Việt Nam - Triều Tiên: Nâng mối quan hệ hai nước lên tầm cao mới

(LĐTĐ) Nhận lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Đảng Lao động Triều Tiên, Chủ tịch Uỷ ban Quốc vụ nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên Kim Jong-un sẽ thăm hữu nghị chính thức Việt Nam từ ngày 1-2/3/2019. Nhân sự kiện chính trị quan trọng này, LĐTĐ xin giới thiệu đôi nét mối quan hệ Việt Nam - Triều Tiên.
viet nam trieu tien nang moi quan he hai nuoc len tam cao moi Tiếp tục vun đắp quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Triều Tiên

Trong bộn bề khó khăn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta (sau khi Việt Nam dành được độc lập 2/9/1945), ngày 30/1/1950 Triều Tiên chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam và là một trong những quốc gia sớm nhất thiết lập quan hệ ngoại giao với nước ta.

Đặc biệt, sau khi kết thúc chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên (1950-1953), CHDCND Triều Tiên bắt tay vào kiến thiết đất nước và đã thu được một số thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế - chính trị, quốc phòng… Kể từ đây, mối quan hệ Việt Nam - Triều Tiên không ngừng được củng cố. Sự kiện ngoại giao quan trọng được đánh dấu trong chuyến thăm CHDCND Triều Tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày 8-12/1957. Một năm sau đó, Thủ tướng Triều Tiên Kim Nhật Thành đã thăm chính thức Việt Nam từ ngày 27/11-3/12/1958. Trong số các địa điểm mà nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành đã tới thăm có Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam và Nhà máy dệt tại Nam Định.

viet nam trieu tien nang moi quan he hai nuoc len tam cao moi
Trường Mầm non Việt- Triều biểu hiện sinh động tình hữu nghị giữa hai nước. Ảnh: Đức Hà

Trong thời gian từ 1964 đến đầu năm 1970 khi cuộc kháng chiến chống lại sự can thiệp của đế quốc Mỹ đối với nhân dân Việt Nam diễn ra ác liệt, Triều Tiên cũng là một trong những nước ủng hộ nhiệt tình trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta. Thời gian này, gần 100 phi công của Triều Tiên đã được cử tới Việt Nam, nhiều trong số họ đã tham gia chiến đấu chủ yếu trên vùng trời ven Hà Nội như Vĩnh Phúc, Hải Dương và Hưng Yên. Đến năm 1968, 14 phi công Triều Tiên đã anh dũng hi sinh khi chiến đấu sát cánh với bộ đội miền Bắc. Các phi công Triều Tiên hi sinh đã được an táng tại tỉnh Bắc Giang và được đưa về Triều Tiên vào năm 2002. Nơi an táng các phi công Triều Tiên sau đó đã được tôn tạo thành một nghĩa trang liệt sĩ để tưởng nhớ họ.

Để ủng hộ sự đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam, năm 1964 lãnh đạo Triều Tiên Kim Nhật Thành trở lại Việt Nam trong chuyến thăm không chính thức. Khi đó, ông Kim Nhật Thành đã tới thăm vịnh Hạ Long. Trong những năm 1960, đầu 1970, Triều Tiên đã giúp đào tạo hàng trăm sinh viên, cán bộ của Việt Nam. Sau chuyến thăm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhiều quan chức cấp cao của Việt Nam cũng có các chuyến thăm Triều Tiên.

Thủ tướng Phạm Văn Đồng (6/1961), Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công (9/1988), Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm (5/1997), Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Di Niên (8/2000), Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh (16-18/10/2007)… Sau khi biến cố năm 1991, Triều Tiên gặp nhiều khó khăn, nhất là về năng lượng và lương thực. Những năm từ 1991 đến nay Việt Nam luôn giúp đỡ chân tình nước bạn cả về vật chất và tinh thần để nước bạn vượt qua khó khăn.

Sau khi lên nắm quyền vào cuối năm 2011, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã đề ra Chiến lược phát triển mới với hai trọng tâm là phát triển kinh tế kết hợp tăng cường tiềm lực hạt nhân. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII Đảng Lao động Triều Tiên (ngày 6-9/5/2016), Triều Tiên nhấn mạnh phải tập trung tổng lực để xây dựng cường quốc kinh tế; đề ra Chiến lược phát triển đất nước 5 năm giai đoạn 2016-2020, phấn đấu đưa Triều Tiên trở thành “cường quốc kinh tế” tự lực, tự cường, lấy khoa học công nghệ làm đòn bẩy.

