Việt hóa phim Hàn màn ảnh rộng: Diễn nhạt cũng “chào thua”

Nếu trước đây, làn sóng Việt hóa phim truyền hình Hàn Quốc trở nên dồn dập và hiệu quả không cao, thì đến nay, làn sóng này lại dâng cao ở mảng phim nhựa. Sau thành công vang dội về doanh thu lẫn nội dung của “Em là bà nội của anh” vào cuối năm 2015, hàng loạt phim Hàn được Việt hóa đang chờ ra rạp hoặc đang được công chiếu thu hút giới trẻ.
viet hoa phim han man anh rong dien nhat cung chao thua “Già gân” Thành Long và nam diễn viên “Rambo” tái ngộ trong bom tấn
viet hoa phim han man anh rong dien nhat cung chao thua Phim mới của Tom Cruise thống lĩnh doanh thu phòng vé thế giới

Cần nhất là tay nghề diễn viên

Ba bộ phim đang được trông đợi trước khi ra lò hiện nay là “Tháng năm rực rỡ” của Nguyễn Quang Dũng, làm lại từ phim “Sunny” rất ăn khách ở Hàn Quốc năm 2011, “Cô nàng ngổ ngáo” của đạo diễn Văn Công Viễn từ “My Sassy Girl” gây sốt từ 15 năm về trước và “Yêu đi đừng sợ” của đạo diễn Stephane Gauger.

viet hoa phim han man anh rong dien nhat cung chao thua
Ngô Kiến Huy và Nhã Phương trong "Yêu đi đừng sợ". Ảnh: NSX

Sau khi “Sắc đẹp ngàn cân” vừa ra mắt, đã nhận được nhiều lời khen chê. Người thì cho rằng nên giữ y nguyên phiên bản gốc, kẻ thì cho rằng ít nhiều nên sáng tạo cho hợp với phong cách và văn hóa Việt.

Thực ra, mấu chốt của việc làm lại phim Hàn Quốc là kịch bản khá ổn, thậm chí là đảm bảo yếu tố ăn khách, quan trọng vẫn là diễn xuất của các nghệ sĩ. Diễn giả thì bỏ đi, mời thêm dàn nghệ sĩ kịch nói qua cũng dễ bị “chào thua” vì quá…kịch; trai xinh gái đẹp, nam thần, nữ thần mà “đơ” trước ống kính thì đạo diễn cũng kêu trời…

Cho nên, bài toán diễn viên cần hết sức cân nhắc. Trong “Sắc đẹp ngàn cân”, Minh Hằng đảm nhận hai vai nên cũng khá nặng. Ngoài Minh Hằng, Rocker Nguyễn cũng là nam thần trong mắt các cô gái trẻ. Diễn xuất của La Thành được xem là hài hước, đáng nhớ.

Tuy nhiên, với Sắc đẹp ngàn cân, nhà sản xuất Trương Ngọc Ánh và đạo diễn James Ngô chọn lựa lối đi an toàn khi bộ phim giống hệt phiên bản gốc từ tình tiết cho tới lời thoại. Điều này có thể khiến một bộ phận khán giả cảm thấy như đang xem lại 200 Pounds Beauty, chỉ khác về ngôn ngữ và diễn viên. Nếu so sánh hai bộ phim thì e rằng khập khễnh, nhưng với khán giả trẻ chưa có dịp tiếp xúc với nguyên tác cách đây 11 năm của nước bạn, thì sẽ vẫn thấy thích.

Nhưng cũng bởi ê-kíp không mang tới nhiều tình tiết sáng tạo, một số trường đoạn không hợp thời vẫn còn tồn tại trong “Sắc đẹp ngàn cân”. Cũng may là vào thời điểm này, phẫu thuật thẩm mỹ cũng khá được chú ý ở Việt Nam với trào lưu “đập mặt làm lại”, nên cũng gây chú ý cho công chúng trẻ.

Nếu an toàn thì phim sẽ chưa tới, nếu phá cách thì chưa chắc đã là hay. Bài toán Việt hóa phim Hàn vốn cần diễn viên giỏi. Thế cho nên, trong phim mới của mình, đạo diễn Nguyễn Quang Dũng chọn dàn mỹ nhân hai thế hệ hội tụ. “Tháng năm rực rỡ”- bộ phim hợp tác sản xuất lần thứ 4 giữa CJ Entertainment và HKFilm là câu chuyện về tình bạn, về thời tuổi trẻ cuồng nhiệt của một nhóm bạn gái thời trung học.

