Việt Nam đối mặt những thách thức nghiêm trọng về an ninh nguồn nước

Chiều 18/5, tại Hà Nội, Cục quản lý Tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp Ngân hàng Thế giới tổ chức hội thảo lấy ý kiến về Báo cáo Quản trị cho an ninh nước ở Việt Nam và Dự thảo Nghị định quy định việc hạn chế khai thác nước dưới đất. 
viet nam doi mat nhung thach thuc nghiem trong ve an ninh nguon nuoc Việt Nam đối mặt với nguy cơ thiếu nước trên diện rộng

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành cho biết trong phạm vi quốc gia, nguồn nước, hệ thống sông ngòi là nơi gánh chịu những ảnh hưởng rõ nét nhất từ các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội khi nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng, nhưng việc bảo vệ nguồn nước, triển khai các biện pháp sử dụng nước tiết kiệm lại chưa được chú trọng.

viet nam doi mat nhung thach thuc nghiem trong ve an ninh nguon nuoc
Sông Mekong đoạn chảy qua nước Lào. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)

Nguồn sinh kế truyền thống và nguồn nước phục vụ sinh hoạt, tưới tiêu đã bị giảm sút, thậm chí là biến mất ở nhiều nơi, đồng thời, các tranh chấp trong việc chia sẻ, sử dụng nguồn nước trong lưu vực sông một cách công bằng, hợp lý giữa các địa phương, các bên liên quan trở thành một thách thức đối với an ninh nguồn nước.

Tại hai phiên họp Quản trị cho An ninh nước ở Việt Nam; Nghị định quy định việc hạn chế khai thác nước dưới đất, các đại biểu đề cập tới các vấn đề: Quản trị cho an ninh nước ở Việt Nam: hiện trạng và các phương án; giới thiệu Dự thảo Nghị định quy định việc hạn chế khai thác nước dưới đất nhằm góp ý các tiêu chí để khoanh định, công bố các vùng cấm, hạn chế khai thác nước dưới đất và áp dụng các biện pháp để hạn chế khai thác nhằm bảo vệ nước dưới đất; đồng thời đảm bảo đầy đủ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong việc thăm dò, khai thác nước dưới đất.

Đại diện các bộ, ngành liên quan, các Sở Tài nguyên và Môi trường và đại diện các đại sứ quán... cùng tham gia thảo luận, qua đó nhận thức được tầm quan trọng của bảo vệ an ninh nguồn nước trong thời gian tới.

Vì vậy, bên cạnh những nỗ lực trong việc thúc đẩy hợp tác song phương, đa phương về phát triển bền vững nguồn nước, Việt Nam cần tập trung hoàn thiện chính sách, pháp luật, chiến lược, quy hoạch trong khai thác, sử dụng, bảo vệ nguồn nước; tiếp cận nhiều phương pháp, cách quản lý mới để quản lý tốt nguồn nước, nâng cao hiệu quả sử dụng nước.

Việc bảo đảm an ninh nguồn nước đã trở thành chủ đề hợp tác ưu tiên của các tổ chức, diễn đàn quốc tế, khu vực và cũng trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu của mỗi quốc gia.

Tại Việt Nam, trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội đã và đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng về an ninh nguồn nước.

Với khoảng 63% trong tổng trữ lượng 830-840 tỷ m3 nguồn nước bên ngoài lãnh thổ, an ninh nguồn nước của Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào động thái phát triển trên các con sông quốc tế như sông Hồng, sông Mekong.

Mặc dù đã tham gia các cơ chế hợp tác song phương, đa phương về phát triển bền vững nguồn nước, thực tế phát triển và xu hướng gia tăng khai thác nguồn nước của các quốc gia thượng nguồn đang đặt ra nhiều sức ép cho Việt Nam, một quốc gia ở hạ nguồn.

Năm 2008, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Quyết định số 15/2008/QĐ-BTNMT quy định bảo vệ tài nguyên nước dưới đất.

Quy định này ngoài việc quy định các biện pháp bảo vệ nước dưới đất trong các hoạt động khoan, đào, thăm dò khai thác nước dưới đất còn quy định cụ thể các tiêu chí để khoanh định, công bố các vùng cấm, hạn chế khai thác nước dưới đất và áp dụng các biện pháp để hạn chế khai thác nhằm bảo vệ nước dưới đất.

