Việt Nam chính thức có thị trường chứng khoán phái sinh
Nhà đầu tư nước ngoài ồ ạt tìm đến thị trường chứng khoán Việt Nam | |
Phó Thủ tướng yêu cầu công khai 730 DN cổ phần hóa nhưng chưa niêm yết | |
Thị trường chứng khoán: Mức vốn hóa tăng cao nhất |
TTCK phái sinh là thị trường có các sản phẩm phức tạp, chủ yếu giúp các nhà đầu tư phân tán và phòng ngừa rủi ro, đồng thời giúp đa dạng hóa sản phẩm đầu tư, qua đó làm tăng sự hấp dẫn và cơ hội của TTCK.
Các đại biểu dự lễ khai trương TTCK phái sinh Việt Nam (Ảnh: PV) |
Chính vì thế, đây là một sự kiện quan trọng, một mốc son trong quá trình phát triển của TTCK Việt Nam, đáp ứng được kỳ vọng của Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp, thành viên thị trường và công chúng đầu tư. Bởi chỉ hơn 17 năm sau khi có TTCK cơ sở thì đã ra đời của TTCK phái sinh Việt Nam (Đối với các nước trong khu vực thường mở cửa TTCK phái sinh sau khoảng 30 năm kể từ ngày mở cửa TTCK cơ sở).
Phát biểu tại lễ khai trương, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ khẳng định: “TTCK phái sinh ra đời sẽ có tác động tích cực đến sự minh bạch, tính thị trường của TTCK cơ sở, qua đó sẽ làm tăng tính thanh khoản, tăng quy mô thị trường, hỗ trợ TTCK phát triển ổn định, bền vững và là kênh huy động vốn an toàn, dài hạn phục vụ cho tăng trưởng kinh tế".
Cũng theo Phó Thủ tướng, sự ra đời của TTCK phái sinh là cần thiết, tất yếu nhằm hoàn thiện cấu trúc của thị trường tài chính và nằm trong chiến lược phát triển TTCK Việt Nam trong thời gian tới. Bởi, nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển của nước ta thời gian tới là rất lớn. Vì vậy TTCK phải phát triển mạnh hơn nữa để đảm nhận vai trò cung cấp vốn trung và dài hạn chủ đạo cho nền kinh tế.
Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Tài chính tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan ở Trung ương và địa phương, tranh thủ sự hợp tác của quốc tế để tập trung thực hiện các nhiệm vụ. Cụ thể, các cơ quan quản lý cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách về chứng khoán và TTCK phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện phát triển kinh tế đất nước để tiếp tục phát triển TTCK đồng bộ và thống nhất trong tổng thể thị trường tài chính của đất nước; trong đó tập trung xây dựng Chiến lược phát triển TTCK đến năm 2020 tầm nhìn 2030, trình Chính phủ phương án cụ thể hợp nhất 2 Sở GDCK theo chỉ đạo của Thường trực Chính phủ và sửa đổi Luật Chứng khoán, trong đó cần ưu tiên xây dựng cơ sở pháp lý các sản phẩm phái sinh và TTCK phái sinh để tạo tiền đề cho phát triển sau này.
”Với tiềm năng vốn có của TTCK, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo của Chính phủ, tôi tin tưởng rằng TTCK Việt Nam đang có cơ hội phát triển nhanh, mạnh và vững chắc hơn”, Phó Thủ tướng nói.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Người phụ nữ giàu lòng nhân ái
Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?
Ngày 24/12: Giá dầu thế giới giảm nhẹ
Kiểm soát an ninh hàng không dịp Tết 2025
Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Noel trong tôi
Tin khác
Bảo đảm an toàn giao thông cho chuỗi sự kiện kỷ niệm lớn
Sự kiện 22/12/2024 10:22
Phải xây dựng được mô hình bộ máy tinh gọn, khoa học hiệu quả
Sự kiện 21/12/2024 18:22
Công ty Điện lực Thường Tín tổ chức hội nghị tri ân khách hàng năm 2024
Sự kiện 20/12/2024 12:18
Còn nhiều vi phạm về trật tự xây dựng tại khu vực bãi sông
Sự kiện 19/12/2024 16:30
Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Sự kiện 19/12/2024 15:20
Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng mắc cho dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng
Sự kiện 18/12/2024 13:20
Triển khai công tác Tư pháp năm 2025: Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước
Sự kiện 17/12/2024 13:45
Nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật cho người dân
Sự kiện 17/12/2024 11:50
Thành phố Hồ Chí Minh: Thông qua nhiều quyết sách quan trọng về an sinh xã hội
Sự kiện 17/12/2024 09:41
Quy định rõ việc cấm quảng cáo ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trẻ em
Sự kiện 15/12/2024 22:32