Ai đang mua nhà khi thị trường hồi phục?

“Chỉ cần nhìn vào yêu cầu, những chi tiết khách hàng quan tâm, thì gần như chúng tôi biết được khách hàng mua nhà cho mục đích để ở hay đầu tư, đầu cơ”.

Đó là phát biểu của ông Phạm Thanh Hưng, Phó chủ tịch CenGroup, một đơn vị phân phối bất động sản đang giữ thị phần lớn tại Hà Nội. 

Và theo ông Hưng, điều đáng mừng là phần lớn khách hàng mua bất động sản trong năm qua đều phục vụ cho mục đích “cải thiện chỗ ở”.

Vắng bóng đầu cơ

Một báo cáo khảo sát thị trường bất động sản Hà Nội hồi nửa cuối năm 2014 của CBRE Việt Nam cho hay, trong năm 2014, thanh khoản địa ốc đã cải thiện đáng kể so với mọi thời điểm của năm 2013.

Yếu tố giúp cải thiện lượng giao dịch, dưới góc nhìn của đơn vị tư vấn này chính là việc các ngân hàng thúc đẩy cho vay mua nhà. Các nhà băng đã tích cực liên kết với các chủ đầu tư thực hiện các chương trình cho vay hỗ trợ với lãi suất ưu đãi, tỷ lệ vay cũng cao hơn và thời gian kéo dài hơn.

Tuy nhiên, theo một giám đốc doanh nghiệp bất động sản, việc ngân hàng kích cầu cho vay không hẳn là nguyên nhân chính khiến thị trường khởi sắc, mà yếu tố chính là thái độ và nỗ lực của các chủ đầu tư. 

Điều đặc biệt là, thị trường gần như vắng bóng giới đầu cơ, lướt sóng - bộ phận đã khiến cho cơ hội sở hữu nhà của nhiều người dân trở nên xa vời hơn trong nhiều năm qua.

Theo đại diện chủ đầu tư dự án CT1 Trung Văn – Nam Từ Liêm, sau một thời gian dài gần như “bất động” trong thanh khoản, đến nay, bên cạnh yếu tố cần là tiến độ dự án phải đảm bảo, thì chính sự biến mất của giới đầu cơ đã khiến cho thanh khoản của dự án này... tăng đáng kể. 

Trong số hơn 70% số căn hộ đã được bán ra thì có đến hơn 200 căn, chiếm khoảng 95% là của các khách hàng mua để ở, chỉ có khoảng 5% là mua cho mục đích đầu cơ.

Còn theo quan sát của Savills Việt Nam, sau khi chỉ số giá nhà ở theo kỳ cơ bản đạt mức cao vào quý 2/2011 thì đã giảm liên tục qua các quý cho đến đầu năm 2014, do yếu tố đầu cơ đã mất dần. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy thị trường đang hướng tới người mua có nhu cầu ở thực.

Một lãnh đạo của Tân Hoàng Minh xác nhận, tại dự án Hoàng Cầu của tập đoàn này, thay vì đóng tiền đầu tư rồi “bất cần biết” các vấn đề khác của dự án ra sao, hiện nay gần như ngày nào cũng có hàng chục khách hàng tới “giám sát” tiến độ, chất lượng của dự án, bởi họ thừa nhận nhà mua là “nhà để ở, không phải để bán kiếm lời”.

Và cũng chính vì lượng các nhà đầu tư nhỏ lẻ quá ít nên buộc doanh nghiệp này phải trả lại số ít khách hàng đã đặt cọc mua căn hộ cao cấp Nguyễn Văn Huyên cho một số nhà đầu tư trước đây. 

Hiện nay kế hoạch bán hàng chính thức đối với dự án này vẫn chưa được Tân Hoàng Minh công bố chính thức, cho dù dự án đang trong giai đoạn hoàn thiện.

Ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC nói, những ngày đầu năm 2015, doanh nghiệp này đã tung ra thị trường căn hộ tại dự án FLC Complex 36 Phạm Hùng. Những gì mà chủ đầu tư này nhận được đã vượt quá sự mong đợi trong bối cảnh thị trường được cho là mới ở giai đoạn đầu hổi phục.

Tuy nhiên, cũng bằng quan sát, ông Quyết cho rằng hầu hết khách hàng mua căn hộ của doanh nghiệp này đều cho mục đích để ở, bởi họ “cực kỳ quan tâm tới tiến độ và các dịch vụ hậu bán hàng”.