Trong bài phát biểu đầu năm mới 2018, Chủ tịch Kim Jong-un nhấn mạnh Triều Tiên sẽ phát triển quan hệ hữu nghị với tất cả các nước tôn trọng chủ quyền và đối xử hữu nghị với Triều Tiên; tích cực nỗ lực trong việc xây dựng thế giới mới hòa bình và công bằng. Tại Hội nghị trung ương 3 khóa 7 Đảng Lao động Triều Tiên (20/4/2018), Triều Tiên xác định nhiệm vụ hiện nay là tập trung tổng lực xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa, nâng cao hơn nữa đời sống nhân dân.

Cùng với quan hệ kinh tế tốt đẹp, quan hệ kinh tế cũng không ngừng phát triển, về thương mại, theo thống kê sơ bộ, năm 2017 Việt Nam xuất siêu sang Triều Tiên 7,322 triệu USD (chủ yếu là thực phẩm, bánh kẹo) và không có số liệu nhập khẩu từ Triều Tiên. Do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan, giao dịch thương mại giữa hai nước chủ yếu được thực hiện thông qua trung gian (Trung Quốc), quy mô giao dịch nhỏ, không ổn định.

Về hợp tác liên doanh giữa hai nước, giữa năm 1993, hai nước đã khánh thành giai đoạn 1 Nhà máy ươm tơ tằm (vốn khoảng 3,5 triệu USD) ở Hải Dương, với nguyên liệu do Việt Nam cung cấp và máy móc (nhập từ Nhật) do phía Triều Tiên cung cấp. Năm 1994, phía Việt Nam rút khỏi liên doanh, chỉ còn phía Triều Tiên kinh doanh độc lập. Năm 2001 Triều Tiên đã bán Nhà máy cho phía Việt Nam. Việt Nam không có dự án đầu tư tại Triều Tiên. Ủy ban Giáo dục Triều Tiên và Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đang thúc đẩy ký Thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực giáo dục.

Từ 2013, cứ 2 năm một lần, Bộ Văn hoá của Việt Nam đều cử đoàn nghệ thuật sang Triều Tiên dự Liên hoan nghệ thuật mùa xuân tháng 4 tổ chức tại Bình Nhưỡng. Hai nước đã ký nhiều Hiệp định quan trọng như Hiệp định vận tải biển, Hiệp định thương mại, Hiệp định tương trợ tư pháp, Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, Hiệp định tránh đánh thuế hai lần.

Trong chuyến thăm Việt Nam cuối năm 2018, Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Ri Yong Ho đã khẳng định, lập trường nhất quán của Đảng, Chính phủ Triều Tiên là tiếp tục củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước, tài sản quý báu do Chủ tịch Kim Nhật Thành và Chủ tịch Hồ Chí Minh xây dựng và vun đắp; nhấn mạnh mong muốn tăng cường giao lưu, hợp tác trên các lĩnh vực theo nhu cầu và tiềm năng của hai nước, phù hợp với sự phát triển của tình hình mới.

Về mối quan hệ giữa hai nước, vừa qua trong chuyến thăm Triều Tiên của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã khẳng định “Việt Nam sẽ nỗ lực cùng Triều Tiên thúc đẩy giao lưu, hợp tác trên các lĩnh vực phù hợp với tiềm năng và lợi ích của mỗi nước, quy định của mỗi nước cũng như quốc tế, vì hòa bình, phát triển của khu vực và trên thế giới.

Việt Nam sẵn sàng chia sẻ với Triều Tiên kinh nghiệm xây dựng đất nước, phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế trên cơ sở các đề nghị của Triều Tiên”. Đặc biệt, trong chuyến thăm cấp Nhà nước chính thức CHXHCN Việt Nam của nhà lãnh đạo Triều Tiên vào ngày 1/3 tới đây, các nhà lãnh đạo hai nước sẽ ra những định hướng phát triển trong quan hệ Việt Nam - Triều Tiên thời gian tới.

H.P (Tổng hợp)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thị trường vàng châu Á chờ đợi kết quả bầu cử Mỹ

Thị trường vàng châu Á chờ đợi kết quả bầu cử Mỹ

(LĐTĐ) Giá vàng châu Á giữ ổn định trong phiên giao dịch ngày 6/11 khi các nhà đầu tư thận trọng và không đưa ra quyết định đầu tư lớn trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ diễn ra ngày 5/11 (theo giờ địa phương) và cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) diễn ra vào cuối tuần này.
Tỷ giá USD hôm nay (6/11): Đồng USD thị trường tự do tiếp đà giảm mạnh

Tỷ giá USD hôm nay (6/11): Đồng USD thị trường tự do tiếp đà giảm mạnh

(LĐTĐ) Sáng nay 6/11, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.248 VND/USD, giảm 5 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) hiện ở mức 103,42 điểm, giảm 0,46%.
Giá xăng dầu hôm nay (6/11): Giá dầu thế giới tăng nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay (6/11): Giá dầu thế giới tăng nhẹ

