Tham gia Công ước Công nhận văn bằng giáo dục đại học khu vực Châu Á - Thái Bình Dương:

Việt Nam được lợi gì?

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), có tới 96,7% (trong số 485 chương trình liên kết đào tạo giữa các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam với cơ sở giáo dục đại học nước ngoài) là cấp bằng của nước ngoài.
viet nam duoc loi gi Hội nghị phổ biến các quyền dân sự, chính trị và Luật trưng cầu dân ý
viet nam duoc loi gi Việt Nam gia nhập Công ước về thúc đẩy ATVSLĐ

Cũng theo Bộ GDĐT hàng năm, có gần 4.000 hồ sơ đề nghị công nhận văn bằng giáo dục đại học và nhiều công văn của các cơ quan, tổ chức hỏi về công nhận văn bằng của nước ngoài. Điều này cho thấy, nhu cầu công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục đại học nước ngoài cấp ngày càng được xã hội quan tâm. Song điều đó cũng đặt ra không ít thách thức và khó khăn trong việc công nhận tương đương văn bằng và học thuật giáo dục đại học giữa các quốc gia. Trước thực tế này, Bộ GDĐT đang đẩy nhanh tiến độ tham gia Công ước Công nhận văn bằng giáo dục đại học khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (Công ước Tokyo 2011).

viet nam duoc loi gi
Ảnh minh họa.

Hiện nay, ở khắp các quốc gia trên thế giới, người học có nhiều cơ hội được học tập, chủ động lựa chọn chương trình học, phương thức học phù hợp nhất với mình. Đó cũng chính là nội dung của Mục tiêu phát triển bền vững số 4 (Sustainable Development Goal four – SDG4) cho Giáo dục 2030 được Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua tháng 9/2015. Thống kê của Bộ GDĐT cho biết, có khoảng 130.000 công dân Việt Nam đang học tập ở nước ngoài (số liệu tháng 10/2016). Bên cạnh đó, có 485 chương trình liên kết đào tạo giữa các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam với các cơ sở giáo dục đại học nước ngoài đã và đang thực hiện (trong đó, chiếm tới 96,7% số lượng chương trình liên kết đào tạo là cấp bằng của nước ngoài). Chưa kể với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông, sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp thế hệ 4.0 đã làm gia tăng nhanh chóng các nhà cung cấp dịch vụ giáo dục xuyên biên giới, đặc biệt là hình thức đào tạo trực tuyến (online education).

Vì vậy, số lượng văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người Việt Nam hiện là rất lớn và vẫn tiếp tục tăng mạnh. Song chính sự đa dạng về phương thức học tập, sự khác biệt giữa các hệ thống giáo dục đại học, khung trình độ quốc gia và khung đảm bảo chất lượng giáo dục ở mỗi quốc gia khác nhau đã dẫn đến nhiều thách thức và khó khăn trong việc công nhận tương đương văn bằng và học thuật giáo dục đại học giữa các quốc gia.

Cho đến nay Việt Nam đã ban hành các qui định về công nhận văn bằng do các cơ sở giáo dục đào tạo nước ngoài cấp cho công dân Việt Nam dựa trên một số tiêu chí đảm bảo chất lượng. Bộ GDĐT cũng đã ký kết nghị định thư công nhận tương đương văn bằng với một số nước và đang đàm phán để ký kết văn kiện tương tự với một số quốc gia khác. Điều lệ trường Đại học cũng cho phép các trường ĐH Việt Nam mở rộng hợp tác với các trường ĐH thế giới để công nhận tín chỉ, đồng cấp bằng và công nhận văn bằng lẫn nhau để tạo thuận lợi cho người học trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Đặc biệt, mới đây, nhằm tạo hành lang pháp lý để giáo dục Việt Nam, trong đó có giáo dục đại học hội nhập với khu vực và thế giới, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc gia và Khung trình độ quốc gia Việt Nam (viết tắt là VQF). Mục tiêu của việc ban hành Khung trình độ quốc gia là thiết lập mối quan hệ với khung trình độ quốc gia của các nước khác thông qua các khung tham chiếu trình độ khu vực và quốc tế làm cơ sở thực hiện công nhận lẫn nhau về trình độ, nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực làm việc trong môi trường quốc tế.

