Vietjet, xin đừng sự cố!
Máy bay Vietjet hạ cánh nhầm đường băng tại sân bay Cam Ranh | |
Tổng kết Chiến dịch “Hãy làm sạch biển” năm 2018 | |
VietJet bị xử phạt sau sự cố trên chuyến bay chở U23 Việt Nam |
Liên tục sự cố
Quả đúng là như vậy, gần đây nhất Chuyến bay VJ513 chuẩn bị cất cánh từ Hà Nội đi Đà Nẵng lúc 6h15 ngày 26/12 thì phải dừng lại. Hành khách được mời xuống do có cảnh báo kỹ thuật. Một hành khách có mặt trên chuyến bay VJ513 cho biết máy bay đang tăng tốc chuẩn bị rời khỏi mặt đất thì đột ngột giảm tốc độ và quay trở về bãi đỗ.
Vietjet cần nâng cao an toàn bay |
Sau đó tiếp viên phát đi cảnh báo: "Hiện tại nhân viên kỹ thuật đang tiến hành các biện pháp để khắc phục sự cố và có thể mất thêm nhiều thời gian, quý khách vui lòng xuống máy bay, vào phòng đợi... "Hành khách trên chuyến bay bị một phen hú vía, hoảng sợ sau chuyến bay, trong đó có người chia sẻ bị "sốc tâm lý" do sự cố.
Trước đó, trưa 25/12/2018, chuyến bay VJ689 của hãng hàng không Vietjet khởi hành từ Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh đi TPHCM đã gặp sự cố kỹ thuật, tổ bay xin quay lại hạ cánh tại Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh, tuy nhiên máy bay đã hạ cánh xuống đường băng chưa đưa vào khai thác.
Ngày 24/12/2018, Chuyến bay VJ861 hành trình dự kiến từ sân bay Incheon (Hàn Quốc) đi sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (TP. HCM), sau khi máy bay cất cánh khoảng 2 tiếng, cơ trưởng quyết định hạ cánh xuống Đài Bắc (Đài Loan) theo quy trình khai thác để kiểm tra kỹ thuật do phát hiện cảnh báo kỹ thuật tại buồng hàng sau. Sau khi dỡ hành lý, kiểm tra và xác định không có cháy và cảnh báo của truyền cảm báo khói là báo giả và tình trạng máy bay bình thường, tổ bay đã tiếp tục thực hiện hành trình về đến sân bay Tân Sơn Nhất lúc 5 giờ 20 phút ngày 25/12/2018.
Chỉ trong 3 ngày qua, hãng VietJet đã có 3 sự cố hàng không liên tiếp, trong đó, vụ hạ cánh nhầm đường băng ngày 25/12 tại sân bay Cam Ranh được đánh giá nghiêm trọng khiến Cục Hàng không Việt Nam phải ra quyết định dừng tăng chuyến để rà soát đánh giá lại vấn đề khai thác sau hàng loạt sự cố hàng không của VietJet trong thời gian qua. Đồng thời Cục thực hiện giám sát đặc biệt với hãng này tại 4 cảng hàng không quốc tế là: Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Cam Ranh và Đà Nẵng.
Nếu xét ngược lại thời gian trong những tháng của năm 2018, chúng ta có thể hiểu được vì sao Cục Hàng không phải ra quyết định dừng tăng chuyến với Vietjet khi mà những sự cố của Vietjet đã mang tính hệ thống. Năm qua, Vietjet Air cũng gặp không ít các sự cố.
Tối 29/11, tại sân bay Buôn Ma Thuột, máy bay số hiệu VJ356 từ TP.HCM chở 207 khách tiếp đất trong tình trạng mất cân bằng do bánh trước của máy bay văng ra cách đường băng 100 m tạo ra tiếng động lớn. Phi hành đoàn lập tức phát thông báo khẩn cấp yêu cầu toàn bộ hành khách bỏ lại hành lý, thoát ra ngoài qua cửa thoát hiểm và phao trượt.
Hay như chuyến bay VJ198 khởi hành từ TP.HCM đi Hà Nội lúc 19h30 tối ngày 19/11/2018 đã phải quay đầu hạ cánh khẩn cấp tại sân bay Tân Sân Nhất vì gặp sự cố. Và máy bay phải bay vòng tròn 30 phút trên không để xả nhiên liệu.