Cục trưởng Cục quản lý nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) Nguyễn Mạnh Hà nói với VnEconomy rằng, cái được trong năm qua của thị trường bất động sản không chỉ là thanh khoản tăng, giảm tồn kho, mà trong số hơn 13 nghìn giao dịch của cả năm 2014 thì hầu hết đều phục vụ cho nhu cầu cải thiện chỗ ở của người dân.

“Đành rằng thị trường không thể thiếu đầu tư, đầu cơ, nhưng hoạt động này chỉ nên ở một tỷ lệ nhất định, khoảng vài chục phần trăm, còn nếu vượt quá thì ắt hẳn sẽ nảy sinh bong bóng bất động sản. Theo thống kê của chúng tôi, có 2/3 số căn hộ hoàn thiện bán được trong năm qua đã được đưa vào sử dụng, chứ không phải mua rồi khoá cửa để đấy”, ông Hà nói.

Song theo ghi nhận của người viết, mặc dù gần như vắng bóng trong vài năm trở lại đây, song chỉ trong vòng hai tháng cuối năm 2014, giới đầu cơ đã “lấp ló” quay trở lại thị trường khi mà những kênh đầu tư khác như vàng, chứng khoán, tiết kiệm đang ngày càng làm họ thất vọng. 

Tại một số dự án “hot” trên thị trường Hà Nội đã bắt đầu xuất hiện tình trạng bán chênh của những nhà đầu tư “nhanh tay” với những khoản chênh có khi lên tới vài ba trăm triệu đồng cho một căn hộ.

Chủ đầu tư có thích?

TS. Phạm Sỹ Liêm, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng - một người đã dành nhiều tâm huyết với vô số những phản biện chính sách nhằm giúp thị trường bất động sản phát triển, từng khẳng định với VnEconomy rằng ông không phản đối đầu cơ.

Bởi theo ông, nếu đầu cơ chỉ là “mua không dùng mà bán lại thì đó là quy luật bình thường của thị trường”. Trước khi đầu cơ, nhà đầu cơ cũng là những người mua thông thường. Người bán rất cần kiểu người mua này, vì nhiều khi chưa có “người dùng” nhưng đã có rất nhiều người mua. 

Nhiều người vẫn cho rằng, đầu cơ là xấu, là kích giá nhà leo cao… Nhưng thị trường có quy luật cạnh tranh, thuận mua vừa bán, người mua nhà hoàn toàn có quyền chủ động khi lựa chọn mua của ai.

Chuyên gia này nhìn nhận, những căn hộ cao cấp chỉ là “của hiếm”, nên giá tăng cao thì đổ tội đầu cơ. Vấn đề cần nhất là chống độc quyền, chứ không phải chống đầu cơ mua đi bán lại, để phát triển tính cạnh tranh của thị trường, tăng cơ hội lựa chọn cho người mua. 

Do đó, nếu hiểu sai khái niệm đầu cơ bất động sản thì rất dễ dẫn đến việc ban hành những chính sách bất lợi cho việc phát triển thị trường này trong tương lai.

Tuy nhiên, theo một đại diện của Tập đoàn Nam Cường, mặc dù là chủ đầu tư và luôn mong bán được hàng, song thực tế, doanh nghiệp này cũng không hề muốn bán nhà cho “các nhà đầu cơ”. 

Bởi, theo vị đại diện này, đây chính là đối tượng làm “nhiễu” thị trường, lắm khi làm cho giá trị căn nhà của họ không đúng với giá trị thực, có khi bị đẩy lên quá cao nhưng cũng có lúc bị “dìm” dưới giá trị.

Ông Lê Thanh Thản, Giám đốc Xí nghiệp Xây dựng Số 1 Lai Châu - chủ đầu tư hàng loạt khu chung cư ở Hà Nội, khẳng định do giá bán căn hộ mà doanh nghiệp này đưa ra hiện khá thấp so với mặt bằng thị trường, nên hầu hết trong mỗi đợt mở bán đều có một tỷ lệ khá lớn người tham gia đầu cơ, lướt sóng. Cũng nhờ đó mà lượng căn hộ của doanh nghiệp này “ra đến đâu hết đến đó”.

Nhưng dưới góc độ của một doanh nghiệp đơn thuần, bản thân ông Thản “không thích bán nhà cho những người này”. 