Kể từ khi được ban hành, đến nay mới chỉ có số ít địa phương đã ban hành quy định vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Long An, Bình Dương, Lạng Sơn, Hưng Yên…, còn lại đa phần các địa phương chưa ban hành quy định vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất.

Đến nay, để triển khai thi hành Luật Tài nguyên nước năm 2012, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã được Chính phủ giao dự thảo Nghị định Quy định việc hạn chế khai thác nước dưới đất để Nghị định có thể được triển khai hiệu quả bảo đảm khai thác, sử dụng bền vững nguồn nước dưới đất, đồng thời đảm bảo đầy đủ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong việc thăm dò, khai thác nước dưới đất.

Theo Diệu Thúy/ vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mức phạt vi phạm nồng độ cồn đối với người đi xe đạp

Mức phạt vi phạm nồng độ cồn đối với người đi xe đạp

(LĐTĐ) Căn cứ theo quy định pháp luật, người điều khiển xe đạp mà trong máu hoặc trong hơi thở có nồng độ cồn vẫn sẽ bị phạt vi phạm nồng độ cồn theo quy định.
Biến nơi đổ rác thành công viên

Biến nơi đổ rác thành công viên

(LĐTĐ) Khu vực bờ vở sông Hồng, dưới chân cầu Long Biên trước đây là bãi đất hoang phế với rác thải ngập ngụa, nay đã thay một diện mạo mới, trở thành công viên để trẻ em vui chơi, người già tập thể dục...
Chăm lo đời sống đoàn viên

Chăm lo đời sống đoàn viên

(LĐTĐ) Trong những năm qua, Ban Chấp hành Công đoàn Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Mỹ Đức (Hà Nội) đã có nhiều cách làm hay trong việc quan tâm, chăm lo đời sống đoàn viên, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường cũng như nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
Việt Nam đăng cai tổ chức Nam vương Thế giới 2024

Việt Nam đăng cai tổ chức Nam vương Thế giới 2024

(LĐTĐ) Sau thành công khi đăng cai Miss Grand International, Sen Vàng tiếp tục là đơn vị đăng cai tổ chức Mr World 2024 - Nam vương Thế giới 2024 vào tháng 9/2024.
Ngăn chặn xu hướng trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật

Ngăn chặn xu hướng trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật

(LĐTĐ) Những đứa trẻ trong độ tuổi phát triển nhanh chóng về thể chất nhưng về tâm sinh lý có những bất ổn, thậm chí nổi loạn, thiếu kỹ năng kiểm soát cảm xúc dẫn đến thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật có tính chất côn đồ, manh động… gây nhiều nỗi lo, bức xúc trong mỗi gia đình và toàn xã hội. Ngăn chặn xu hướng trẻ hóa tội phạm trước hết cần sự quan tâm đặc biệt từ gia đình.
LĐLĐ huyện Thường Tín: Chú trọng đổi mới phương thức hoạt động

LĐLĐ huyện Thường Tín: Chú trọng đổi mới phương thức hoạt động

(LĐTĐ) Những năm qua, các cấp Công đoàn huyện Thường Tín (Hà Nội) đã thường xuyên đổi mới tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động, tích cực chăm lo xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế sâu rộng.
Xuân rơi trên đóa xoan mềm

Xuân rơi trên đóa xoan mềm

(LĐTĐ) Một ngõ vắng quanh co trầm thấp. Dải rêu xanh mọc dọc ngang hai bên bờ tường bằng gạch mun đã cũ. Tôi bước thật nhẹ trên con đường rơi đầy hoa xoan tím. Chùm hoa nhỏ, cánh li ti, mỏng manh nghiêng phai giữa lối. Một làn gió qua, muôn cánh hoa bay, rơi rơi giữa không trung một khoảng trời mơ tím. Chợt thấy lòng mềm đi, bình yên như cây cỏ.