Phim khởi quay từ ngày 29.7 với hai bối cảnh chính là Đà Lạt và TPHCM. Trong phim, Hồng Ánh tham gia vai chính Hiểu Phương tìm lại ký ức thanh xuân và nhóm nữ quái Ngựa Hoang. Đóng cùng cô là Thanh Hằng, trưởng nhóm Ngựa Hoang. Bộ phim còn đánh dấu sự trở lại của những gương mặt vốn rất quen thuộc với khán giả như Mỹ Duyên, Mỹ Uyên… cùng các diễn viên trẻ đầy triển vọng như Hoàng Yến Chibi, Hoàng Oanh, Jun Vũ, Thanh Tú, Trịnh Thảo, Minh Thảo, Khổng Tú Quỳnh.

Đây là hai câu chuyện song song về những cô nữ sinh trẻ tuổi tràn đầy hoài bão và những người phụ nữ trung niên đã nếm trải qua cay ngọt cuộc đời. Tuy nhiên, phim làm lại quá lâu, câu chuyện thời tuổi trẻ được đặt trong những năm 1970, còn câu chuyện hiện tại diễn ra vào năm 2000, khi Việt Nam chuẩn bị bước sang thế kỷ 21, liệu có đủ sức “hâm nóng” mối quan tâm của khán giả trẻ hay chỉ là thế hệ trung niên?

Cũng nhắm vào yếu tố diễn viên ăn khách, bộ phim “Cô nàng ngổ ngáo” phiên bản Việt cũng mời cho được Hoài Lâm đóng vai chính cùng Ngọc Thanh Tâm – diễn viên trẻ được chú ý sau phim “Đảo của dân ngụ cư”.

Lần này, theo ê kíp làm phim, dù nội dung và kịch bản được phát triển từ một bộ phim ăn khách tại thị trường Hàn Quốc và nhiều nước trong khu vực hơn 15 năm về trước, song "Cô nàng ngổ ngáo" phiên bản Việt sẽ có nhiều điểm mới mẻ, thú vị.

Nói về dự án phim điện ảnh thứ hai, đạo diễn Văn Công Viễn cho biết: “Nếu Cô nàng ngổ ngáo của Hàn Quốc có nội dung mang đậm chất tự sự thì phiên bản Việt lại trẻ trung, vui tươi phù hợp với nhiều bạn trẻ. Điểm thú vị nhất của phim là sự xuất hiện của nhiều nhân vật mới. Đây sẽ là những vai diễn mang hình ảnh, cá tính riêng biệt và càng làm tăng thêm sự hấp dẫn trong câu chuyện của 2 nhân vật chính”.

Dàn diễn viên gồm Ngọc Thanh Tâm, Hoài Lâm và dàn nghệ sĩ khách mời nổi tiếng như: NSƯT Mỹ Uyên, Đàm Vĩnh Hưng, Trường Giang, Dương Triệu Vũ, Trang Trần, Ali Hoàng Dương, Thúy Vy.

Tương tự, “Yêu đi đừng sợ” cũng chọn Nhã Phương và Ngô Kiến Huy làm cặp nhân vật chính, bên cạnh diễn viên đang nổi Kiều Minh Tuấn. Bộ phim hài ma này sẽ ra mắt vào ngày 25.8 tới.

Tránh bẫy “xem cho vui”

Tuy nhiên, trừ bộ phim Việt hóa thành công ngoài mong đợi là “Em là bà nội của anh” đạt 60 tỷ đồng với 800.000 lượt xem, các bộ phim Hàn Quốc làm lại vẫn có số phận bấp bênh. Mới đây, “Sắc đẹp ngàn cân” đạt doanh thu 13 tỷ đồng sau 3 ngày công chiếu, cũng xem là con số đáng mừng.

Nhiều người cho rằng, Việt hóa phim ăn khách nước ngoài đang là xu hướng của điện ảnh Việt nhưng cũng dấy lên nhiều lo ngại. Đạo diễn Phan Gia Nhật Linh cho biết ban đầu anh cũng đứng trước áp lực phải “làm mới” bằng sáng tạo riêng để mang đến sự khác biệt. Song vì kịch bản gốc của Hàn Quốc quá chặt chẽ, những cái mới khi thêm thắt, chuyển đổi không làm phim hay hơn nên anh quyết định thực hiện giống kịch bản gốc.

Phan Gia Nhật Linh cũng thừa nhận anh không làm một “phù thủy” đưa câu chuyện từ Hàn Quốc sang Việt Nam và tạo sự hấp dẫn từ sự... khác biệt quá nhiều.

Tuy nhiên, điều khiến anh thành công chính là mang được vào phim cảm xúc đầy đặn. Thêm vào đó, diễn xuất sinh động và đầy màu sắc của Miu Lê và dàn diễn viên phụ đã khiến phim vượt khỏi ranh giới của một phim làm lại. Phim Việt hóa đã có quá nhiều bài học về sự thất bại vì đạo diễn tham vọng sáng tạo, thêm thắt quá đà làm câu chuyện khiên cưỡng, thiếu sức thuyết phục.

