14 hiệp hội góp ý Dự thảo quy định định mức chi phí tái chế
Theo các hiệp hội, định mức Fs trong dự thảo được tính toán dựa vào các nghiên cứu tham vấn có kết quả chênh lệch nhau rất lớn, do vậy không có độ tin cậy. Theo tài liệu thuyết minh đính kèm dự thảo, Fs được tính là giá trị trung bình giữa hai kết quả: Đề xuất của các chuyên gia tổ chức IFC và WWF và đề xuất của hiệp hội tái chế chất thải Việt Nam. Hai đề xuất này có sự khác nhau rất lớn về các chi phí cấu thành.
Hơn nữa, Fs đề xuất trong dự thảo chưa hợp lý và đang cao hơn nhiều so với mức trung bình của các nước khác, khi chỉ tính trung bình của 2 nghiên cứu có đề xuất Fs cao nhất, bỏ qua 2 nghiên cứu khác có Fs thấp hơn nhiều.
![]() |
14 hiệp hội cùng tham gia góp ý Dự thảo quy định định mức chi phí tái chế |
Các hiệp hội cũng đề xuất Ban soạn thảo kiểm tra lại tính hợp lý của các số liệu trong các nghiên cứu. Đề xuất cho các hiệp hội được tiếp xúc với toàn văn 2 nghiên cứu để có góp ý cụ thể và đưa thêm các đề xuất Fs từ 2 nghiên cứu của Đại học Kinh tế Quốc dân và Liên minh Tái chế Việt nam vào xem xét. Chỉ sử dụng các số liệu hợp lý, được thẩm tra kỹ, để tính toán Fs.
Ngoài ra, theo các hiệp hội, cần bỏ chi phí quản lý hành chính 3% khỏi Fs vì không phù hợp với Luật Bảo vệ môi trường. Trong khi đó, các định mức Fs rất cao như đề xuất trong dự thảo, có thể dẫn đến nguy cơ gây tăng giá lớn đối với rất nhiều sản phẩm, hàng hóa. Ví dụ, giá có thể tăng thêm 1,36% với nước uống đóng chai; 0,6% với bia lon; 0,2% đối với bịch sữa, gây khó khăn cho doanh nghiệp cũng như cho người tiêu dùng, nhất là trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay.
Do đó, các hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị, trong hai năm đầu tiên (2024 và 2025), tập trung vào hướng dẫn thi hành, chưa áp dụng xử phạt, chỉ truy thu khoản nộp thiếu nếu doanh nghiệp kê khai chưa đủ hoặc chưa đúng, trừ trường hợp cố tình không kê khai hoặc cố tình gian lận.
Cơ quan quản lý cần cho phép các doanh nghiệp thực hiện kết hợp cả hình thức tự tái chế và nộp tiền hỗ trợ tái chế trong cùng năm, thay vì bắt buộc chọn một trong 2 hình thức. Việc cho phép doanh nghiệp kết hợp cả hình thức tự tái chế và nộp tiền hỗ trợ tái chế là rất cần thiết để khuyến khích doanh nghiệp tìm giải pháp tái chế phù hợp. Việc cho phép này cũng phù hợp với chủ trương của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã công bố là khuyến khích doanh nghiệp tự tái chế thay vì nộp tiền vào Quỹ Bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó, các hiệp hội cũng kiến nghị thay đổi cách nộp từ tạm ứng trước vào đầu năm, sang quyết toán theo số lượng thực tế khi kết thúc năm, để vẫn thực hiện đầy đủ trách nhiệm với môi trường mà giảm được khó khăn cho doanh nghiệp. Việc phải nộp tạm ứng một khoản đóng góp lớn (ước tính lên tới nhiều ngàn tỷ) vào quỹ bảo vệ môi trường từ đầu năm 2024 theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho các sản phẩm dự kiến sản xuất, nhập khẩu của năm 2024 (tức là phần lớn chúng còn chưa đưa ra thị trường), mà số tiền này sẽ nằm trong quỹ đến tận cuối năm 2025 mới được giải ngân trong khi nhiều doanh nghiệp đang rất khó khăn trong sản xuất - kinh doanh, ngân hàng siết chặt cho vay, lãi suất cao, là “khó chồng khó” cho doanh nghiệp.
Cần có chính sách ưu đãi cho bao bì thân thiện với môi trường hoặc sử dụng vật liệu tái chế: Đối với phần bao bì sản phẩm đã sử dụng vật liệu tái chế, đề nghị cần có chính sách và quy định cụ thể về việc ưu đãi miễn giảm trong đóng góp hỗ trợ tái chế để tạo đầu ra cho thị trường vật liệu tái chế và thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Cụ thể, đề nghị đối với phần bao bì đã sử dụng vật liệu tái chế được tính hệ số điều chỉnh Fs bằng 0 và được tính là doanh nghiệp đã thực hiện trách nhiệm tái chế.
Điều này sẽ khuyến khích doanh nghiệp sử dụng vật liệu tái chế trong bao bì, gia tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên, giảm phụ thuộc vào nguồn vật liệu nguyên sinh trong sản xuất, tạo đầu ra cho ngành tái chế và giúp thúc đẩy sự phát triển của ngành tái chế ở Việt Nam, mang tính quyết định trong việc thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Hà Nội: Trân trọng đóng góp của các đơn vị, doanh nghiệp đối với các hoạt động an sinh xã hội

Bốc thăm xếp lịch thi đấu Giải bóng đá nữ Vô địch Quốc gia - Cúp Thái Sơn Bắc 2023

Asiad 19: Điền kinh Việt Nam chưa thể làm nên bất ngờ

Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm, tặng quà cán bộ lão thành cách mạng 102 tuổi

Kurash mang về thêm 1 Huy chương Đồng, cầu mây vào bán kết tại Asiad 19

Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động quảng cáo

Mở rộng điều tra vụ cháy chung cư mini ở phố Khương Hạ
Tin khác

Kỳ cuối: Phát triển kinh tế tập thể trong thời kỳ đổi mới
Longform 01/10/2023 18:00

Kỳ 1: Ngọn gió lành thổi trên nông thôn mới
Longform 30/09/2023 10:50

Doanh nghiệp nữ Hà Nội: Sức bật từ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Doanh nghiệp 30/09/2023 09:52

Hưng Yên điểm đến hấp dẫn của các doanh nghiệp Nhật Bản
Doanh nghiệp 27/09/2023 23:23

TP.HCM: Phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững và hội nhập quốc tế
Doanh nghiệp 26/09/2023 18:35

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp Thủ đô
Doanh nghiệp 26/09/2023 10:36

“Bệnh” đã chẩn, “kê đơn” thế nào?
Doanh nghiệp 26/09/2023 10:33

Đồng hành, tháo gỡ khó khăn trong vay vốn cho doanh nghiệp tại Hà Nội
Doanh nghiệp 22/09/2023 18:49

Qua 20 năm cổ phần hóa, Vinamilk luôn nằm trong top doanh nghiệp niêm yết hàng đầu Việt Nam
Doanh nghiệp 21/09/2023 21:40

Hợp tác công tư tạo sự bứt phá cho nông nghiệp
Doanh nghiệp 16/09/2023 22:21