15 năm tù cho thiếu niên cướp 100 nghìn để mua bánh mì?

Theo luật sư, các đối tượng đã chuẩn bị phương tiện nguy hiểm (dao gấp) xông vào nhà đe dọa chủ nhà nhằm mục đích chiếm đoạt số tiền 100.000 đồng đã cấu thành tội cướp tài sản, do vậy sẽ phải đối mặt với mức hình phạt từ 7 đến 15 năm tù...
15 nam tu cho thieu nien cuop 100 nghin de mua banh mi Triệt phá băng nhóm chuyên cướp tài sản lái xe đường dài
15 nam tu cho thieu nien cuop 100 nghin de mua banh mi Dùng dao khống chế, cướp ô tô khi lái xe đi vệ sinh

Công an quận Hoàn Kiếm (TP Hà Nội) vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 2 đối tượng Ngô Văn Tú (SN 2001, ở Bắc Giang) và Ly Tư Hừ (SN 1999, ở Lai Châu) để điều tra về hành vi cướp tài sản.

15 nam tu cho thieu nien cuop 100 nghin de mua banh mi
Đối tượng Tú (phải) và Hừ tại cơ quan công an

Theo tài liệu điều tra, khoảng 22h40 ngày 1/8, do không có tiền nên Tú đã mang theo dao gấp, rủ Hừ xông vào một cửa hàng tạp hóa ở phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm (nơi Tú đã từng làm việc), đe dọa chủ nhà, sau đó cướp được 100.000 đồng để mua bánh mỳ và nước uống.

Điều đáng nói, đối tượng chính trong vụ án này là Ngô Văn Tú cho đến khi bị bắt mới chỉ 16 tuổi 11 tháng.

Về vụ việc trên, trao đổi với PV, luật sư Nguyễn Anh Thơm (Đoàn luật sư Hà Nội) cho biết, tội cướp tài sản là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng mất khả năng chống cự nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác. Tội cướp tài sản cùng lúc xâm hại đến 2 khách thể đó là quyền sở hữu và tính mạng, sức khỏe của công dân.

"Xét hành vi phạm tội của các đối tượng đã chuẩn bị phương tiện nguy hiểm (dao gấp) xông vào nhà đe dọa chủ nhà nhằm mục đích chiếm đoạt số tiền 100.000 đồng đã cấu thành tội cướp tài sản. Tội phạm và hình phạt được quy định tại điểm d, Khoản 2 Điều 168 Bộ luật hình sự 2015. Nếu bị Tòa án kết tội, các nghi phạm sẽ phải đối mặt với mức hình phạt từ 7 đến 15 năm tù", luật sư Thơm nói.

Cũng theo luật sư Thơm: Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự đã hướng dẫn "Phương tiện nguy hiểm" là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống của con người (trong sản xuất, trong sinh hoạt) hoặc vật mà người phạm tội chế tạo ra nhằm làm phương tiện thực hiện tội phạm hoặc vật có sẵn trong tự nhiên mà người phạm tội có được và nếu sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc vật đó tấn công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khoẻ của người bị tấn công. Về công cụ, dụng cụ: búa đinh, dao phay, các loại dao sắc, nhọn...

Căn cứ Điều 119 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng. Do đó các bị can phạm tội rất nghiêm trọng nên Cơ quan điều tra có quyền được bắt tạm giam theo quy định của pháp luật.

Trong vụ án này, đối tượng chính là Ngô Văn Tú. Thời điểm phạm tội Tú mới 16 tuổi 11 tháng. Căn cứ Điều 101 BLHS quy định về tù có thời hạn, đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.

Theo lời khai của các đối tượng, động cơ mục đích chiếm đoạt số tiền 100.000 đồng để mua bánh mỳ và nước uống vì nhiều ngày ở Hà Nội bị đói.

Theo quan điểm của luật sư Thơm, nếu có căn cứ xác định lời khai của các đối tượng chiếm đoạt số tiền 100.000 đồng trong lúc túng quẫn vì đói khát nên cần thiết đánh giá tính chất, mức độ hành vi, nguyên nhân, điều kiện, hoàn cảnh của các nghi phạm gây ra để làm căn cứ. Để sau này khi xét xử có mức hình phạt tương xứng vừa mang tính chất răn đe trừng trị và vừa thể hiện sự nhân đạo của pháp luật.

Các đối tượng khi phạm tội có nhân thân chưa có tiền án, tiền sự, đang ở lứa tuổi chưa thành niên, thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, số tiền chiếm đoạt không đáng kể, động cơ chiếm đoạt vì đói khát.

Vì vây, theo vị luật sư với những căn cứ nêu trên, sau này khi xét xử cần thiết xem xét giảm nhẹ nhất hình phạt cho các bị cáo ở mức dưới khung thấp nhất và có thể cho hưởng án treo là có căn cứ, thể hiện sự nhân đạo của pháp luật.

