Kỷ niệm 64 năm giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2018)

Xứng đáng trái tim của cả nước

(LĐTĐ) 64 năm qua (10/10/1954 – 10/10/2018) là khoảng thời gian không dài so với hàng ngàn năm lịch sử dân tộc, nhưng chỉ với từng ấy thời gian, Hà Nội đã trải qua biết bao thăng trầm và đã có bước chuyển mình lớn lao chưa từng có. Những thành quả đó có được là nhờ Đảng bộ và nhân dân Hà Nội luôn đoàn kết một lòng, không ngừng đổi mới, kế thừa truyền thống lịch sử vinh quang, chung sức phát triển Thủ đô xứng với niềm tin yêu của cả nước.
xung dang trai tim cua ca nuoc Sống lại không khí hào hùng ngày tiếp quản Thủ đô năm 1954
xung dang trai tim cua ca nuoc Đảm bảo điện phục vụ các hoạt động kỷ niệm ngày giải phóng Thủ đô

Giao thông đi trước, mở đường

Chưa có giai đoạn nào mà hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông của Thủ đô lại có những bước phát triển vượt bậc như những năm vừa qua, với hàng loạt công trình, dự án trọng điểm được hoàn thành và đưa vào khai thác. Sự phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành Trung ương, sự chủ động, quyết liệt trong công tác giải phóng mặt bằng và việc sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư đã mang lại những “quả ngọt”…

Một trong những kết quả nổi bật là việc triển khai hiệu quả Chương trình số 06-CTr/TU về đẩy mạnh công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị; Chương trình số 07-CTr/TU về tập trung xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường thành phố Hà Nội. Hai chương trình này là những bước cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XV và cũng là cụ thể hóa Nghị quyết số 13-NQ/TW (khóa XI) về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ theo hướng hiện đại. Trong đó, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải thực sự đi trước một bước.

xung dang trai tim cua ca nuoc
Ngày 10/10/1954 đoàn quân chiến thắng tiến về tiếp quản Thủ đô (Ảnh tư liệu).

Trước kia, từ nội thành đi sân bay Nội Bài, người dân phải đi mất 40km, tương đương khoảng hơn 01 giờ đồng hồ. Tuy nhiên, ngay sau khi cầu Nhật Tân cùng đường Võ Nguyên Giáp, dài 12km (được khánh thành đi vào hoạt động từ tháng 01/2015) - con đường đẹp nhất Thủ đô đã góp phần rút ngắn thời gian đi sân bay Nội Bài xuống chỉ còn khoảng hơn 30 phút. Hay việc thông xe nút giao thông Long Biên và hoàn thành cầu vượt tại nút giao này đầu năm 2017 đã giúp quốc lộ 5 và đường 5 kéo dài thông tuyến với nhau, kết nối với tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài tạo thành trục xương sống giao thương khu vực Ðông - Bắc Thành phố.

Từ năm 2016 đến nay, Thành phố đã tập trung chỉ đạo hoàn thành 5 dự án, công trình trọng điểm, gồm: Đường Vành đai 1 (đoạn Ô Đông Mác - Nguyễn Khoái); nút giao thông đường đô thị Bắc Thăng Long - Vân Trì với tuyến đường sắt Bắc Hồng - Văn Điển; đường 5 kéo dài; đường Vành đai 2; nâng cao hiệu quả tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài. Những công trình này đã nâng cao năng lực giao thông của Thủ đô Hà Nội, góp phần giảm ùn tắc và tai nạn giao thông, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng trên địa bàn, từng bước tạo diện mạo đô thị văn minh, hiện đại.

Gắn bó máu thịt với dân, luôn được nhân dân đặt trọn niềm tin, những năm qua, Đảng bộ thành phố Hà Nội đã vận dụng sáng tạo những bài học quý báu đúc kết từ lịch sử vẻ vang để làm hành trang viết tiếp những trang sử mới. Hướng đi đúng, cách làm hay, hiệu quả cao đã giúp kinh tế Thủ đô xứng đáng giữ vị trí đầu tàu và là động lực phát triển của Vùng Thủ đô, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, ngày càng khẳng định vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của đất nước.