Nếu rộ lên phim điện ảnh Việt hóa từ phim Hàn gần đây, thì từ lâu, phim truyền hình đã đi theo trào lưu này. Nhiều phim nhưng không để lại dấu ấn như “Vòng xoáy tình yêu”, “Dù gió có thổi”, “Cô gái xấu xí”, “Ngôi nhà hạnh phúc”, “Người mẫu”, “Lối sống sai lầm”, “Đam mê nghiệt ngã”...Nguyên nhân khiến phim truyền hình Việt hóa thất bại là do kinh phí thấp, tay nghề diễn viên và đạo diễn chưa ổn.

Sắp tới, đạo diễn Bảo Nhân và Namcito vẫn tiếp tục ra mắt phim Việt hóa “Mối tình đầu của tôi” vì theo như quan niệm của nhiều đạo diễn, thà có kịch bản hay để làm lại, còn hơn là kịch bản trong tay nhạt nhẽo, không có gì đọng lại. Song nếu cứ đà này, yếu tố sáng tạo trong phim Việt cả ở lĩnh vực điện ảnh lẫn truyền hình sẽ thu nhỏ, thay vào đó là mối quan tâm doanh thu, có cái để xem cho biết và cái bẫy “dẫm chân tại chỗ”.

Theo Minh Thi/ laodong.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tủ sách Công đoàn góp phần nâng cao đời sống văn hóa cho công nhân lao động

Tủ sách Công đoàn góp phần nâng cao đời sống văn hóa cho công nhân lao động

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm đã tổ chức lễ ra mắt Tủ sách Công đoàn tại Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Hà Nội.
Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

(LĐTĐ) Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia 1400, Nền tảng thiện nguyện MB và các cơ quan, đơn vị phối hợp thực hiện chương trình kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước, với trách nhiệm, nghĩa tình hãy đồng hành, ủng hộ Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”.
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (TP. Hồ Chí Minh) vừa công bố điểm chất lượng của 120 bệnh viện, trong đó Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh ở vị trí thứ 7. Đây là năm thứ 3 liên tiếp bệnh viện này có mặt trong top 10 của bảng xếp hạng.
Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội đặt ra yêu cầu, 100% Ủy ban nhân dân (UBND) các quận, huyện, thị xã ban hành kế hoạch chỉ đạo và tổ chức các hoạt động vui Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua có nhiều thay đổi nhằm đảm bảo chính sách an sinh xã hội, tăng độ bao phủ toàn dân, trong đó đáng chú ý là quy định điều kiện hưởng lương hưu, điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, và tăng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.
Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.

Tin khác

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Đến với lễ hội Sen Hà Nội đang được tổ chức tại quận Tây Hồ, người dân và du khách không chỉ được hòa mình vào không khí ngát hương sen mà còn được chiêm ngưỡng nhiều tác phẩm độc đáo.
Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

(LĐTĐ) Công việc ướp trà sen được truyền từ nhiều đời nay tại các gia đình ở phường Quảng An (quận Tây Hồ) nhưng hiện chỉ còn một số gia đình còn gìn giữ. Bởi thế, Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 sẽ góp phần quảng bá tinh hoa sen Hà thành cũng như động viên các nghệ nhân trong việc gìn giữ nghề của cha ông.
Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

(LĐTĐ) Ở Hà Nội, nhắc đến hoa sen người ta nghĩ ngay đến sen Bách Diệp của vùng đất Tây Hồ. Để bảo tồn và phát huy văn hóa đặc sắc và giá trị kinh tế của sen, Hà Nội đã mở rộng các vùng trồng sen ở nhiều quận, huyện, thị xã, đến nay có khoảng hơn 600ha trồng sen, tập trung ở nhiều địa phương.
Xác lập 2 kỷ lục tại Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Xác lập 2 kỷ lục tại Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Vào lúc 20h tối nay 12/7, tại Không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ (ngõ 612, Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội) sẽ chính thức khai mạc Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024, với nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị hứa hẹn thu hút số đông người dân và du khách quốc tế.
Hà Nội: Tổ chức kiểm tra việc thực hiện 2 Quy tắc ứng xử của Thành phố năm 2024

Hà Nội: Tổ chức kiểm tra việc thực hiện 2 Quy tắc ứng xử của Thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra việc thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan thuộc thành phố Hà Nội, Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố năm 2024.
Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến diễn ra từ ngày 16-17/11

Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến diễn ra từ ngày 16-17/11

(LĐTĐ) Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 16 đến 17/11 tại khu vực Tượng đài Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh thuộc phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Trưng bày “Thắp ngọn lửa hồng” kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7

Trưng bày “Thắp ngọn lửa hồng” kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2024), sáng 9/7, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức khai mạc Trưng bày chuyên đề “Thắp ngọn lửa hồng”.
Xem thêm
Phiên bản di động