90,68% đại biểu tán thành thông qua Luật Doanh nghiệp (sửa đổi)
Ra mắt Công đoàn Công ty TNHH Đăng kiểm xe cơ giới Minh Hưng | |
Đăng ký doanh nghiệp qua mạng: Khó khăn và thách thức! | |
Luật Doanh nghiệp mới: Nảy sinh nhiều rắc rối |
Trước đó, báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) do Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày nêu rõ: Tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã thảo luận tại Hội trường về dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi).
Trên cơ sở ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, ý kiến các cơ quan của Quốc hội và Báo cáo số 291/BC-CP ngày 12/6/2020 của Chính phủ về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Cơ quan chủ trì thẩm tra, Cơ quan soạn thảo và các cơ quan hữu quan nghiên cứu tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật.
Liên quan đến vấn đề thông báo mẫu dấu của doanh ngiệp (Điều 43), một số ý kiến đồng ý việc bỏ thủ tục thông báo mẫu dấu với Cơ quan đăng ký kinh doanh; một số ý kiến khác đồng ý giữ quy định yêu cầu phải thông báo mẫu dấu cho Cơ quan đăng ký kinh doanh như quy định của Luật hiện hành.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã gửi phiếu xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội. Trên cơ sở đa số ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin tiếp thu không quy định thủ tục thông báo mẫu dấu với Cơ quan đăng ký kinh doanh trong dự thảo Luật.
Các đại biểu Quốc hội bấm nút tán thành thông qua Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) sáng 17/6/2020 |
Về mối quan hệ giữa Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) và các luật có liên quan, có ý kiến cho rằng, quy định về chuyển nhượng vốn góp giữa Luật Doanh nghiệp và Luật Hôn nhân và gia đình còn mâu thuẫn về quyền sở hữu đối với tài sản sở hữu chung. Do đó, đề nghị nghiên cứu bổ sung quy định cụ thể về quyền sở hữu và quyền chuyển nhượng vốn góp tại dự thảo Luật.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo: Dự thảo Luật chỉ quy định việc chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn đối với cá nhân cho công ty. Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sở hữu đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển nhượng sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty theo quy định của pháp luật (Điều 35).
Do đó, khi thực hiện các thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn thì phải tuân thủ quy định bao gồm cả quy định về chuyển quyền sở hữu đối với tài sản có sở hữu chung, như quyền sử dụng đất, tài sản có đăng ký… Vì vậy, nội dung về chuyển quyền sở hữu đối với tài sản chung thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật về dân sự và pháp luật khác có liên quan, không thuộc phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật.
Có ý kiến cho rằng, Bộ luật Dân sự quy định rõ hai cơ chế đại diện là đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền, tuy nhiên điểm e khoản 23 Điều 4 của dự thảo Luật lại sử dụng thuật ngữ “người đại diện”. Do đó, đề nghị làm rõ mối quan hệ giữa ba chế định về người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền và người đại diện để tránh xung đột pháp luật. Ủy ban Thường vụ xin tiếp thu, chỉnh sửa quy định tại điểm e khoản 23 Điều 4 của dự thảo Luật thành “người đại diện theo ủy quyền” như quy định của Luật hiện hành để bảo đảm tính thống nhất với Bộ luật Dân sự về chế định người đại diện theo ủy quyền.
Một trong những nội dùng được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm tại Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) đó là vấn đề hộ kinh doanh (Chương VIIa): Một số ý kiến đồng ý với việc quy định một chương về hộ kinh doanh trong dự thảo Luật; một số ý kiến khác đồng ý xem xét, ban hành một luật riêng về hộ kinh doanh. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã gửi phiếu xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội. Trên cơ sở đa số ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin tiếp thu theo hướng bỏ quy định tại Chương VIIa về hộ kinh doanh; bỏ quy định về chuyển hộ kinh doanh thành doanh nghiệp (Điều 199a). Đồng thời, để bảo đảm tính liên tục cho đến khi ban hành một luật riêng về hộ kinh doanh, cần thiết giao Chính phủ hướng dẫn đăng ký và hoạt động đối với hộ kinh doanh (khoản 4 Điều 217 quy định về điều khoản thi hành).
Về doanh nghiệp nhà nước (Điều 88): Một số ý kiến cho rằng khái niệm doanh nghiệp nhà nước như tại dự thảo Luật (doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ) là chưa phù hợp. Khái niệm doanh nghiệp nhà nước đã thay đổi liên tục, không bảo đảm tính nhất quán, tác động đến cách thức quản lý của các doanh nghiệp, tạo ra sự khác biệt trong cách thức quản lý với các doanh nghiệp khác.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo: Quy định Doanh nghiệp nhà nước gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết như dự thảo Luật nhằm thể chế hóa chủ trương về tỷ lệ cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước theo Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 03/6/2017 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả Doanh nghiệp nhà nước (Nghị quyết số 12).
Dự thảo Luật đã sửa đổi khái niệm doanh nghiệp nhà nước theo nguyên tắc phân chia các loại doanh nghiệp có sở hữu nhà nước theo mức độ sở hữu khác nhau, mỗi loại hình doanh nghiệp có quy định về tổ chức quản trị phù hợp để nâng cao hiệu lực quản trị, công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình, bảo đảm bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.
Ngoài ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo việc rà soát các luật có liên quan về Doanh nghiệp nhà nước để bảo đảm đồng bộ trong hệ thống pháp luật, có hiệu lực thi hành cùng Luật Doanh nghiệp (sửa đổi). Do vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho giữ quy định này như dự thảo Luật đã được hoàn thiện, chỉnh lý trình Quốc hội thông qua. Có ý kiến cho rằng, cổ phần chi phối là phải quyết định được những vấn đề trọng yếu của doanh nghiệp. Do đó, đề nghị doanh nghiệp nhà nước phải có cổ phần chi phối của Nhà nước đạt 65% thì mới là doanh nghiệp nhà nước.
Cũng theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo, nội hàm “bảo đảm Nhà nước nắm giữ phần vốn góp hoặc cổ phần chi phối” tại khái niệm Doanh nghiệp nhà nước bám sát quan điểm chỉ đạo tại Nghị quyết số 12. Quy định này nhằm mục đích kiểm soát chặt chẽ, hiệu quả hơn việc sử dụng vốn Nhà nước trong các Doanh nghiệp nhà nước.
Việc Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ đã bảo đảm quyền chi phối trực tiếp việc ra các quyết định thông thường (chỉ yêu cầu tỷ lệ trên 50%) và chi phối gián tiếp (phủ quyết) việc ra một số các quyết định khác (yêu cầu tỷ lệ 65%) của doanh nghiệp đó. Đồng thời, tỷ lệ này cũng phù hợp với với các cam kết, thông lệ quốc tế. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin Quốc hội cho giữ quy định này như dự thảo Luật…
Ngoài những nội dung nêu trên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Cơ quan chủ trì thẩm tra, Cơ quan soạn thảo và các cơ quan hữu quan tiếp thu, chỉnh lý về kỹ thuật văn bản; trình Quốc hội xem xét, quyết định.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31