Tuy chỉ chiếm 1% về diện tích, 8,1% về dân số nhưng Hà Nội đóng góp tới gần 16,5% GDP và hơn 19% về thu ngân sách của cả nước. Từ thực tiễn phát triển của mình, Đảng bộ thành phố Hà Nội vừa khẳng định vị trí quan trọng trước toàn Đảng; là thực tiễn sinh động về triển khai hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, qua đó góp phần vào tổng kết kinh nghiệm, hình thành những chủ trương, giải pháp mới cho Đảng và Nhà nước.

Theo kế hoạch, trong giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến 2030, UBND thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các bộ, ban, ngành liên quan hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật trong lĩnh vực giao thông vận tải; tiếp tục điều chỉnh triển khai hệ thống giao thông, kết nối khu vực các tỉnh phía Bắc và phía Nam; đầu tư hoàn thành tuyến đường Pháp Vân - Cầu Giẽ giai đoạn II và đầu tư đường Vành đai 4... Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội khóa XVI (2015 - 2020) tiếp tục xác định phát triển đồng bộ, hiện đại hóa từng bước kết cấu hạ tầng đô thị và nông thôn là một trong ba khâu đột phá.

Trong nhiệm kỳ này, Thành phố tập trung hoàn thành, đưa vào sử dụng hai tuyến đường sắt đô thị, cơ bản hoàn thành các tuyến đường vành đai; cải tạo, nâng cấp các trục đường hướng tâm; tiếp tục xây dựng, hiện đại hóa hệ thống quản lý, điều hành giao thông công cộng, xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông ở ngoại thành để chuyển dần các cơ sở sản xuất công nghiệp, trường đại học, các trung tâm, viện nghiên cứu và các bệnh viện ra khỏi khu vực nội thành.

Trong quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong giai đoạn từ 2016 - 2030, Hà Nội sẽ xây dựng mới 14 cây cầu qua sông Hồng, sông Đuống đoạn thuộc địa bàn Hà Nội, trong đó có 10 cây cầu qua sông Hồng, gồm: Cầu Việt Trì - Ba Vì, cầu Vân Phúc, cầu Hồng Hà, cầu Thượng Cát, cầu Tứ Liên, cầu/hầm Trần Hưng Đạo, cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2, cầu Ngọc Hồi, cầu Mễ Sở, cầu Phú Xuyên. Ngoài ra là 4 cầu qua sông Đuống, gồm: Cầu Đuống 2, cầu Ngọc Thụy, cầu Giang Biên, cầu Mai Lâm. Xét về góc độ kinh tế, hạ tầng giao thông tốt luôn là một lợi thế để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước…

Xây dựng chính quyền phục vụ

Trong hành trình đầy tự hào của thời kỳ xây dựng và phát triển đã qua, thành phố Hà Nội luôn nỗ lực nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Trong đó phải kể đến những nỗ lực trong cải cách hành chính, lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo cho hiệu quả hoạt động của chính quyền. Đặc biệt, năm 2018, với chủ đề “Năm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị 2018” gắn với quyết tâm cải cách hành chính, xây dựng nền hành chính kiến tạo vì người dân, từ Thành phố tới cấp xã đã đạt nhiều kết quả khả quan, ngày càng nâng cao sự hài lòng của các tổ chức, công dân.

Cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” ngày càng phát huy hiệu quả; kết quả giải quyết hồ sơ đúng hạn năm 2017 đạt 97,33%. Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước triển khai thành công cơ chế “một cửa” trong cung cấp dịch vụ công tại đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI tăng liên tục từ năm 2012 (năm 2017 xếp thứ 13/63 tỉnh, thành phố, cao nhất từ trước tới nay); chỉ số cải cách hành chính PAR INDEX hiện xếp thứ 2/63 tỉnh, thành phố.

