Viêm gan C âm thầm 'giết người' khủng khiếp thế nào?
Có 350.000 trường hợp tử vong do viêm gan C mỗi năm |
PGS-TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc BV Bệnh nhiệt đới trung ương cho biết, tỉ lệ nhiễm viêm gan tại Việt Nam cao. Tỉ lệ nhiễm virus viêm gan B ở người trưởng thành khoảng 15%-20%, viêm gan C là 4%-7%. Ở những người bị xơ gan và ung thư gan thì nguyên nhân hàng đầu là do viêm gan.
Bà Nguyễn Thị Xuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế chia sẻ: Trên thế giới có 180 triệu người nhiễm virus viêm gan C. Trong đó, riêng tại Việt Nam có khoảng 4-5 triệu người nhiễm viêm gan C.
Khả năng nhiễm bệnh này trong cộng đồng qua dịch tiết và máu. Diễn tiến bệnh âm thầm, dẫn đến xơ gan và ung thư gan. |
Một bệnh nhân đang điều trị viêm gan C tại BV Bệnh nhiệt đới TW chia sẻ: "Tôi là người thường xuyên quan tâm đến sức khỏe và hay kiểm tra sức khỏe nhưng tôi lại không biết nhiều thông tin về viêm gan. Tôi khám định kỳ và phát hiện bệnh. Khi nhập viện, tôi chỉ thấy mệt mỏi nhiều, dấu hiệu bệnh khác không rõ rệt. Khi phát hiện, tôi đã bị xơ gan". Hiện nay, sau thời gian điều trị, sức khỏe bệnh nhân trên đã ổn định.
Bệnh viêm gan C là gì?
Viêm gan là một bệnh thường gặp. Có nhiều loại viêm gan như A, B, C, D, E…Trong đó viêm gan C là một bệnh nguy hiểm và có thể dẫn tới xơ gan cũng như ung thư gan…đặc biệt nếu phối hợp thêm viêm gan siêu vi B. So với viêm gan B thì viêm gan C ít gặp hơn ở Việt Nam.
Viêm gan C là bệnh viêm gan do siêu vi viêm gan C gây ra. Khác với viêm gan B khi bị nhiễm siêu vi viêm gan C, bệnh sẽ diễn tiến thành mạn tính và rất hiếm khi gây ra thể viêm gan tối cấp.
Các triệu chứng viêm gan C là sốt, vàng da nhưng bệnh thường biểu hiện triệu chứng rõ ràng hơn viêm gan B. Viêm gan C là một bệnh lây truyền từ người mang HCV sang cho người lành theo 3 con đường: đường máu, đường tình dục và mẹ truyền cho con qua nhau thai khi sinh. Tuy vậy, nguy cơ lây nhiễm theo đường tình dục hiếm hơn bệnh viêm gan B.
Hiện tượng mẹ truyền virus viêm gan C cho con đã có ghi nhận nhưng tỷ lệ cũng thấp. Như vậy, nguy cơ lây nhiễm virut viêm gan C chủ yếu theo đường máu (người nhận máu hoặc chế phẩm máu nhiễm siêu vi C; dùng chung kim tiêm nhiễm siêu vi C; nhân viên y tế tiếp xúc với bệnh phẩm có chứa HCV, một số nguyên nhân khác như châm cứu, bấm lỗ tai, xăm mình mà các dụng cụ hành nghề không tuyệt đối vô khuẩn).
Ngoài ra, có một tỷ lệ khoảng từ 30 - 40% trường hợp bị nhiễm HCV nhưng không rõ nguyên nhân lây nhiễm.
Sau khi HCV vào cơ thể, chúng có thời kỳ ủ bệnh khá dài (khoảng từ 7 - 8 tuần lễ), sau đó là thời kỳ khởi phát. Hầu hết các trường hợp viêm gan C cấp tính ít có triệu chứng đặc biệt, người bệnh thấy mệt mỏi, nhức đầu và có một số triệu chứng giống cảm cúm.
Một số trường hợp có biểu hiện rối loạn tiêu hóa như đau bụng, chán ăn, đau tức vùng hạ sườn phải (vùng gan). Nếu ấn vào kẽ liên sườn 11 - 12 bên phải người bệnh sẽ thấy đau, tức, khó chịu. Lý do là do gan bị viêm, sưng làm cho màng ngoài gan cũng bị căng ra. Kèm theo đau có thể có hiện tượng vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu như nước vối do gan bị viêm làm ảnh hưởng đến đường dẫn mật trong gan làm cho sắc tố mật ứ trệ.
Tuy vậy, triệu chứng đau và vàng da, vàng mắt đôi khi chỉ nhẹ làm cho người bệnh không để ý dễ bỏ qua mặc dù gan vẫn đang trong thời kỳ viêm rất nặng. Thời kỳ bệnh toàn phát này có thể kéo dài khá lâu (khoảng 6 - 8 tuần) rồi bệnh tự khỏi không cần điều trị bất kỳ một loại thuốc gì. Tuy vậy, số người bệnh tự khỏi này chỉ chiếm khoảng 15 - 30% các trường hợp (khác với viêm gan B là 90%). Số còn lại hoặc sẽ trở thành viêm gan C mạn tính hoặc trở thành người lành mang virut viêm gan C (nghĩa là sau khoảng 6 tháng cơ thể không đào thải HCV ra khỏi cơ thể).