Bởi, nếu khách hàng là những người mua nhà để ở, họ thực hiện khá nghiêm túc các điều khoản trong hợp đồng mà hai bên đã ký, đặc biệt là việc đóng tiền theo tiến độ dự án. Nhưng với người đầu cơ, ngay cả khoản tiền đặt cọc chỉ tầm 100 triệu đồng họ cũng khất lần khi chưa tìm được khách để “trao tay căn hộ”.

Giám đốc một đơn vị tư vấn bất động sản cũng thừa nhận: “Tôi chỉ lo về chuyện đầu cơ, tôi sợ họ thổi giá lên cao quá, khiến thị trường sẽ lại ngưng trệ. Cách đây khoảng 9 tháng, cứ 3 tháng tôi nhận được một giấy mời của nhà thầu, tới gần đây cứ hai tuần nhận được một thư mời thầu. Số lượng dự án như vậy là chuyện bất thường, điều đó có lợi cho thị trường địa ốc hay không?”.

Ở góc độ của một nhà tư vấn, bà Hoàng Phương, Giám đốc khối nhà ở - Savills Hà Nội, nói các nhà kinh doanh nhỏ lẻ nên cẩn trọng trong việc đầu cơ bất động sản ở thời điểm này. Bởi lẽ, việc có hồi phục hay không vẫn chỉ ở dạng tiềm năng, thực tế thị trường vẫn chỉ đang đứng trước ngưỡng cửa của hồi phục với một số tín hiệu tốt.
 
Mặt khác, các dấu hiệu trên thị trường gần đây đều cho thấy, nhu cầu mua để ở vẫn đang chiếm lĩnh và sẽ tiếp tục là xu hướng trong thời gian tới. Người mua hiện tại cũng đã tỉnh táo hơn rất nhiều so với thời điểm sốt nóng trước.
 
Với những nhà đầu tư thứ cấp hiện đã trót ôm hàng, muốn nhân thời điểm này đẩy được hàng ra thị trường cần thiết phải có những chính sách ưu đãi tốt, ý tưởng và cách thức bán hàng linh động hơn, bà Phương khuyến nghị.

Theo Bảo Quyên/ VnEconomy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chủ tịch Quốc hội: Hoàn thiện thể chế, bảo đảm nguồn lực phát triển văn hóa

Chủ tịch Quốc hội: Hoàn thiện thể chế, bảo đảm nguồn lực phát triển văn hóa

(LĐTĐ) Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, để phát triển văn hoá thì phải bao gồm cả thể chế và nguồn lực, nhưng xét đến cùng, để có nguồn ...
Hà Nội: Nhiều biện pháp tăng hiệu quả giải quyết việc làm

Hà Nội: Nhiều biện pháp tăng hiệu quả giải quyết việc làm

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội sẽ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống sàn giao dịch việc làm Thành phố; ...
Ana Mandara Cam Ranh liên tiếp có tên trong nhiều đề cử tại các giải thưởng du lịch danh giá hàng đầu thế giới

Ana Mandara Cam Ranh liên tiếp có tên trong nhiều đề cử tại các giải thưởng du lịch danh giá hàng đầu thế giới

(LĐTĐ) Hai giải thưởng lớn World Travel Award hay tạp chí du lịch hàng đầu Travel + Leisure liên tiếp gọi tên nàng thơ bãi Dài Ana Mandara Cam Ranh cho ...
Yếu tố nào đưa ngân hàng Việt vào Top thương hiệu ngân hàng giá trị nhất thế giới?

Yếu tố nào đưa ngân hàng Việt vào Top thương hiệu ngân hàng giá trị nhất thế giới?

(LĐTĐ) Những ngân hàng mạnh về bán lẻ, tiên phong về số hóa sẽ thuận lợi hơn trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng những năm tới, từ đó cải ...
Prudential chi trả quyền lợi bảo hiểm 23 tỷ đồng cho một khách hàng tại Cần Thơ

Prudential chi trả quyền lợi bảo hiểm 23 tỷ đồng cho một khách hàng tại Cần Thơ

(LĐTĐ) Công ty Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam vừa thực hiện chi trả quyền lợi bảo hiểm cho một khách hàng tại Cần Thơ với tổng quyền lợi chi ...
Khai mạc Lễ hội bánh mì lần thứ nhất năm 2023

Khai mạc Lễ hội bánh mì lần thứ nhất năm 2023

(LĐTĐ) Lễ hội bánh mì lần thứ nhất năm 2023 đã chính thức khai mạc tại Nhà văn hóa Thanh Niên số 4 Phạm Ngọc Thạch quận 1 Thành Phố Hồ ...
Đại hội Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội lần thứ III, nhiệm kỳ 2023 - 2028 thành công tốt đẹp

Đại hội Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội lần thứ III, nhiệm kỳ 2023 - 2028 thành công tốt đẹp

(LĐTĐ) Sáng 31/3, tại Hội trường Thành ủy Hà Nội, Đại hội Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội lần thứ III, nhiệm kỳ 2023-2028 diễn ra trang trọng với ...