Trước đó, một vụ cướp giật bánh mỳ tại TP.HCM cũng gây xôn xao dư luận, khi đối tượng cũng chưa đủ tuổi thành niên. Tại phiên xét xử phúc thẩm, HĐXX Tòa án nhân dân TP.HCM đã quyết định miễn trách nhiệm hình sự đối với hai bị cáo này.

Tuy nhiên, ở vụ án này, hành vi các đối tượng sử dụng hung khí là có tính nguy hiểm cao hơn, cấu thành Tội cướp tài sản theo Khoản 2 Điều 168 BLHS. Đây là loại tội phạm rất nghiêm trọng có khung hình phạt từ 07 năm đến 15 năm tù.

Theo Phương Mai/ vnmedia.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) cho biết đã bắt giữ Ma Vũ Duy (sinh năm 2004; trú tại xã Bản Áng, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn) để điều tra hành vi "Giết người", "Cướp tài sản".
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

(LĐTĐ) Theo Thông tư 50/2024/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước ban hành, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, do cuộc xung đột leo thang ở Ukraine làm tăng mức rủi ro địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, tăng 1,64%, giá dầu Brent ở mốc 75,14 USD/thùng, tăng 1,23%.
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng thế giới nhảy vọt thúc đẩy giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn cùng lên mốc cao mới.

Tin khác

Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của ông Nguyễn Văn Quang, trú tại ấp Thạnh Đông, xã Thanh Đông B, huyện Tân Hiệp (tỉnh Kiên Giang) về việc, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang chậm trễ trong việc trả lời và giải quyết nội dung phản ánh của 20 hộ dân tại ấp Thạnh Đông... Sau khi nhận được nội dung, Công an tỉnh Kiên Giang đã chuyển Công văn của báo Lao động Thủ đô đến Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Kiên Giang xem xét, giải quyết.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

(LĐTĐ) Loạt bài "Xâm phạm hồ Trị An" của Báo Lao động Thủ đô đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai vào cuộc quyết liệt, tuy nhiên một trong những cơ quan phải rà soát, báo cáo nội dung báo phản ánh là UBND huyện Định Quán vẫn thờ ơ....đứng ngoài.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

(LĐTĐ) Tỉnh ủy Đồng Nai đã có công văn yêu cầu các cấp, các đơn vị liên quan, có trách nhiệm xem xét phản ánh của Báo Lao động Thủ đô để xử lý về tình trạng xâm phạm hồ Trị An.
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

(LĐTĐ) Cơ quan chức năng đã vào cuộc vụ việc bạo hành trẻ trong Mái ấm Hoa Hồng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thế nhưng, nỗi đau về thể xác, những sang chấn về tâm lý sẽ mãi là ký ức đáng sợ trong suy nghĩ của các cháu. Đồng thời, dư luận cũng đề nghị xử lý nghiêm những hành vi hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em.
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của bà Đặng Thị Thúy (xã Văn Đức, Gia Lâm) về việc: Có người đã chặt phá vườn hồng và đốt căn lều của gia đình... Công an huyện Gia Lâm vừa có văn bản phúc đáp Báo Lao động Thủ đô và cho biết, sau khi xác minh thông tin, Công an xã Văn Đức không có căn cứ để thiết lập hồ sơ.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

(LĐTĐ) Khu vực hồ Trị An hiện có hàng nghìn nhà bè nuôi thủy sản các loại, nước thải sinh hoạt của người dân, các khu du lịch tự phát và các cơ sở chăn nuôi, đơn vị sản xuất khác…đổ xuống hồ. Việc nguồn nước lòng hồ Trị An bị ô nhiễm là điều khó tránh khỏi.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

(LĐTĐ) Tại hồ Trị An hiện nay lại diễn ra tình trạng lấn chiếm, phá đảo để làm du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng các công trình dân dụng có dấu hiệu trái pháp luật. Phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã tìm hiểu phản ánh vấn nạn nhức nhối này.
Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhiều cử tri quận Hoàng Mai đề nghị thành phố Hà Nội xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án. Giá bồi thường đất nông nghiệp hiện là 252.000đ/m2 chưa phù hợp với thực tế, chưa đảm bảo quyền lợi của người bị thu hồi đất.
Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tại khu vực đất bãi bồi sông Đuống, thuộc thôn 2, xã Trung Mầu (huyện Gia Lâm, Hà Nội), hàng nghìn mét vuông đất đã bị “biến tướng” thành bãi tập kết cát, than và xây dựng nhà xưởng trái phép… Điều đáng nói, dù vi phạm diễn ra nhiều năm, nhưng chính quyền sở tại dường như “không hay biết”.
Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

(LĐTĐ) Hiện nay, có khoảng 500 hộ sinh sống trên diện tích rừng thuộc khu di tích thắng cảnh chùa Hương, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Việc sinh hoạt của các hộ dân tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng. Cử tri đã nhiều lần kiến nghị Thành phố hỗ trợ kinh phí để di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng trên địa bàn xã Hương Sơn.
Xem thêm
Phiên bản di động