4 cách tách game, giảm smartphone cho trẻ
Điện thoại thông minh đang biến trẻ thành zombie | |
Khi công nghệ làm “bảo mẫu” | |
Bill Gates không cho con sử dụng điện thoại cho tới khi 14 tuổi | |
Trẻ em sử dụng thiết bị di động: Nguy cơ mất tiền… rất cao |
“Con Xù đeo dính cái điện thoại thông minh. Nó chơi đủ thứ, từ game, facebook, đến những thứ gì khác mà tôi còn chẳng biết. Khi con về nhà tôi, con đã đeo dính cái smartphone. Nghe tai nghe nhiều, tai con bị ù và giảm thính lực. Vậy giờ, tôi phải làm sao”?
Trên đây là câu chuyện về con gái nuôi và hệ lụy từ chiếc điện thoại thông minh trước khi con về ở với chị. Theo TS Hương, để “cai nghiện” cho con, mọi thứ đều phải theo từng bước. Và dưới đây là cách thức của chị:
Bước 1: Tôi can thiệp vào vụ điện thoại con ở trường. Tôi gọi đến trường, báo là con sử dụng điện thoại trong giờ, có khả năng còn hỏi bài chị trong lúc thi nữa. Điều này đã làm cho trường con giật mình và quyết tâm thu điện thoại của các con trong giờ học, chỉ trả vào giờ về.
Nhà nào không đồng ý cũng được nhưng riêng cá nhân mình, tôi đã nhờ cô thu luôn của con. Như vậy cả ngày, con sẽ không có điện thoại. Tuy nhiên, do nhà trường ngại phụ huynh phàn nàn nên tịch thu không được triệt để cho lắm. Cũng không sao, miễn là con bắt đầu phải quen với việc thỉnh thoảng không có điện thoại để chơi.
Bước 2: Tôi lấy cớ các việc con chưa hoàn thành để phạt con tịch thu điện thoại theo giờ. Mỗi tội sẽ tịch thu 2 giờ.
Ban ngày con đi học, tối về với mẹ, cứ hôm nào có lỗi sai, tôi lại tịch thu điện thoại trong 2 giờ.
Ban đầu, cả tuần tôi chỉ thu 1 buổi. Đến những tuần sau, con bị tịch thu nhiều hơn. Dĩ nhiên, trong 2 tiếng con không có điện thoại, tôi không để con ngồi chơi để dễ lên cơn nhớ điện thoại.
Tôi hướng dẫn con làm các trách nhiệm cá nhân như tắm, giặt, lau nhà lau cửa, gấp quần áo, dọn dẹp... khiến cho 2 tiếng đó qua đi nhanh chóng. Trong lúc con làm, tôi giám sát con cẩn thận nên công việc cũng trôi mà con không nhớ điện thoại quá mức.
Bước 3: Lấy cớ con bị phạt rồi mà vẫn mắc lại lỗi cũ, tôi ra quyết định tịch thu điện thoại của con trong 2 tiếng tất cả các buổi tối. Tối nào, tôi cũng cầm điện thoại của con đúng 120 phút. Trong 2 tiếng đó, tôi quy định con phải đọc hết 40 trang sách (không hết có thể tăng thời gian bị cấm điện thoại).
Đọc xong, con phải trình bày cho mẹ xem con vừa đọc về cái gì. Thời gian còn lại, tôi yêu cầu con dọn dẹp sạch sẽ nhà cửa và làm những việc cá nhân khác.
Bước 4: Lại lấy cớ con vẫn chưa hoàn thành trách nhiệm, tôi mua điện thoại “cục gạch” (chỉ nghe và gọi- PV), đổi sim con vào đó để tịch thu smartphone trong 2 tuần. Giờ thì có vẻ con không quá phụ thuộc vào máy.
Các bước cũng khá đơn giản nhưng đòi hỏi sự kiên trì và điềm tĩnh của bố mẹ. Tôi không đột ngột gào lên tịch thu máy của con vĩnh viễn, không thu máy không giải thích, không thu máy mặc kệ con “nhàn cư, vi bất thiện”. Kết quả hiện nay, Xù nhà tôi đỡ hẳn đeo dính smartphone, ngày càng dành nhiều thời gian cho các việc khác.
Các bố mẹ nào con dính smartphone có thể thực hiện theo mấy chiêu trò này của tôi.
Chúc cả nhà một năm tốt lành và chúc các bé rời bỏ smartphone dễ dàng!
Theo TS Vũ Thu Hương/Dân trí
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Tin khác
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19