Việt Nam công bố Báo cáo Toàn cầu của UNESCO năm 2018
Bài Chòi dưới góc nhìn của khán giả nước ngoài | |
UNESCO ghi danh nghệ thuật bài chòi |
Việt Nam đã hoàn thiện đúng hạn Báo cáo quốc gia định kỳ 4 năm (2012 - 2015) về việc thực hiện công ước theo quy định của UNESCO với sự hỗ trợ của Cơ quan Hỗ trợ Phát triển Quốc tế Thụy Điển (SIDA) và Văn phòng UNESCO Hà Nội.
Múa rồng ở hội làng Thượng Lâm. |
Trên cơ sở Báo cáo của các quốc gia thành viên, UNESCO đã hoàn thiện Báo cáo Toàn cầu 2018 “Tái định hình các chính sách Văn hóa”, đánh giá ảnh hưởng của các chính sách và biện pháp nhằm thực hiện công ước này được các quốc gia ban hành gần đây.
Thứ trưởng Bộ VHTTDL Vương Duy Biên nhận định: “Ngay sau khi Việt Nam chính thức phê chuẩn công ước vào năm 2007, Chính phủ Việt Nam đã giao Bộ VHTTDL làm đầu mối Quốc gia tham gia Công ước. Thực hiện chủ trương hội nhập quốc tế, Việt Nam đã, đang là một thành viên tích cực và nghiêm túc thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của Công ước”.
Báo cáo Toàn cầu UNESCO là công cụ giám sát việc thực hiện Công ước về Bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa được UNESCO thông qua vào năm 2005.
Đây là báo cáo lần thứ hai, ghi nhận các kết quả đã đạt được trong việc thúc đẩy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa, chia sẻ các bài học kinh nghiệm và các thực hành tốt của các quốc gia thành viên trong việc thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hóa, cũng như phân tích các khó khăn, thách thức vẫn còn tồn tại kể từ khi báo cáo lần thứ nhất được công bố vào năm 2015.
Ông Michael Croft - Trưởng Đại diện Văn phòng UNESCO tại Hà Nội đánh giá cao những thành công quan trọng của Việt Nam khi thực hiện Công ước, trong đó có việc thông qua “Chiến lược phát triển cách ngành Công nghiệp Văn hóa đến năm 2020 tầm nhìn 2030” vào tháng 9 năm 2016: “Tôi hy vọng rằng, các phân tích trong Báo cáo Toàn cầu sẽ đưa lại cho Việt Nam một cơ hội để đánh giá lại những kết quả đã đạt được và hướng tới một tầm nhìn xa hơn cho các ngành công nghiệp văn hóa vốn rất giàu tiềm năng”.
Đại sứ Thụy Điển tại Hà Nội Pereric Hogberg cho rằng, việc công bố Báo cáo Toàn cầu UNESCO năm 2018 và xem xét thực hiện Công ước về bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa ở tầm toàn cầu là dấu mốc thúc đẩy phát triển văn hóa.
Đồng thời, đây cũng là tài liệu được xem xét để đánh giá và giám sát tình trạng của các quốc gia trong việc thúc đẩy và bảo vệ sự đa dạng biểu đạt văn hóa.
Theo Hoàng Lan/ congluan.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Sự kiện 22/11/2024 21:31
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà
Sự kiện 21/11/2024 14:14
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Sự kiện 20/11/2024 21:08
Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân
Sự kiện 20/11/2024 17:39
Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029
Sự kiện 20/11/2024 17:28
Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp
Sự kiện 20/11/2024 13:17