Vợ chồng "tiền bạc phân minh"
Tiền bạc phân minh
Đến với nhau qua mai mối và cưới nhau chỉ sau 3 tháng đi lại, tìm hiểu, nên khi trở thành vợ chồng, chị Hồng Hạnh (Hai Bà Trưng – Hà Nội) ngớ người với sự tính toán chi li, rạch ròi về tài chính của chồng. “Ngay sau đêm tân hôn, vừa từ trên giường xuống đất, anh ấy đã ôm thùng tiền mừng ra đặt giữa phòng, tuyên bố sẽ kiểm kê phong bì, sau đó thì của ai người ấy giữ”- Chị Hạnh kể. Cứ tưởng do phải chi tiêu nhiều trong đám cưới, anh mới làm vậy, nhưng sau đó, anh tiếp tục hỏi chị về thu nhập rồi bảo: “Lương của em em cứ giữ, lương anh cũng vậy. Một tháng thử nghiệm, em tính toán xem chi tiêu hết nhiều không rồi phần ai người ấy góp”. Choáng với “phương án” chi tiêu của chồng, nhưng tưởng chồng đang cần tiền để đầu tư vào công việc, vả lại nghĩ vợ chồng mới cưới, không nên để chuyện tiền nong ảnh hưởng hạnh phúc, chị Hạnh đành im lặng đồng tình. Thế nhưng càng về sau, sự tính toán rạch ròi của chồng trong từng khoản chi tiêu và thói quen sinh hoạt tách bạch khiến chị càng phải giật mình, ngã ngửa. “Ngoài khoản chi tiêu cố định hàng tháng đã được cưa đôi để mỗi người đóng góp một nửa, anh ấy tính toán rạch ròi tất cả mọi thứ. Có lần tôi mua về cho anh ấy một đôi tất, anh ấy hỏi hết bao nhiêu tiền rồi lát sau mang đúng số tiền đó ra để thanh toán sòng phẳng. Ngược lại, nếu xe máy của tôi có hỏng hoặc hết xăng, nhờ anh ấy mang đi đổ xăng, sửa chữa, thì chắc chắn tôi phải đưa đủ số tiền cần thiết. Việc hiếu hỉ lễ tết cũng thế, nếu “sự kiện” ở nhà ngoại, thì tôi phải lo, còn “sự kiện” thuộc nhà nội, tôi không cần phải nhắc một tiếng, anh ấy chủ động mua sắm, chi tiêu đầy đủ”.
Cũng như chị Hạnh, chị Mai Lan (quận Long Biên, Hà Nội) vô cùng mệt mỏi với sự chi ly tính toán rạch ròi về tài chính của chồng mình. Chị Lan kể, hồi mới cưới nhau, có một số đồ đạc phải mua sắm. Hễ đi mua thứ gì, anh đều đưa vợ đi để lựa chọn, thống nhất quyết định và cưa đôi số tiền. “Lúc ấy, nghĩ lương công chức của anh không cao, lại vừa trải qua đám cưới phải tốn kém nhiều, nên tôi rất sẵn lòng chia sẻ với chồng. Nhưng sau đó, tôi mới hiểu, sòng phẳng, rạch ròi về tài chính là nguyên tắc ứng xử của anh ấy, kể cả ở trong gia đình”- chị Mai Lan kể. Tuy không có một văn bản chính thức, nhưng anh ngầm phân chia cho vợ lo các khoản chi tiêu trong nhà từ ăn uống, chợ búa, điện nước, học hành con cái, còn anh mua sắm vật dụng trong nhà, lo giao tế hiếu hỉ bạn bè, nội ngoại hai bên và đóng tiền thuê nhà hàng tháng. “Đồ đạc mới nhìn thì thấy nhiều tiền, nhưng sắm xong là xong, và cũng chỉ cần những thứ cơ bản như tủ lạnh, ti vi, điều hòa, máy giặt. Tiền ăn uống chi tiêu mới tốn kém, nhất là trong bối cảnh giá cả cứ tăng vùn vụt, các con thì ngày một lớn, việc học hành phát sinh nhiều khoản phải chi. Nhiều khi chưa hết tháng, tôi đã “cháy túi”, phải vay mượn người thân, bạn bè từng đôi ba trăm để tiêu pha, nhưng anh ấy cũng không quan tâm. Có lần tôi cố tình nhờ anh ấy đóng tiền học cho con, để giảm bớt phần chi tiêu cho mình, thì anh cáu: “Đó là việc của cô. Hoặc có lúc người thu tiền điện đến nhà mà tôi đi vắng, anh nộp rồi về đưa tôi hóa đơn, để lấy lại số tiền mình đã ứng ra”- chị Lan kể.
Đừng đối xử với nhau như những người dưng
Nói về cuộc sống hôn nhân của mình, cả chị Hồng Hạnh và chị Mai Lan đều tỏ ra mệt mỏi. “Tôi vẫn cố gắng nghĩ rằng đừng để chuyện tiền nong làm ảnh hưởng tới hạnh phúc, nhưng thực sự là nó ảnh hưởng rất nhiều. Mang tiếng có chồng, nhưng chúng tôi thực chất chỉ như những người hàng xóm góp gạo thổi cơm chung”- chị Hồng Hạnh mệt mỏi nói. Còn chị Mai Lan thì bộc bạch: “Ngay cả hộp sữa mua cho con, anh ấy cũng nhắc tôi rằng anh mua hai hộp trong tháng này rồi. Phần còn lại là của em đấy. Trời ơi, vợ chồng mà anh ấy suốt ngày lo bản thân mình thiệt thòi đối xử với vợ giống như người dưng ‘có vay có trả’”.
Theo các chuyên gia tâm lý, đã là vợ chồng, cùng chung một tổ ấm thì không nên quá rạch ròi kiểu tiền anh anh giữ, tiền nàng nàng tiêu. Trừ một số trường hợp mà người vợ hoang phí, không biết vun vén cho gia đình, còn lại, tiền vợ chồng nên quy về một mối như lời nói người xưa “chồng như cái giỏ, vợ là cái hom” hoặc “của chồng công vợ”. Có vậy thì mới dễ tính toán, tiết kiệm, tạo được nguồn tài chính dự trữ trong gia đình. Cũng theo các chuyên gia tâm lý, trong đời sống hôn nhân, sự rạch ròi, chi tiết, so đo dễ làm mất hòa khí, thậm chí là nguyên nhân dẫn đến đổ vỡ. Để có hạnh phúc, đôi bên cần dành cho nhau một chữ “nhường”. Bên cạnh đó là sự hiểu nhau, sống biết điều và cùng thấy mình phải có trách nhiệm chăm sóc một gia đình hạnh phúc. Khi không còn phải so đo, tính toán, cuộc sống gia đình mới dễ thở và bền vững.
Ngọc Trúc
Nên xem
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Vòng 17 Premier League: MU thua tơi tả, Liverpool thắng tưng bừng
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Tin khác
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ
Cộng đồng 19/12/2024 17:42
Độc đáo nghề làm hoa tre
Cộng đồng 19/12/2024 16:30
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Cộng đồng 19/12/2024 13:21