Xây dựng không gian văn hóa ven sông Hương để Huế hết “ngủ sớm”
Lấy ý kiến người dân về dự án cầu vượt sông Hương | |
Lấy kiến về kiến trúc cầu vượt sông Hương |
Sáng nay (1.9), tin từ UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế, cơ quan này đang cho xây dựng không gian văn hóa nghệ thuật ven sông Hương đoạn tuyến phố Lê Lợi, TP.Huế để phục vụ du khách và người dân.
Theo đó, một không gian văn hóa nghệ thuật sẽ được xây dựng ở dọc tuyến phố Lê Lợi, đoạn từ cầu Trường Tiền đến cầu Phú Xuân, và đưa vào phục vụ du khách và người dân từ đầu năm 2018.
Những khu vực trưng bày ven sông Hương ở đường Lê Lợi sẽ được chỉnh trang, sắp xếp lại. Ảnh: Phong Cầm. |
Tại đây, những khu vực trưng bày hiện có sẽ được chỉnh trang, sắp xếp lại như Bảo tàng Văn hóa Huế, Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng, Nhà trưng bày Điềm Phùng Thị, Bảo tàng tranh thêu XQ, Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán Huế…
Những khu vực còn lại sẽ được xử lý phù hợp với không gian văn hóa Huế đặc trưng. Như khu vực đất của Công ty Hương Giang hiện đang kinh doanh các dịch vụ nhà hàng, ẩm thực chay, cà phê, đại lý vé máy bay, quầy bán hoa… sẽ được chấn chỉnh theo hướng hạn chế tối đa hàng quán nhỏ lẻ và xây dựng không gian dịch vụ văn hóa đặc trưng của Huế.
Khu nhà số 15 Lê Lợi hiện là Trung tâm Văn hóa Phương Nam lâu nay chủ yếu kinh doanh cà phê- giải khát được UBND tỉnh chỉ đạo thu hồi để chỉnh trang, xây dựng thành không gian trưng bày kết hợp với dịch vụ mang dấu ấn Huế…
Ông Phan Tiến Dũng- Giám đốc Sở Văn hóa- Thể thao tỉnh Thừa Thiên- Huế cho biết: Không gian văn hóa nghệ thuật ven sông Hương sẽ là không gian mở xuyên suốt đoạn đường Lê Lợi để người dân và du khách không chỉ được tham quan các khu vực trưng bày, triển lãm mà còn có thể tiếp cận sông Hương. Vì vậy, toàn bộ hệ thống tường rào, hàng rào bao quanh các bảo tàng và trung tâm trưng bày nghệ thuật hiện nay sẽ được tháo dỡ. Các khu nhà rường ở đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu nếu không còn phù hợp cũng sẽ giải tỏa.
Theo ông Dũng, để giải quyết việc Huế bị chê là thành phố “đi ngủ sớm”, các bảo tàng, điểm trưng bày tại không gian văn hóa nghệ thuật ven sông Hương sẽ mở cửa về đêm. Vào ban đêm, nhiều điểm bên tuyến phố Lê Lợi sẽ diễn ra các chương trình văn hóa, nghệ thuật cộng đồng, như chương trình biểu diễn của nghệ sĩ Nhà hát Nghệ thuật ca kịch Huế, Học viện Âm nhạc Huế tại công viên Tứ Tượng, khu Nhà Kèn…
Theo Phong Cầm- An Sơn/ danviet.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cuối năm, tăng cường xử lý vi phạm về giao thông
Điều hành chính sách tiền tệ đảm bảo tăng trưởng bền vững
Thủ tục báo tăng đóng bảo hiểm xã hội
Tin vui: Người dân được nhận 2 tháng lương hưu, trợ cấp BHXH trước Tết
Doanh nghiệp cần hỗ trợ trong chuyển đổi “xanh”
Đánh giá tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt
Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn trong tình hình mới
Tin khác
Noel trong tôi
Văn hóa 24/12/2024 08:32
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05