Đầu năm 2017, Thành phố triển khai 2 Quy tắc ứng xử văn hóa ở các cơ quan và nơi công cộng, được đông đảo cán bộ, công chức, viên chức, nhân dân hưởng ứng thực hiện. Đáng chú ý, từ tháng 7/2018, các cơ quan, đơn vị toàn Thành phố đồng loạt triển khai đánh giá cán bộ, công chức, viên chức hàng tháng, tạo chuyển biến rõ nét trong chấp hành nội quy, chuyên nghiệp hơn trong tác phong làm việc.

xung dang trai tim cua ca nuoc
64 năm qua Hà Nội đã có bước phát triển vượt bậc, xứng đáng là “trái tim của cả nước” (Ảnh Zing.vn)

Đặc biệt, nhằm cải thiện mối quan hệ công dân - cơ quan hành chính, khắc phục việc chậm thông báo kết quả giải quyết tới người dân, tháng 2/2018, UBND Thành phố phê duyệt Đề án “Cải thiện, nâng cao chất lượng mối quan hệ công dân - cơ quan hành chính Thành phố hướng tới nền hành chính phục vụ, hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả”; tháng 4/2018, Chủ tịch UBND Thành phố ban hành Chỉ thị 07 về nâng chất lượng tiếp công dân, tiếp nhận phản ánh, khiếu nại, tố cáo. Các cơ quan đã nhanh chóng bố trí cơ sở vật chất, định kỳ tiếp dân; sắp xếp cán bộ, công chức giải quyết thủ tục hành chính, cán bộ tiếp dân đảm bảo phẩm chất, thường xuyên được nâng cao nghiệp vụ…

Trên lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn, Thành phố Hà Nội luôn kiên trì thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ khắc phục khó khăn với rất nhiều nhiệm vụ giải bài toán “tam nông” (nông nghiệp - nông dân - nông thôn). Sự vào cuộc mạnh mẽ của hệ thống chính trị cùng với sự đồng thuận của người dân trong thời gian qua, những kết quả đạt được của Hà Nội hết sức đáng tự hào: Đến hết năm 2017, Hà Nội đã có 4 huyện (Đan Phượng, Đông Anh, Thanh Trì, Hoài Đức); 294/386 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Hiện, có thêm 4 huyện nữa của Thành phố đang gấp rút hoàn thiện những thủ tục cuối cùng để được công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Đời sống nông dân được cải thiện rõ rệt, thu nhập bình quân hiện nay đạt 43 triệu đồng/người/năm. Nhờ vậy đã góp phần thu hẹp khoảng cách giàu nghèo và mức sống giữa khu vực thành thị với các huyện ngoại thành. Bộ mặt làng quê của Thủ đô hôm nay khang trang, xanh sạch, với nhiều công trình hạ tầng mới, nhiều tuyến đường hoa mới cùng nếp sống mới.

Xứng đáng với danh hiệu “Thành phố Vì hoà bình”

Gắn bó máu thịt với dân, luôn được nhân dân đặt trọn niềm tin, những năm qua, Đảng bộ thành phố Hà Nội đã vận dụng sáng tạo những bài học quý báu đúc kết từ lịch sử vẻ vang để làm hành trang viết tiếp những trang sử mới. Hướng đi đúng, cách làm hay, hiệu quả cao đã giúp kinh tế Thủ đô xứng đáng giữ vị trí đầu tàu và là động lực phát triển của Vùng Thủ đô, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, ngày càng khẳng định vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của đất nước.

