn trong từng tích trò, bởi khán giả rất dễ dàng “bắt lỗi” khi rối được biểu diễn không phải dưới nước.

Dù là rối dây, rối que hay thậm chí rối sào thì khi sáng tạo cũng phải đặc biệt chú ý tới việc đẽo gọt, chăm chút phần gương mặt và các khớp chi của con rối, giúp rối cử động linh hoạt dưới bàn tay điều khiển của người nghệ sĩ.

Các con rối thường làm bằng gỗ xoan, gỗ mít, được ngâm kỹ dưới nước nên không bị mối mọt, dễ đục đẽo, gọt tỉa trong quá trình tạo hình.

Năm 2001, được Cục Nghệ thuật, Bộ Văn hóa Thông tin ủng hộ, ông Bể đã quyết định phục hồi nghệ thuật rối nước.

Ông xây một thủy đình trong nhà để phục vụ biểu diễn. Người đến xem rối nước của ông ngày một đông. Nhiều đoàn khách nước ngoài cũng lặn lội tìm đến Tế Tiêu để xem ông biểu diễn và mua những con rối về làm kỷ niệm.

Rối Tế Tiêu vượt làng xã, đến với những hội diễn lớn ở Hà Nội, dự liên hoan quốc tế tổ chức tại Bảo tàng Dân tộc, các triển lãm du lịch làng nghề, các kỳ Festival Huế…

Càng đi diễn cụ Bể càng nhận thấy một điều thật kỳ diệu: Không chỉ người làng mê rối mà người thành phố, khách quốc tế cũng mê rối. Vậy là rối tồn tại với tất cả hồn cốt truyền đời của nó.

P.V

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

(LĐTĐ) Mùa Giáng sinh đang đến gần, không khí lễ hội tràn ngập khắp nơi, đặc biệt là tại các nhà thờ Công giáo. Nam Định - vùng đất được mệnh danh là “xứ sở của nhà thờ” - những ngày này càng thêm lộng lẫy với sắc màu rực rỡ, hứa hẹn trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách muốn tận hưởng một mùa Noel đặc biệt.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 23/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

(LĐTĐ) Ngày mai (24/12), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm các bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2. Trong số 17 bị cáo, 3 cựu Phó Giám đốc sở ở tỉnh Thái Nguyên và Quảng Nam bị cáo buộc nhiều lần nhận tiền để giúp doanh nghiệp xin chủ trương cách ly y tế.
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

(LĐTĐ) 97 đề tài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025. Các đề tài dự thi ở 4 nhóm lĩnh vực gồm: Vật lí - kỹ thuật cơ khí - phần mềm hệ thống; hóa học; sinh - y - môi trường; khoa học xã hội - hành vi.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Với mục tiêu mang Tết đến cho mọi nhà, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đang tích cực triển khai Kế hoạch số 67 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, nhằm đảm bảo tất cả đoàn viên, người lao động (NLĐ) của ngành đều có một mùa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ấm no, đủ đầy.
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

(LĐTĐ) Cô B.T.H (68 tuổi) đã chịu đựng tình trạng nuốt nghẹn suốt nhiều năm, dù đã thăm khám và điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm. Tuy nhiên khi đến Thu Cúc TCI, cô chỉ mất 2 tháng để chữa khỏi hoàn toàn tình trạng này.
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 13/12 đến ngày 20/12), toàn Thành phố ghi nhận 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết; giảm 59 trường hợp so với tuần trước.

