Việt Nam chú trọng đảm bảo an sinh xã hội, ưu tiên phụ nữ và trẻ em gái
Nâng cao nhận thức cho cộng đồng về bình đẳng giới | |
Vượt qua thách thức, tạo ra bình đẳng giới tại nơi làm việc | |
Có nên trao quyền để người lao động lựa chọn “thời điểm nghỉ hưu”? |
Đây là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung- Chủ tịch Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của Phụ nữ Việt Nam trong bài phát biểu tại Khóa họp lần thứ 63 Ủy ban địa vị Phụ nữ Liên hiệp quốc (CSW 63) diễn ra hôm 13/3 tại New York (Hoa Kỳ) với chủ đề: “Xây dựng liên minh cho hệ thống an sinh xã hội, tiếp cận dịch vụ công và cơ sở hạ tầng bền vững vì mục tiêu bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ và trẻ em”.
Thay mặt Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bày tỏ sự tán thành đối với chủ đề của CSW 63. “Chủ đề này hoàn toàn phù hợp với những ưu tiên vì mục tiêu bình đẳng giới cần phải thúc đẩy trong bối cảnh hiện nay, thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa các Công ước quốc tế về quyền con người, quyền của phụ nữ và trẻ em gái, Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh”.
Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Vì sự tiến bộ của Phụ nữ Việt Nam phát biểu tại phiên chính thức CSW 63 |
Sau 25 năm thực hiện Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh, đã có những bước tiến rất dài trên chặng đường thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ và trẻ em.
“Ủy ban địa vị phụ nữ Liên hiệp quốc đã thực hiện tốt được vai trò là Diễn đàn lớn nhất và có tầm quan trọng hàng đầu trong lĩnh vực bình đẳng giới, là nơi khởi đầu, xuất phát của các ý tưởng, chiến lược, định hướng cho các ưu tiên hành động của tất cả các quốc gia thành viên Liên hiệp quốc”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung phát biểu.
Cũng theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, sự hội nhập và nâng cao quyền năng cho phụ nữ đã có tác động mang tính dây chuyền tích cực và quan trọng đối với từng quốc gia, khu vực và toàn cầu. Các báo cáo đều cho thấy những thành công trong việc giảm đáng kể sự bất bình đẳng về thu nhập và phi thu nhập thông qua sự kết hợp các chính sách tiến bộ về kinh tế và xã hội. “Tăng trưởng bao trùm và phát triển bền vững là xu hướng chung mà các quốc gia thành viên đã và đang hướng tới”
Việt Nam cũng như nhiều quốc gia thành viên trong Liên hiệp quốc khẳng định đảm bảo an sinh xã hội là một trong những mục tiêu hàng đầu trong chiến lược phát triển quốc gia. Hệ thống pháp luật, chính sách về đảm bảo an sinh xã hội cho người dân nói chung, cho phụ nữ và trẻ em gái nói riêng gồm 04 trụ cột: Chính sách thúc đẩy việc làm bền vững và giảm nghèo cho phụ nữ và trẻ em gái; Chính sách bảo hiểm xã hội; Chính sách trợ giúp xã hội và các chính sách bảo đảm mức tối thiểu một số dịch vụ xã hội cơ bản.
Theo Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Việt Nam đã đạt được một số thành tựu trong lĩnh vực này: tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của lao động nữ Việt Nam là 71,2%, cao hơn đáng kể so với tỷ lệ tương ứng của khu vực Đông Á-Thái Bình Dương là 61,1% và thế giới là 49,6%.
“Trong gần 30 năm qua, Việt Nam là quốc gia có thành tựu giảm nghèo nổi bật trong khu vực và trên thế giới. Chính phủ luôn cam kết giành khoảng 2.6% tổng GDP hàng năm cho các chính sách, chương trình về trợ giúp xã hội cho các nhóm đối tượng yếu thế nhất trong xã hội, trong đó có phụ nữ và trẻ em gái…”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết.
Báo cáo năm 2018 của Mastercard cho biết: tỷ lệ nữ chủ doanh nghiệp của Việt Nam đạt 31,3% trên tổng số chủ doanh nghiệp và xếp thứ 6/57 quốc gia được xếp hạng. Việt Nam đang là quốc gia duy nhất của Châu Á có mặt trong 10 nước cao nhất toàn cầu về chỉ số này và tiếp tục duy trì thứ hạng về chỉ số cơ hội và tham gia vào nền kinh tế của phụ nữ...
Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu bình đẳng giới, Việt Nam, các quốc gia ASEAN và nhiều quốc gia thành viên khác hiện đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức, đặc biệt trong bối cảnh già hóa dân số, gia tăng khoảng cách giầu nghèo, biến đổi khí hậu diễn ra phức tạp.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung và các thành viên đoàn đại biểu Việt Nam tham dự CSW 63 |
“Mục tiêu của chúng tôi là tập trung vào việc hoàn thiện khung luật pháp chính sách về an sinh xã hội, ưu tiên vấn đề cải cách bảo hiểm xã hội, học tập suốt đời cho phụ nữ và trẻ em gái, việc làm đối với phụ nữ cao tuổi và phụ nữ di cư”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định.
Từ những thông tin và kinh nghiệm được chia sẻ trong các phiên họp tại CSW 63 vừa qua, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng, trước mắt cần chú trọng đến công tác tổng kết 25 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh, từ đó tìm ra những giải pháp và khuyến nghị phù hợp ở cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu.
Sau đó, cần đầu tư nguồn lực nhiều hơn nữa cho những hoạt động phối hợp trong những lĩnh vực của phát triển bền vững như an sinh xã hội, giáo dục, giảm nghèo, trao quyền kinh tế, bảo vệ môi trường và các hành động ứng phó với vấn đề khí hậu.
“Các quốc gia thành viên hãy cam kết dành một tỷ lệ GDP thích đáng vào ngành dịch vụ chăm sóc, đặc biệt trong các dịch vụ xã hội và chăm sóc trẻ em. Nghiên cứu cho thấy chỉ cần đầu tư 2% GDP vào dịch vụ này, số lượng việc làm sẽ tăng khoảng 2,4 - 6,1%. Từ đó, phần lớn các công việc tạo ra có thể do phụ nữ đảm nhiệm, làm giảm khoảng cách giới trong việc làm, và các chính sách này sẽ thúc đẩy việc làm nói chung và tăng trưởng kinh tế”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung kêu gọi.
Trước đó, bên lề phiên họp CSW 63, Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã có buổi làm việc với Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNPFA), Cơ quan Phụ nữ Liên hợp quốc (UN Women). Bà Natalia Kanem, Giám đốc UNPFA hoan nghênh Việt Nam thực hiện tốt bình đẳng giới, nhất là các chỉ tiêu về y tế, giáo dục... và bày tỏ nhất trí với các đề xuất Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đưa ra trong công tác thực hiện bình đẳng giới như: hỗ trợ thực hiện tốt cuộc điều tra về bạo lực đối với phụ nữ, xây dựng cơ sở dữ liệu về bạo lực trên cơ sở giới; đánh giá độc lập 10 năm thực hiện Luật Bình đẳng giới làm đầu vào quan trọng để sửa luật sau này; hỗ trợ xây dựng cơ sở phòng chống bạo lực trên cơ sở giới tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Ninh; xây dựng đề án phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2021-2025. Cho rằng, nam giới đóng vai trò quan trọng trong gia đình cũng như xã hội thúc đẩy bình đẳng giới, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định, tới đây khi tiến hành sửa Bộ luật Lao động, sẽ có nhiều điểm mới được quan tâm, chú trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển của phụ nữ, đặc biệt đối với phụ nữ khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, phụ nữ là đồng bào dân tộc thiểu số, phụ nữ là người khuyết tật. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tin khác
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Đượm nồng bếp củi mùa đông
Cộng đồng 21/11/2024 11:00
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh
Cộng đồng 21/11/2024 07:43
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Cộng đồng 18/11/2024 19:34
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024
Cộng đồng 16/11/2024 13:19
Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024
Cộng đồng 15/11/2024 17:21
Cô gái khuyết tật và hành trình mang tri thức đến với các em nhỏ
Cộng đồng 15/11/2024 06:39
Hương thu ở phố sương mù
Cộng đồng 14/11/2024 11:31
Các bạn trẻ hào hứng với trải nghiệm “siêu xanh, siêu xinh” đến từ Vinamilk
Cộng đồng 13/11/2024 20:04