(LĐTĐ) Hôm nay (6/11/2024), giá dầu thế giới ghi nhận mức tăng nhẹ do tác động của cơn bão Rafael ở Vịnh Mexico và sự suy yếu của đồng USD trong ngày bầu cử tổng thống Hoa Kỳ. Cụ thể, giá dầu WTI đạt 72,05 USD/thùng, tăng 0,78%. Giá dầu Brent đạt 75,46 USD/thùng, tăng 0,60%.
Concert “Anh trai vượt ngàn chông gai” chính thức công bố địa điểm và ngày bán vé tại Hà Nội

Concert “Anh trai vượt ngàn chông gai” chính thức công bố địa điểm và ngày bán vé tại Hà Nội

(LĐTĐ) Các khán giả thủ đô nói riêng và khu vực phía Bắc đều đang hân hoan chuẩn bị “săn vé” và lên kế hoạch cho concert Hà Nội.
Giá vàng hôm nay 6/11: Vàng nhẫn bất ngờ giảm mạnh

Giá vàng hôm nay 6/11: Vàng nhẫn bất ngờ giảm mạnh

(LĐTĐ) Giá vàng thế giới duy trì ở mốc cao trong khi giá vàng nhẫn lại biến động ngược chiều, tiếp tục giảm mạnh.
Huy động thành công gần 30.600 tỷ đồng qua kênh đấu thầu trái phiếu Chính phủ

Huy động thành công gần 30.600 tỷ đồng qua kênh đấu thầu trái phiếu Chính phủ

(LĐTĐ) Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cho biết, tháng 10/2024, HNX đã tổ chức 22 đợt đấu thầu trái phiếu Chính phủ do Kho bạc Nhà nước phát hành.
Cập nhật giá vàng hôm nay 6/11: Vàng thế giới và vàng trong nước đều sụt giảm

Cập nhật giá vàng hôm nay 6/11: Vàng thế giới và vàng trong nước đều sụt giảm

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 6/11 đồng loạt sụt giảm ở cả thị trường trong nước và thế giới. Nhà đầu tư đang chờ đợi thông tin từ cuộc bầu cử Mỹ.

Tin khác

Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội

Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội

(LĐTĐ) Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, các đại biểu cơ bản nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật; trong đó, việc tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là hợp lý, phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội là ngành nghề lao động đặc biệt.
Ngày Pháp luật Việt Nam 2024: Đổi mới tư duy trong xây dựng, thi hành pháp luật

Ngày Pháp luật Việt Nam 2024: Đổi mới tư duy trong xây dựng, thi hành pháp luật

(LĐTĐ) Ngày 5/11, Bộ Tư pháp tổ chức toạ đàm “Báo chí và Ngày Pháp luật Việt Nam”, nhằm đẩy mạnh truyền thông Ngày Pháp luật Việt Nam đến các Bộ, ngành, cơ quan, địa phương triển khai thực hiện bằng nhiều hình thức, cách làm cụ thể, thiết thực.
Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

(LĐTĐ) Phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước, kế hoạch đầu tư công, kế hoạch tài chính... sáng 5/11, đại biểu Nguyễn Quang Huân đề nghị tiến hành giám sát các quỹ để có đánh giá cụ thể, đảm bảo quản lý, sử dụng một cách hiệu quả.
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên

Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên

(LĐTĐ) Để giảm chi thường xuyên, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, đơn vị giảm công tác phí, chi tiêu ở các hội nghị, hội thảo, tiếp khách. Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, trong năm nay, Chính phủ cũng đã trình là cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên.
Đại biểu Quốc hội: Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng “tắc” do nguyên vật liệu

Đại biểu Quốc hội: Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng “tắc” do nguyên vật liệu

(LĐTĐ) Qua tìm hiểu thực tế, đại biểu Quốc hội cho rằng, các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng trong cả nước đang bị “tắc” có nguyên nhân là vấn đề nguyên vật liệu.
Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục

Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục

(LĐTĐ) Đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, nếu để các bệnh viện và các trường đại học tự chủ mà phải tự đi vay vốn, tự lo trả lãi và trả vốn thì hậu quả người bệnh và người học phải gánh chịu với chi phí dịch vụ cao...
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất

Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất

(LĐTĐ) Đại biểu Quốc hội đề nghị chấm dứt việc khai thác gỗ tự nhiên và cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường cho dù là nhỏ nhất, như trồng cây mà vẫn còn nguyên bọc, hay cây còn có khả năng cứu lại chặt đi để xin ngân sách trồng mới.
Xem thêm
Phiên bản di động