Ðặc điểm nổi bật của bệnh viêm gan C mạn tính là sự tiến triển rất thầm lặng qua 10 - 30 năm, vì thế người bệnh thường không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Điều đáng lo ngại nhất là khi bị viêm gan C mạn tính, về sau có thể bị biến chứng xơ gan (khoảng 10 - 20%) hoặc nguy hiểm hơn là ung thư gan (khoảng 5%). Cũng như viêm gan B thì viêm gan C cũng có những xét nghiệm chẩn đoán.Nhóm xét nghiệm những chức năng gan mà bạn thường được làm là: AST ( SGOT) và ALT ( SGPT)...
Để phát hiện bệnh, bạn sẽ được làm Anti HCV, khi xét nghiệm này âm tính bạn không bị bệnh, nhưng khi xét nghiệm dương tính chỉ nói lên rằng bạn đã, hoặc đang nhiễm siêu vi viêm gan C. Để chẩn đoán chính xác rằng bạn có đang mắc viêm gan siêu vi C hay không bạn sẽ được làm xét nghiệm HCV ARN. Các bác sĩ sẽ lý giải cho bạn rõ hơn về xét nghiệm này.
Những xét nghiệm hình ảnh kiểm tra mức độ tổn thương gan của viêm gan siêu vi C như: siêu âm, CTscan, MRI, sinh thiết gan tùy từng trường hợp và diễn tiến mà bạn sẽ được các bác sĩ chỉ định.
Các biện pháp điều trị gồm nằm nghỉ, nghỉ ngơi hợp lý không cần phải nghỉ ngơi tuyệt đối. Dinh dưỡng hợp lý cung cấp năng lượng và sức đề kháng cho cơ thể sẽ giúp cho bệnh nhanh hồi phục hơn, tránh các yếu tố gây ảnh hưởng xấu đến gan như rượu bia,…
Khi bệnh diễn tiến thành mạn tính thì ngoài các biện pháp điều trị hỗ trợ, điều trị đặc hiệu sẽ được đặt ra, thời gian điều trị cũng tùy thuộc vào các xét nghiệm chuyên sâu và theo dõi trong điều trị mà các bác sĩ sẽ có định hướng điều trị cho bạn.
Để phòng nhiễm virut viêm gan C do tiếp xúc với máu, phải tuyệt đối vô khuẩn các dụng cụ y tế có liên quan đến người bệnh trong công việc hằng ngày. Việc kiểm tra thật nghiêm ngặt trước khi nhận máu của người hiến máu là hết sức cần thiết.
Trong quan hệ tình dục, khi đã biết hoặc nghi ngờ đối tượng tiếp xúc có mang virus viêm gan C thì nhất thiết phải dùng bao cao su đảm bảo. PGS Kính nói: Hãy thường xuyên kiểm tra sức khỏe và để phát hiện sớm tình trạng nhiễm virus viêm gan C. Người bệnh cần được thăm khám, xét nghiệm để điều trị sớm nhằm ngăn ngừa và giảm tử vong do xơ gan, ung thư gan.
Những người có nguy cơ cao bị viêm gan do virus là người có tiền sử tiêm chích ma túy, quan hệ tình dục không an toàn, chạy thận nhân tạo chu kỳ, nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc người bệnh...
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới có thể chữa khỏi bệnh viêm gan virus C nếu bệnh nhân được theo dõi và điều trị kịp thời theo phác đồ. Để tránh mắc bệnh, cần tiêm phòng vắc xin và tránh những nguy cơ lây nhiễm bệnh./.
Năm 2010, Hội nghị Sức khỏe Thế giới lần thứ 63 đã quyết định chính thức lấy ngày 28/7 hàng năm là “Ngày viêm gan thế giới”. Từ khi được công bố đến nay, hàng năm với sự tham gia của Tổ chức Y tế thế giới, “Ngày viêm gan thế giới” đã ghi nhận sự tham gia của hàng trăm quốc gia thông qua nhiều hoạt động như chương trình sàng lọc miễn phí, tổ chức mít tinh, cổ động,… Mỗi năm “Ngày viêm gan thế giới” được kêu gọi với một chủ đề khác nhau. Chủ đề của năm 2015 là “Phòng ngừa bệnh viêm gan: tất cả tùy thuộc vào bạn!”. Ngày 28/7/2015, Hội Truyền nhiễm Việt Nam, phối hợp với Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương tổ chức Lễ phát động Tháng hành động hưởng ứng Ngày viêm gan thế giới năm 2015. Trong tháng hành động, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương sẽ tổ chức khám, tư vấn, xét nghiệm sàng lọc HCV miễn phí cho 1000 người tại Khoa Khám bệnh của bệnh viện. |
Theo VTC news
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38
Duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số
Xã hội 13/12/2024 11:46