Xin đừng quên những “Bông hồng thầm lặng”
Quy định mới về phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo | |
Thêm ưu đãi cho nhà giáo dạy người khuyết tật |
Dạy học bằng ngôn ngữ ký hiệu
Là giáo viên của những người “không bình thường”, cô giáo Nguyễn Thị Lan, giáo viên trường dạy trẻ khuyết tật huyện Thanh Trì, gặp phải rất nhiều tình huống chẳng giống ai. Cô kể, có học sinh bị khuyết tật trí tuệ và tự kỷ ở mức độ rất nặng, thường xuyên la hét, đập bàn, đánh bạn. Không chỉ thế, nhiều học sinh của cô đùa nghịch trong lớp, chạy nhảy ra ngoài không cần hỏi ai cả là chuyện xảy ra như cơm bữa. Những lúc như thế, cô lại chạy theo đưa các em quay vào lớp. Có thời gian gắn bó với học sinh ngay từ những ngày đầu thành lập trường, cô Nguyễn Thị Thu Lan vẫn không thể nào quên một em học sinh 12 tuổi được nhận vào trường có hoàn cảnh thiệt thòi khi cha mẹ em đã ly hôn, em sống cùng cha ruột và bị chính người cha này xâm hại.
Giáo viên dạy giáo dục đặc biệt với nhiều áp lực. Ảnh minh họa |
“Từ một cô bé vui tươi hồn nhiên, em bỗng thu mình lại, sợ hãi khi tiếp xúc với những người xung quanh. Thế nên, ngoài giờ ở lớp, tôi gọi điện, đến nhà động viên em. Đến nay, em đã phần nào trở lại cuộc sống bình thường... khiến tôi cũng cảm thấy yên tâm hơn” - cô Lan kể. Cô giáo Nguyễn Thị Nhâm, giáo viên trường PTCS dạy trẻ điếc Nhân Chính, lại chia sẻ về những khó khăn khi trẻ không hợp tác với nhà trường, dẫn đến gián đoạn trong thời gian theo học. Vì thế cô đành nhận dạy thêm cho các cháu trong dịp hè tại nhà riêng với hình thức bán trú để các cháu kịp theo các bạn trong năm học mới. Điều đó đồng nghĩa với việc cô phải gánh thêm trách nhiệm người mẹ đối với học trò. Cô tâm sự: “Chồng tôi vẫn phải đi làm, thực sự tôi rất muốn dành thời gian chăm sóc anh sau một ngày làm việc vất vả, nhưng vì các cháu, tôi đành chia đôi mình vậy”. Thừa nhận những khó khăn trên, cô Nguyễn Thị Hương - Hiệu trưởng trường dạy trẻ khuyết tật huyện Thanh Trì, cho biết, trẻ khuyết tật không những trí tuệ kém mà suy nghĩ, hành động đôi khi còn tự phát, không kiểm soát được. Sựtiến bộ của trẻ, dù rất chậm nhưng vẫn là thành công từ sự kiên nhẫn của người thầy. Mỗi học sinh có hoàn cảnh, bệnh lý và mức độ tiến triển khác nhau. Giáo viên, muốn dạy được, phải tự tìm tòi những phương pháp gần gũi với các em, như thế các em mới có thể hiểu được.
Món quà tri ân vô giá
Nhiều người trong ngành cho biết, giáo dục chuyên biệt hiện nay đang gặp khó khăn về đội ngũ, vì công việc này rất kén giáo viên. Không chỉ áp lực công việc vất vả, đồng lương eo hẹp mà ngay cả niềm vui trong Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11 của những giáo viên dạy trẻ khuyết tật cũng giản dị và thầm lặng như chính công việc họ đang theo đuổi. Hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11, những học sinh khuyết tật cũng có những món quà tri ân các thầy cô rất độc đáo. Chứng kiến những tiết mục văn nghệ chào mừng tại buổi lễ kỷ niệm trang trọng này tại trường PTCS dạy trẻ điếc Nhân Chính vừa qua, chúng tôi không khỏi xúc động bởi những nỗ lực hòa nhập của các em. Từ việc chào cờ bằng tay, đến các động tác múa mềm dẻo... đều như những thông điệp chứng tỏ các em đã thực sự hòa nhập với các bạn bè cùng trang lứa. “Những em nhỏ nghe bằng đôi mắt và nói bằng đôi tay và phía bên dưới sân khấu, các cô giáo “nhắc bài” cho các em bằng thứ ngôn ngữ ký hiệu riêng.
Nhưng sự tự tin khi biểu diễn trước đám đông đang ánh lên trong từng đôi mắt là món quà thực sự ý nghĩa đối với những giáo viên tâm huyết với nghề” – Cô Nguyễn Thị Nhâm tâm sự. Được biết hiện nay, ở nhiều trường dạy trẻ khuyết tật, song song với việc dạy văn hóa, nhà trường còn luyện các kỹ năng khác cho trẻ thông qua những hoạt động như việc dạy cho các em khuyết tật làm đồ thủ công mỹ nghệ từ các nguyên liệu đơn giản, dễ kiếm như giấy, đất sét, inox, bìa carton... Học được nghề đã khó, truyền nghề lại càng khó hơn, đặc biệt khi học sinh lại là những trẻ em khuyết tật, thiểu năng trí tuệ. Tuy nhiên, sự vô tư trong sáng tạo của các em đã khiến giáo viên bị bất ngờ. Dạy các em nặn chiếc mũ, các em lại nặn thành những bông hoa. “Thú vị hơn nữa, chính những sản phẩm thủ công là những bông hoa được nặn “ngoài hướng dẫn” này lại là món quà đặc biệt các em dành tặng cô giáo mình đã làm động lực giúp mình luôn yêu nghề và nguyện gắn bó với các em...”, Cô Nguyễn Thị Hương, Hiệu trưởng trường dạy trẻ khuyết tật huyện Thanh Trì, chia sẻ.
Theo nội dung của Nghị định số 113/2015 về quy định phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập. Theo đó, nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập dành riêng cho người khuyết tật hoặc lớp học dành riêng cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc mức 0,3 so với mức lương cơ sở và phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật mức 70% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Tuy nhiên, con số này vẫn không thấm gì với những vất vả của những người thầy người cô dạy giáo dục đặc biệt. |
Tuệ Liên
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Văn hóa 04/11/2024 22:00
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Xã hội 04/11/2024 19:26
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy
Giáo dục 04/11/2024 13:59
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe
Giáo dục 04/11/2024 12:26
Phú Quốc quyết liệt xử lý lấn chiếm lòng đường, lấy lại cảnh quan
Xã hội 03/11/2024 22:29
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Hà Nội: Khích lệ tinh thần hiếu học của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
Cộng đồng 03/11/2024 19:03
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam trưng bày 4 bảo vật quốc gia
Du lịch 03/11/2024 16:46