Tin khác

Cảnh báo dông, lốc, sét, mưa đá và mưa lớn cục bộ tại nội thành Hà Nội

Cảnh báo dông, lốc, sét, mưa đá và mưa lớn cục bộ tại nội thành Hà Nội

(LĐTĐ) Ngày 19/3, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia phát ra thông tin cảnh báo về dông, tố, lốc, sét, mưa đá và mưa lớn cục bộ trên phạm vi nội thành Hà Nội.
Đêm nay (18/3): Gió mùa tràn về, Bắc bộ trời trở rét

Đêm nay (18/3): Gió mùa tràn về, Bắc bộ trời trở rét

(LĐTĐ) Khoảng đêm 18/3, bộ phận không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc bộ và một số nơi ở phía Tây Bắc bộ.
Dự báo thời tiết ngày 17/3: Hà Nội nhiều mây, có mưa nhỏ và sương mù

Dự báo thời tiết ngày 17/3: Hà Nội nhiều mây, có mưa nhỏ và sương mù

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, thời tiết Hà Nội ngày 17/3, nhiều mây, có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù. Gió đông nam cấp 2 - 3. Đêm và sáng trời lạnh.
Dự báo thời tiết ngày 16/3: Hà Nội tiếp tục có sương mù và mưa phùn

Dự báo thời tiết ngày 16/3: Hà Nội tiếp tục có sương mù và mưa phùn

(LĐTĐ) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, dự báo thời tiết ngày 16/3, khu vực Hà Nội tiếp tục có sương mù và mưa phùn.
Xử lý triệt để vi phạm, tạo chuyển biến tích cực về trật tự văn minh đô thị

Xử lý triệt để vi phạm, tạo chuyển biến tích cực về trật tự văn minh đô thị

(LĐTĐ) Thời gian qua, lực lượng chức năng phường Yên Phụ (quận Tây Hồ) đã triển khai nhiều đợt ra quân kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự đô thị, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường.
Sau nồm ẩm, mưa phùn, Bắc Bộ tiếp tục đón đợt không khí lạnh mới

Sau nồm ẩm, mưa phùn, Bắc Bộ tiếp tục đón đợt không khí lạnh mới

(LĐTĐ) Từ nay đến khi có đợt không khí lạnh mới, Hà Nội và đồng bằng Bắc Bộ vẫn tiếp tục kéo dài tình trạng nồm ẩm, mưa phùn, sương mù về đêm và sáng; trưa chiều có thể tạnh mưa, nhiệt độ chênh lệch khá lớn trong ngày...
Làm thế nào để chống nồm ẩm?

Làm thế nào để chống nồm ẩm?

(LĐTĐ) Thủ đô Hà Nội đang trải qua những ngày thời tiết vô cùng khó chịu khi mưa phùn, nồm ẩm kéo dài. Theo dự báo, thời tiết nồm ẩm còn tiếp tục trong những ngày tới. Vậy làm thế nào để chống nồm ẩm?
Dự báo thời tiết ngày 15/3: Hà Nội tiếp tục có mưa nhỏ và sương mù

Dự báo thời tiết ngày 15/3: Hà Nội tiếp tục có mưa nhỏ và sương mù

(LĐTĐ) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia (Tổng cục Khí tượng thủy văn), dự báo thời tiết ngày 15/3, khu vực Hà Nội nhiều mây, đêm và sáng có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù.
Khu đô thị Thanh Hà sẽ có đơn vị cung cấp nước sạch mới từ ngày 25/3

Khu đô thị Thanh Hà sẽ có đơn vị cung cấp nước sạch mới từ ngày 25/3

(LĐTĐ) Sau thời gian dài phản ánh về vấn đề nước sạch, từ ngày 25/3, hàng chục nghìn cư dân tại Khu đô thị Thanh Hà (huyện Thanh Oai, Hà Nội) sẽ được cấp nước từ Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông.
Sương mù và nồm ẩm ở miền Bắc sẽ kéo dài trong những ngày tới

Sương mù và nồm ẩm ở miền Bắc sẽ kéo dài trong những ngày tới

(LĐTĐ) Từ hôm nay (14/3) đến 21/3, khu vực Đông Bắc Bộ duy trì hình thái thời tiết đêm và sáng có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù rải rác, đêm và sáng trời lạnh, hiện tượng nồm ẩm quay trở lại.
Xem thêm
Phiên bản di động