Tuy chỉ chiếm 1% về diện tích, 8,1% về dân số nhưng Hà Nội đóng góp tới gần 16,5% GDP và hơn 19% về thu ngân sách của cả nước. Từ thực tiễn phát triển của mình, Đảng bộ thành phố Hà Nội vừa khẳng định vị trí quan trọng trước toàn Đảng; là thực tiễn sinh động về triển khai hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, qua đó góp phần vào tổng kết kinh nghiệm, hình thành những chủ trương, giải pháp mới cho Đảng và Nhà nước.

Hôm nay, Hà Nội không chỉ đóng vai trò là Thủ đô của đất nước mà còn là cầu nối quan trọng để đất nước hội nhập với cộng đồng quốc tế. Hà Nội không chỉ là biểu tượng của nền văn hiến Việt Nam, là nơi hội tụ của văn minh Đại Việt mà còn là nơi kết tinh những giá trị cao đẹp của thời đại Hồ Chí Minh. Hà Nội không chỉ trở thành một trung tâm kinh tế trọng điểm, mà còn là nơi khởi nghiệp của nhiều giá trị tinh hoa trong nước và quốc tế, thu hút nhiều tập đoàn, nhà đầu tư danh tiếng hàng đầu thế giới và là động lực tăng trưởng quan trọng trong tiến trình hội nhập và toàn cầu hóa của cả nước.

Thống kê đến nay, Hà Nội đã thiết lập quan hệ hợp tác hữu nghị với hơn 100 thủ đô, thành phố của các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Năm 2010, Thành phố tổ chức thành công Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, được dư luận trong nước, quốc tế đánh giá cao. Với tinh thần “Cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước”, Thành phố đã chủ trì và phối hợp tổ chức nhiều hội nghị hợp tác với các địa phương trong nước, thực hiện tích cực các nội dung hợp tác phát triển…

Quá trình hội nhập của đất nước ngày càng sâu rộng gắn liền với nhiệm vụ bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, mở rộng giao lưu hội nhập quốc tế... đặt ra nhiều yêu cầu mới. Những đòi hỏi này luôn được Thành phố tập trung thực hiện hiệu quả, khẳng định vị thế là trung tâm lớn của đất nước.

An ninh chính trị được giữ vững; trật tự xã hội được bảo đảm; bảo vệ an toàn tuyệt đối các mục tiêu, công trình trọng điểm, hàng nghìn sự kiện chính trị lớn của đất nước và các hoạt động quốc tế mỗi năm; giải quyết thành công các tình huống phức tạp phát sinh; làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch.

Năm 2016, Hà Nội được bạn bè quốc tế bình chọn đứng vị trí thứ 8 trong danh sách 25 điểm đến hấp dẫn nhất thế giới. Lượng khách quốc tế đến và lưu trú ở Hà Nội ngày càng tăng. Theo thống kê của Sở Du lịch Hà Nội, từ đầu năm đến nay, khách đến Hà Nội đạt 19,7 triệu lượt, tăng 9,2%.

Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 57,3 nghìn tỷ đồng, tăng 7,3%. Với những đặc trưng của mùa thu, ngành du lịch Thủ đô kỳ vọng sẽ tiếp tục đón tiếp hàng triệu lượt khách từ nay đến cuối năm. Những kết quả đó không chỉ là minh chứng rõ nét thể hiện sự hấp dẫn của Thủ đô nghìn năm văn hiến, mà còn khẳng định sự yên bình, đáng sống của Thành phố “Vì hòa bình”.

Nguyễn Công

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận Long Biên: Tập huấn nghiệp vụ công tác tài chính và kiểm tra cho cán bộ Công đoàn cơ sở

Quận Long Biên: Tập huấn nghiệp vụ công tác tài chính và kiểm tra cho cán bộ Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 19/3, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phối hợp với Trung tâm Chính trị quận tổ chức Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tài chính, kiểm tra Công đoàn năm 2024 cho gần 300 cán bộ làm công tác công đoàn và tài chính Công đoàn cơ sở.
LĐLĐ huyện Chương Mỹ: Khen thưởng 24 tập thể, 61 cá nhân "Giỏi việc nước, đảm việc nhà"