Tin khác

Khảo sát tuyến du lịch Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội

Khảo sát tuyến du lịch Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội

(LĐTĐ) Sở Du lịch Hà Nội vừa phối hợp với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành tổ chức khảo sát và tọa đàm xây dựng tuyến du lịch “Khám phá Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội” tại huyện Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên.
Tour du lịch nước ngoài hút khách Việt dịp Tết 2025

Tour du lịch nước ngoài hút khách Việt dịp Tết 2025

(LĐTĐ) Theo một số doanh nghiệp lữ hành, thời điểm hiện tại nhiều tour du lịch nước ngoài trong dịp Tết 2025 đã hết chỗ do có mức giá rẻ hút khách.
Điểm nhấn mới du lịch đêm của Hà Nội

Điểm nhấn mới du lịch đêm của Hà Nội

(LĐTĐ) Chương trình quảng bá du lịch “Đêm Trúc Bạch 2024” do Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân quận Ba Đình tổ chức vừa qua có ý nghĩa quan trọng trong việc tiếp tục khẳng định nỗ lực và vai trò của Thành phố đối với việc tập trung phát triển kinh tế đêm thông qua các sản phẩm du lịch, nhằm khai thác tiềm năng của Thủ đô một cách toàn diện và bền vững.
Du lịch Hà Nội phấn đấu thu hút 30 triệu lượt khách năm 2025

Du lịch Hà Nội phấn đấu thu hút 30 triệu lượt khách năm 2025

(LĐTĐ) Theo Báo cáo kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành năm 2024 và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2025 của Sở Du lịch Hà Nội, ngành Du lịch Hà Nội phấn đấu năm 2025 thu hút được trên 30 triệu lượt khách, tăng 11,1% so với ước thực hiện năm 2024.
11 tháng năm 2024 Hà Nội đón gần 5,8 triệu lượt khách du lịch

11 tháng năm 2024 Hà Nội đón gần 5,8 triệu lượt khách du lịch

(LĐTĐ) Theo Cục Thống kê Hà Nội, trong 11 tháng năm 2024 khách du lịch đến Hà Nội ước đạt gần 5,8 triệu lượt người, tăng 28,4% so với cùng kỳ năm trước.
Nghệ An khai thác tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng

Nghệ An khai thác tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng

(LĐTĐ) Nghệ An là tỉnh có nhiều lợi thế để phát triển mô hình du lịch cộng đồng và thời gian qua, địa phương này đã từng bước triển khai hiệu quả.
"Đêm Trúc Bạch" - Dấu ấn mới trong phát triển du lịch đêm Thủ đô

"Đêm Trúc Bạch" - Dấu ấn mới trong phát triển du lịch đêm Thủ đô

(LĐTĐ) Sở Du lịch Hà Nội phối hợp Ủy ban nhân dân quận Ba Đình tổ chức chuỗi hoạt động "Đêm Trúc Bạch 2024" từ ngày 29/11- - 1/12/2024 tại không gian tuyến phố đi bộ Trúc Bạch với nhiều hoạt động đặc sắc nhằm quảng bá du lịch đêm và khai thác tiềm năng du lịch của địa phương.
Ngành du lịch TP.HCM đạt doanh thu 190.000 tỷ đồng

Ngành du lịch TP.HCM đạt doanh thu 190.000 tỷ đồng

(LĐTĐ) Ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ đạt các chỉ tiêu đề ra trong năm 2024 cả về chỉ tiêu doanh thu và lượt khách đến du lịch.
Đảo Ngọc Ngũ Xã hóa phim trường tái hiện ký ức Hà Nội thời bao cấp

Đảo Ngọc Ngũ Xã hóa phim trường tái hiện ký ức Hà Nội thời bao cấp

(LĐTĐ) Hà Nội sắp chứng kiến một sự kiện văn hóa độc đáo khi Sở Du lịch Hà Nội phối hợp cùng Ủy ban nhân dân quận Ba Đình tổ chức chương trình "Đêm Trúc Bạch" từ ngày 29/11 đến 01/12/2024. Sự kiện là hành trình đưa du khách trở về với ký ức của một thời kỳ đặc biệt trong lịch sử - thời bao cấp, tại không gian Khu phố ẩm thực đêm Đảo Ngọc - Ngũ Xã, phường Trúc Bạch.
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

(LĐTĐ) Tuần Văn hoá Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 với chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ". Đây là năm thứ 7 sự kiện này được tổ chức, hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi.
Xem thêm
Phiên bản di động