Tin khác

Nóng vấn đề thu chi ngân sách, giám sát bảo hiểm

Nóng vấn đề thu chi ngân sách, giám sát bảo hiểm

(LĐTĐ) Chiều nay (30/3), Bộ Tài chính tổ chức họp báo thường kỳ Quý I năm 2023 nhằm thông tin tới các cơ quan báo chí về tình hình thực hiện nhiệm vụ thu, chi ngân sách Nhà nước cũng như các vấn đề tài chính mà dư luận quan tâm thời gian qua.
Phạt sao cho đủ răn đe?

Phạt sao cho đủ răn đe?

(LĐTĐ) Tuần qua, thị trường chứng khoán đón nhận thông tin thêm một nhà đầu tư bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt liên quan đến việc giao dịch cổ phiếu “chui”.
Việt Nam ký Hiệp định đa phương về hỗ trợ hành chính thuế

Việt Nam ký Hiệp định đa phương về hỗ trợ hành chính thuế

(LĐTĐ) Tại Paris, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã tổ chức Lễ ký Hiệp định đa phương về hỗ trợ hành chính thuế (MAAC) (Hiệp định MAAC) cho Việt Nam. Ông Cao Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Tài chính đã thay mặt Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ký Hiệp định MAAC.
Khơi thông “dòng chảy” vốn đầu tư công

Khơi thông “dòng chảy” vốn đầu tư công

(LĐTĐ) Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về đôn đốc đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 và thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Thành phố Hồ Chí Minh: Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư

Thành phố Hồ Chí Minh: Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư

(LĐTĐ) Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh đầu tư công cũng như thực hiện chủ đề năm 2023: “Nâng cao hiệu quả hoạt động công vụ, đẩy mạnh cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội”, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa ban hành Chương trình hành động về thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2023.
Thanh tra đột xuất để tránh rủi ro

Thanh tra đột xuất để tránh rủi ro

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản trả lời kiến nghị cử tri Hà Nội về thanh tra, kiểm tra các ngân hàng trong phát hành, tư vấn và bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước đã thanh tra đột xuất và có kết luận thanh tra tại 11 tổ chức tín dụng liên quan đến trái phiếu.
Năm nhóm đối tượng không phải nộp quyết toán thuế cá nhân

Năm nhóm đối tượng không phải nộp quyết toán thuế cá nhân

(LĐTĐ) Tổng cục Thuế cũng nêu rõ một số trường hợp sẽ không phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân căn cứ theo Điểm d Khoản 6 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP và Công văn 636/TCT-DNNCN.
Triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng hỗ trợ nhà ở xã hội

Triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng hỗ trợ nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 33/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản (BĐS) phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.
Không bắt buộc xếp hạng tín nhiệm: Kích thích thị trường trái phiếu phục hồi

Không bắt buộc xếp hạng tín nhiệm: Kích thích thị trường trái phiếu phục hồi

(LĐTĐ) Ngày 5/3, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 08/2023/NĐ-CP (Nghị định 08) nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Nghị định 08 sửa đổi, bổ sung và ngưng hiệu lực thi hành một số điều tại các nghị định quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ vừa có hiệu lực thi hành với một số điểm mới được kỳ vọng sẽ mở ra cánh cửa khơi thông thị trường.
Khơi thông “dòng chảy”, củng cố niềm tin

Khơi thông “dòng chảy”, củng cố niềm tin

(LĐTĐ) Nghị định 08/2023/NĐ-CP (Nghị định 08) sửa đổi về trái phiếu doanh nghiệp (thay thế Nghị định 65) của Chính phủ mới ban hành như một liều thuốc khơi thông “dòng chảy” cho thị trường tài chính vốn đã bị tắc thời gian qua, đồng thời cũng cố thêm niềm tin cho các nhà đầu tư.
Xem thêm
Phiên bản di động