LĐLĐ huyện Chương Mỹ: Khen thưởng 24 tập thể, 61 cá nhân "Giỏi việc nước, đảm việc nhà"

(LĐTĐ) Sáng 19/3, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ đã tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2023; nghe nói chuyện chuyên đề về “Xây dựng và giữ gìn hạnh phúc gia đình trong thời kỳ mới” cho các cán bộ, đoàn viên, người lao động.
Mức phạt vi phạm nồng độ cồn đối với người đi xe đạp

Mức phạt vi phạm nồng độ cồn đối với người đi xe đạp

(LĐTĐ) Căn cứ theo quy định pháp luật, người điều khiển xe đạp mà trong máu hoặc trong hơi thở có nồng độ cồn vẫn sẽ bị phạt vi phạm nồng độ cồn theo quy định.
Biến nơi đổ rác thành công viên

Biến nơi đổ rác thành công viên

(LĐTĐ) Khu vực bờ vở sông Hồng, dưới chân cầu Long Biên trước đây là bãi đất hoang phế với rác thải ngập ngụa, nay đã thay một diện mạo mới, trở thành công viên để trẻ em vui chơi, người già tập thể dục...
Chăm lo đời sống đoàn viên

Chăm lo đời sống đoàn viên

(LĐTĐ) Trong những năm qua, Ban Chấp hành Công đoàn Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Mỹ Đức (Hà Nội) đã có nhiều cách làm hay trong việc quan tâm, chăm lo đời sống đoàn viên, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường cũng như nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
Việt Nam đăng cai tổ chức Nam vương Thế giới 2024

Việt Nam đăng cai tổ chức Nam vương Thế giới 2024

(LĐTĐ) Sau thành công khi đăng cai Miss Grand International, Sen Vàng tiếp tục là đơn vị đăng cai tổ chức Mr World 2024 - Nam vương Thế giới 2024 vào tháng 9/2024.
Ngăn chặn xu hướng trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật

Ngăn chặn xu hướng trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật

(LĐTĐ) Những đứa trẻ trong độ tuổi phát triển nhanh chóng về thể chất nhưng về tâm sinh lý có những bất ổn, thậm chí nổi loạn, thiếu kỹ năng kiểm soát cảm xúc dẫn đến thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật có tính chất côn đồ, manh động… gây nhiều nỗi lo, bức xúc trong mỗi gia đình và toàn xã hội. Ngăn chặn xu hướng trẻ hóa tội phạm trước hết cần sự quan tâm đặc biệt từ gia đình.

Tin khác

Hai nhóm vấn đề Tài chính và Ngoại giao sẽ được chất vấn sáng nay

Hai nhóm vấn đề Tài chính và Ngoại giao sẽ được chất vấn sáng nay

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc sẽ trả lời về công tác quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm và các hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ; quản lý giá và việc quyết định giá hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá...
Bế mạc Hội Báo toàn quốc 2024: Ấn tượng, lan toả, thành công

Bế mạc Hội Báo toàn quốc 2024: Ấn tượng, lan toả, thành công

(LĐTĐ) Ngày 17/3, Hội Báo toàn quốc 2024 tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã khép lại sau 3 ngày diễn ra với nhiều hoạt động sôi nổi, đầy ắp các sự kiện, chương trình; đã để lại ấn tượng tốt đẹp không chỉ đối với đội ngũ những người làm báo, mà còn với cả công chúng trong nước và khách quốc tế.
Nỗ lực xây dựng Thủ đô phát triển toàn diện

Nỗ lực xây dựng Thủ đô phát triển toàn diện

(LĐTĐ) Từ dấu mốc thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội (17/3/1930 - 17/3/2024), nhìn lại những trang sử vẻ vang 94 năm qua, có thể khẳng định, Thành phố đã phát huy truyền thống vẻ vang của Đảng, luôn gương mẫu đi đầu trên các lĩnh vực, từ đó góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.
Tự hào 94 năm Đảng bộ thành phố Hà Nội