Tiếp viên trên chuyến bay cũng đã hướng dẫn hành khách chuẩn bị cho tình huống xấu nhất cũng như liên tục hô "bám chắc". Rất may tình huống xấu nhất đã không xảy ra, máy bay đã hạ cánh an toàn xuống sân bay Tân Sân Nhất lúc 20h06 phút. Toàn bộ hành khách đã được chuyển sang chuyến bay kế tiếp của hãng.
Đặt an toàn lên hàng đầu
Trong quá trình tham gia giao thông, việc đảm bảo an toàn luôn phải đặt lên hàng đầu đối với tất cả loại hình phương tiện đi lại. Riêng với lĩnh vực hàng không, tiêu chí này càng trở nên quan trọng và đòi hỏi những tiêu chuẩn an toàn khắt khe hơn nhiều so với các loại hình lưu thông công cộng khác.
Với mỗi chuyến bay, trong suốt thời gian vận hành bay, tổ phi công và các đơn vị chức năng không được để xảy ra bất kỳ sai sót nào kể từ khâu nhỏ nhất, vì dù chỉ là một sai sót nhỏ, khả năng xảy ra tai nạn sẽ rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp tới an toàn tính mạng của hàng trăm hành khách tham gia chuyến bay. Do vậy, để hoàn thành một hành trình là sự đóng góp của rất nhiều các đơn vị chuyên môn, thuộc nhiều cơ quan khác nhau để làm nên thành công của mỗi chuyến bay.
Ấy vậy mà hãng Hàng không Vietjet liên tục xảy ra sự cố như vậy đã khiến không ít hành khách lo lắng và tự hỏi “có nên đi Vietjet” khi mà độ an toàn luôn đặt hành khách vào nỗi lo thắc thỏm mỗi khi bước lên máy bay của Vietjet. Đó là chưa kể Vietjet luôn chậm và hủy chuyến, cộng với cách ứng xử chưa thể nói “khách hàng là Thượng đế”.
Có người lại than rằng: Mang tiếng là rẻ, nhưng nếu cứ kiểu chậm, dồn chuyến rồi độ an toàn thế này thì chả những không rẻ mà có khi còn “trả giá đắt”. Ngẫm ra cái câu “tiền nào của ấy” cũng đúng. Nhưng lại ngẫm câu “khách hàng là Thượng đế” lại hóa ra sai. Bởi một quy ước bất di bất dịch là đăng ký vé giá rẻ cho dù lý do gì thuộc phía khách hàng cũng không được trả vé, song ngược lại những lỗi của hãng hàng không như thế, hành khách cũng không được đền bù ít nhất là thiệt hại về vật chất, còn tinh thần và tính mạng thì chả gì đền nổi.
Dù sao cũng phải khẳng định, việc ra đời hãng Hàng không Vietjet là một bước tiến lớn của ngành Hàng không nước nhà. Có Vietjet nên nhiều đối tượng khách hàng đã được “biết đến máy bay”. Vậy nên trước hàng loạt sự cố của Vietjet, ai đó có nói “tẩy chay Vietjet” là không thể.
Nhiều hành khách vẫn tin tưởng ở Vietjet, trước hết bởi giá vé hấp dẫn, cùng những chỉ đạo sát sao của ngành Hàng không. Song để củng cố và tiếp tục xây dựng lòng tin của hành khách, thiết nghĩ Vietjet cần sớm khắc phục triệt để các sự cố, đặt sự an toàn lên hàng đầu; đồng thời xây dựng một thái độ phục vụ hành khách ân tình và sòng phẳng hơn. Thực sự coi “Khách hàng là Thượng đế”.
Thiện Tâm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm
Điều tra - bạn đọc 05/12/2024 14:24
Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?
Điều tra - bạn đọc 30/11/2024 19:49
Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình
Điều tra - bạn đọc 28/11/2024 12:32
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên
Điều tra - bạn đọc 26/11/2024 21:52
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?
Điều tra - bạn đọc 23/11/2024 15:04
Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô
Điều tra - bạn đọc 02/11/2024 14:22
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?
Điều tra - bạn đọc 14/10/2024 10:44
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc
Điều tra - bạn đọc 19/09/2024 09:12
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em
Điều tra - bạn đọc 05/09/2024 15:50
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh
Điều tra - bạn đọc 28/08/2024 10:24