Tuy nhiên, công nhận văn bằng giáo dục đại học là vấn đề mang tính toàn cầu, là mối quan tâm của hầu hết các quốc gia trên thế giới.Vì thế sự vào cuộc của một tổ chức quốc tế mang tính toàn cầu để hỗ trợ cho các quốc gia thành viên xử lý tốt vấn đề này rất được hoan nghênh. Trong những năm qua, UNESCO đã đi tiên phong và là đầu mối để hỗ trợ 6 công ước về công nhận văn bằng tại 6 khu vực và tiến tới Công ước công nhận văn bằng giáo dục đại học toàn cầu.

Chính vì thế, Việt Nam tham gia Công ước công nhận văn bằng giáo dục đại học Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (Công ước Tokyo 2011) sẽ giúp cho việc công nhận văn bằng ở Việt Nam ngày càng đi vào nề nếp theo những quy định chung mang tính quốc tế cũng như có những tác động tích cực tới việc dịch chuyển sinh viên và người lao động giữa các quốc gia. Ngoài ra, ông Mai Văn Trinh – Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GDĐT) cho biết, việc tham gia công ước công nhận văn bằng giáo dục đại học khu vực không chỉ nâng cao nhận thức và hiểu biết của xã hội về công nhận văn bằng giáo dục đại học, nhất là đối với các cơ sở giáo dục đại học trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, mà còn tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo, nghiên cứu khoa học ngày càng được đẩy mạnh./.

H.Thành

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp

Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp

(LĐTĐ) Hội nghị Khoa học thường niên - Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024 với chủ đề "Tiếp cận đa chiều trong xu hướng điều trị mới các bệnh cơ xương khớp" vừa diễn ra tại Thái Nguyên.
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy

Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy

(LĐTĐ) Kỳ thi đánh giá tư duy (TSA) của Đại học Bách khoa Hà Nội được tổ chức theo hướng tinh gọn, hiệu quả, ứng dụng những công nghệ khảo thí tiên tiến, tiếp cận với các kỳ thi đánh giá tư duy hiện đại trên thế giới.
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe

Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) khẳng định, Bộ không tổ chức hoặc phối hợp tổ chức Giải đạp xe “Ride To Insprise”.
Phú Quốc quyết liệt xử lý lấn chiếm lòng đường, lấy lại cảnh quan

Phú Quốc quyết liệt xử lý lấn chiếm lòng đường, lấy lại cảnh quan

(LĐTĐ) Nhiều chiến dịch ra quân để tháo dỡ các công trình làm mất mỹ quan đô thị, cùng các công trình cộng đồng đang được Phú Quốc quyết liệt đầu tư, nhằm lấy lại cảnh quan cho đảo Ngọc.
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới

Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới

(LĐTĐ) Các thành viên trong Cộng đồng chuyên gia phát triển chiều cao của Việt Nam vừa đề xuất ngày 11/11 là Ngày Chiều cao thế giới.
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”

Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”

(LĐTĐ) “Hành trình tìm con của các gia đình hiếm muộn là một hành trình dài, với rất nhiều rào cản về kinh tế và tâm lý mà họ phải vượt qua. Thấu hiểu điều đó, từ khi thành lập (2009) đến nay, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội luôn chú trọng tới các chương trình hỗ trợ cộng đồng hiếm muộn, với mong muốn san sẻ một phần chi phí cũng như động viên tinh thần các cặp vợ chồng trên hành trình tìm con”, bác sĩ Phạm Văn Hưởng, Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội chia sẻ.
Hà Nội: Khích lệ tinh thần hiếu học của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

Hà Nội: Khích lệ tinh thần hiếu học của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Chương trình "Gặp mặt trẻ em Thủ đô tiêu biểu vượt khó học tốt” được tổ chức thường niên là hoạt động có ý nghĩa thiết thực của thành phố Hà Nội nhằm động viên những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, khích lệ tinh thần hiếu học của các em, động viên các em nỗ lực vươn lên thành con ngoan, trò giỏi.
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam trưng bày 4 bảo vật quốc gia

Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam trưng bày 4 bảo vật quốc gia

(LĐTĐ) Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam trưng bày 4 bảo vật quốc gia, trong đó có hai máy bay MIG-21 số hiệu 4324; 5121; xe tăng T54B số hiệu 843 và bản đồ quyết tâm chiến đấu trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Xem thêm
Phiên bản di động