Tự hào 94 năm Đảng bộ thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Để kịp thời cụ thể hóa cương lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, chỉ 45 ngày sau khi Đảng ra đời, ngày 17/3/1930, Đảng bộ Hà Nội được thành lập. 94 năm qua, bằng việc cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Đảng bộ thành phố Hà Nội đã lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân Thủ đô giành được nhiều thành tựu to lớn, xây dựng và phát triển Thủ đô ngày càng văn minh, hiện đại và giàu đẹp.
Diễn đàn Báo chí toàn quốc năm 2024: Muốn tăng kinh tế, phải đầu tư tốt nội dung

Diễn đàn Báo chí toàn quốc năm 2024: Muốn tăng kinh tế, phải đầu tư tốt nội dung

(LĐTĐ) Nguồn thu báo chí đang là một trong số những thách thức đối với các cơ quan báo chí, người đứng đầu của các cơ quan báo đài nhận định, để thích ứng với những thách thức, phải đầu tư tốt nội dung.
Thủ tướng yêu cầu làm việc có trọng tâm, trọng điểm trong phát triển nhà ở xã hội

Thủ tướng yêu cầu làm việc có trọng tâm, trọng điểm trong phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân vừa là một trong những trụ cột của các chính sách an sinh xã hội, vừa là giải pháp hữu hiệu thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Việc phát triển nhà ở xã hội là phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng, với truyền thống văn hóa - lịch sử, đạo đức xã hội của dân tộc.
Diễn đàn Báo chí toàn quốc năm 2024: Văn hóa báo chí, quan trọng nhất ở người đứng đầu

Diễn đàn Báo chí toàn quốc năm 2024: Văn hóa báo chí, quan trọng nhất ở người đứng đầu

(LĐTĐ) Để xây dựng văn hóa báo chí bền vững, tính gương mẫu của người đứng đầu rất quan trọng.
Diễn đàn Báo chí toàn quốc năm 2024: Không gian mạng sẽ là trận địa chính của báo chí

Diễn đàn Báo chí toàn quốc năm 2024: Không gian mạng sẽ là trận địa chính của báo chí

(LĐTĐ) Không gian mạng là trận địa chính, trận chiến chính và nguồn thu của báo chí sẽ từ không gian mạng là chính.
Hơn 600 cơ quan báo chí tham gia Hội Báo toàn quốc năm 2024

Hơn 600 cơ quan báo chí tham gia Hội Báo toàn quốc năm 2024

(LĐTĐ) Hội Báo toàn quốc năm 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã chính thức khai mạc sáng nay (15/3) tại tuyến đường Lê Lợi, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).
Thực hiện lộ trình sắp xếp đơn vị hành chính tại Hà Nội: Chuẩn bị kỹ lưỡng để không gây xáo trộn

Thực hiện lộ trình sắp xếp đơn vị hành chính tại Hà Nội: Chuẩn bị kỹ lưỡng để không gây xáo trộn

(LĐTĐ) Thực hiện chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025, thành phố Hà Nội đang tích cực triển khai các công việc cần thiết theo lộ trình để từ ngày 27/3 đến 5/4 tiến hành lấy ý kiến cử tri về việc chia tách, sáp nhập tại các phường, xã, thị trấn chịu ảnh hưởng của việc sắp xếp. Theo ghi nhận của phóng viên, đến nay các địa phương đã sẵn sàng cho sự kiện quan trọng này, trong đó tập trung ưu tiên vào công tác dân vận để tạo sự đồng thuận trong nhân dân. Đặc biệt, Thành phố chỉ đạo các cấp, ngành, thị xã, quận, huyện đề ra kế hoạch, chuẩn bị chu đáo để không gây xáo trộn về thủ tục hành chính khi tiến hành sắp xếp.
Xem thêm
Phiên bản di động